Hà Nội: Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" thay đổi bộ mặt nhiều làng, xã ngoại thành

Thứ bảy, 13/02/2021 08:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) mang đến sức sống mới, giúp đời sống của nhiều hộ nông dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội được cải thiện rõ rệt.

Xuân Tân Sửu, bộ mặt nông thôn nhiều làng quê của Hà Nội cũng sang trang mới nhờ thực hiện rất hiệu quả Chương trình OCOP để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Ông Nguyễn Viết Đạt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cho hay, trên địa bàn huyện có nhiều sản phẩm nông nghiệp, làng nghề có lợi thế, như: Nem, đậu, rượu nếp, rau an toàn, nấm..., nhờ sự hỗ trợ tích cực, đến hết năm 2020, huyện có 56 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP (35 sản phẩm 3 sao, 21 sản phẩm 4 sao).

Cũng theo ông Đạt, các sản phẩm đánh giá, phân hạng đều là thế mạnh của Đan Phượng đáp ứng đủ tiêu chí sản phẩm OCOP. Đơn cử như, sản phẩm “Bưởi tôm vàng Đan Phượng” của xã Thượng Mỗ có truyền thống trồng từ lâu. Hiện, xã này có 121ha trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP và đã xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể “Bưởi tôm vàng Đan Phượng”.

Các sản phẩm Ocop đặc trưng của vùng ngoại thành Hà Nội. Ảnh TL

Các sản phẩm Ocop đặc trưng của vùng ngoại thành Hà Nội. Ảnh TL

Tết Nguyên đán năm nay, ở khắp các địa bàn dân cư nông thôn của huyện Đông Anh, cuộc sống có sự đổi thay vượt bậc so với những năm trước đây. Niềm vui như được nhân lên trong từng gia đình khi họ chứng kiến quê hương đã được công nhận là huyện nông thôn mới và đang trên đà phấn đấu lên quận. Đặc biệt, Đông Anh là địa phương đầu tiên của Hà Nội triển khai đánh giá, phân loại sản phẩm OCOP và thu được nhiều kết quả để giàu hơn, đẹp hơn.

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Nguyễn Xuân Linh cho hay, 2 năm qua, huyện có 133 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, thì có tới 106 sản phẩm được công nhận (72 sản phẩm 3 sao, 33 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm đạt 5 sao). Đây là những sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế, đã có hoặc đang được xây dựng và phát triển thương hiệu. 

Ở khu vực Thị xã Sơn Tây có 34 sản phẩm OCOP (29 sản phẩm 3 sao, 5 sản phẩm 4 sao). Những đặc sản xứ Đoài như Mật ong, Kẹo lạc, Kẹo vừng, Trà Hoa cúc.... đều đã được người dân trên cả nước biết đến với chuỗi cung ứng trên nhiều địa phương. Hơn nữa việc đưa các sản phẩm này lên sàn giao dịch điện tử đã quảng bá hình ảnh cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Chia sẻ về điều này, chị Hương - Đại diện một cơ sở kinh doanh sản phẩm Ocop ở Thị xã Sơn Tây cho biết: "Nắm bắt được thị trường, chúng tôi đã đưa vào hoạt động trang web mà trên đó sẽ đưa đầy đủ các thông tin về sản phẩm. Khách hàng có thể đặt hàng và thanh toán bằng các ứng dụng thông minh. Sau đó hàng hóa sẽ được chuyển đến tận tay người tiêu dùng thông qua các shipper nếu ở gần còn qua đường bưu điện nếu là khách ở các tỉnh. Doanh thu dịp Tết Tân Sửu của chúng tôi cũng khá cao và đủ trang trải cho nhân viên một cái Tết ấm no."

Một sản phẩm Ocop tại thị xã Sơn Tây được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: Dương Lâm

Một sản phẩm Ocop tại thị xã Sơn Tây được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: Dương Lâm

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ khẳng định Chương trình OCOP đã giúp các địa phương khai thác thế mạnh đặc sản nông nghiệp, làng nghề... nhằm mang lại giá trị thu nhập cao hơn cho nông dân.

Từ những kết quả đạt được, Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai chương trình này thông qua thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện. Hà Nội phấn đấu, giai đoạn 2021-2025, phát triển, nâng cấp, hỗ trợ, hoàn thiện và tổ chức đánh giá xếp hạng mỗi năm ít nhất 400 sản phẩm mới, ưu tiên các sản phẩm từ ý tưởng, sản phẩm đặc trưng vùng miền, làng nghề có thương hiệu, sản phẩm có sự tham gia đông đảo của cộng đồng. Từ đó, nâng cao giá trị kinh tế cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. 

Dương Lâm

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp