Hà Nội còn hiện tượng nhân dân tự ý đứng ra tu bổ, tự ý phá di tích cổ

Thứ sáu, 08/04/2022 10:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo đánh giá thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích trên địa bàn. Trong đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xác định có 1.284 di tích xuống cấp cần tu bổ, tôn tạo với số kinh phí là 30.369 tỷ đồng, giai đoạn 2022 - 2025.

Công tác tu bổ ở một số di tích chưa được quan tâm quản lý

Theo báo cáo, Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành tổng kiểm kê, đánh giá, phân loại và bảo vệ di sản văn hóa. Hiện Hà Nội có 21 cụm di tích Quốc gia đặc biệt, 1.160 di tích cấp quốc gia, 1.452 di tích cấp thành phố và 3.221 di tích chưa được xếp hạng.

Trong đó, nhiều nhất là huyện Thường Tín với 440 di tích, Ứng Hòa 433 di tích, Ba Vì 394 di tích, Chương Mỹ 374 di tích. Ít nhất là quận Thanh Xuân với 29 di tích, Ba Đình 47 di tích, Cầu Giấy 49 di tích. Thành phố đã chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và nhân dân địa phương, tăng tính chủ động trong việc xây dựng, bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

ha noi con hien tuong nhan dan tu y dung ra tu bo tu y pha di tich co hinh 1

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013-2020, số lượng di tích xuống cấp nhiều nhưng thiếu nguồn lực, kinh phí bảo quản, tu bổ, mới có 1.125/1.617 di tích xuống cấp được tu bổ, tôn tạo, đạt tỷ lệ 70%. Nguồn kinh phí đầu tư cho các di tích còn hạn chế, trong khi đó nguồn xã hội hóa huy động được 725 tỷ đồng.

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội xác định có 1.284 di tích xuống cấp cần tu bổ, tôn tạo với số kinh phí là 30.369 tỷ đồng. Trong đó, 55 dự án cấp thành phố cần kinh phí tu bổ là 6.280 tỷ đông. Có 1.229 dự án cấp huyện là cần kinh phí là 24.089 tỷ đồng. UBND các quận, huyện, thị xã đề nghị ngân sách thành phố hỗ trợ là 14.743 tỷ đồng.

Thực tế nhiều huyện khó khăn không đảm bảo nguồn lực để tu bổ, tôn tạo di tích trong khi số lượng di tích quản lý của huyện chiếm tỷ trọng lớn. Các di tích ở ngoài trời, trải qua thời gian, cùng với nhiều biến động lịch sử, thiên tai nên nhiều di tích đã xuống cấp, cần đầu tư, tôn tạo khẩn cấp.

Đánh giá thực trạng báo nêu rõ, công tác tu bổ ở một số di tích chưa được quan tâm quản lý đúng mức còn hiện tượng nhân dân tự ý đứng ra tu bổ, tự ý phá di tích cổ để làm mới, nhất là tại các di tích chưa xếp hạng. Công tác quản lý mặt bằng và không gian di tích còn nhiều hạn chế, phần lớn di tích sau khi xếp hạng chưa được cắm mốc giới bảo vệ.

Nhiều di tích chưa có nội quy bảo vệ, nội dung giới thiệu di tích; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất các di tích còn chậm. Việc hoàn thiện các thủ tục hồ sơ xếp hạng di tích cấp Trung ương và Thành phố ở một số địa phương còn chậm…

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trên nền tảng công nghệ số

Để phát huy những giá trị lịch sử quý giá từ các di tích, thành phố Hà Nội xác định thứ tự ưu tiên đầu tư. Trong đó sẽ ưu tiên di tích đã được xếp hạng đang xuống cấp nghiêm trọng có nguy cơ sụp đổ, cần bảo vệ khẩn cấp.

Tiếp đến là di tích đã được xếp hạng có giá trị cao đang xuống cấp các hạng mục gốc, hư hỏng các cấu kiện, kiến trúc. Sau đó đến di tích cần phát huy điểm đến gắn với phát triển du lịch, nhằm phát huy giá trị di tích và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Với thứ tự ưu tiên đó, thành phố dự kiến trong thời gian tới sẽ tu bổ, tôn tạo được cụm di tích Hoàng Thành Thăng Long, Cổ Loa, các di tích quốc gia đặc biệt khác. Tu bổ các di tích cách mạng kháng chiến gồm 49 công trình do cấp thành phố quản lý và 371 di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp thành phố do các huyện, thị xã quản lý được đầu tư tu bồ, tôn tạo phát huy giá trị di tích lịch sử, phát huy điểm đến.

Trước mắt, UBND thành phố yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với các đơn vị tham mưu tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác quy hoạch tổng thể bảo quản phục hồi, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật. Làm cơ sở tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc của di tích; định hướng tổ chức không gian các hạng mục công trình phụ trợ, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật và tạo lập môi trường cảnh quan thích hợp trong khu vực di tích.

Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì cùng Sở Du lịch, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất. Phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Tập trung xây dựng hệ thống tiêu chí chuyển đổi số cho các thông tin dữ liệu ứng dụng trên phần mềm lưu trữ, bản đồ số và liên kết, khai thác dữ liệu đa chiều về di sản văn hóa của Thành phố. Đảm bảo thống nhất, kết nối với Hệ thống dữ liệu số quốc gia về di sản văn hóa, đáp ứng hiệu quả dịch vụ cho xã hội, cộng đồng được đẩy mạnh ở mọi lúc, mọi nơi.

Kiều Phong

Bình Luận

Tin khác

Dự báo thời tiết 20/5/2024: Bắc Bộ mưa dông về chiều tối

Dự báo thời tiết 20/5/2024: Bắc Bộ mưa dông về chiều tối

(CLO) Theo Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia: Dự báo thời tiết 20/5/2024, Đông Bắc Bộ chiều tối có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-60mm, có nơi trên 120mm.

Đời sống
Thái Bình: Xử phạt hành chính 14 người tụ tập chụp ảnh trên đường giao thông

Thái Bình: Xử phạt hành chính 14 người tụ tập chụp ảnh trên đường giao thông

(CLO) Chiều ngày 18/5, UBND thị trấn Kiến Xương (Thái Bình) đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 người về hành vi tập trung đông người trái phép trên đường bộ, để chụp ảnh gây cản trở giao thông.

Đời sống
Thái Bình: Bảo đảm an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước mùa lũ năm 2024

Thái Bình: Bảo đảm an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước mùa lũ năm 2024

(CLO) UBND tỉnh Thái Bình vừa có công văn gửi các sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thành phố về việc bảo đảm an toàn công trình và hạ du hồ chứa nước thuộc liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trong mùa lũ năm 2024.

Đời sống
Thái Bình: Huy động gần 5 tỷ đồng để thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024

Thái Bình: Huy động gần 5 tỷ đồng để thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024

(CLO) Tại lễ ra quân, Ban tổ chức đã huy động được gần 5 tỷ đồng từ các nguồn lực để thực hiện chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024 tại Thái Bình.

Đời sống
Hà Nam: Khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

Hà Nam: Khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024

(CLO) Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024 của Hà Nam gồm chương trình Tiếp sức mùa thi và các Chiến dịch tình nguyện: Mùa hè xanh, Hoa phượng đỏ, Kỳ nghỉ hồng, Hành quân xanh.

Đời sống