Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
Theo dõi báo trên:
Giai đoạn dịch bùng phát mạnh và phức tạp nhất là khi ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) được phát hiện từ ngày 23/8, sau khi 2 mẹ con sống tại ngõ 330 Nguyễn Trãi đi xét nghiệm có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Những ngày tiếp theo, tình hình dịch tại đây liên tục leo thang. Ngày 24/8, ổ dịch này phát hiện thêm 18 F0, ngày 25/8, ghi nhận đỉnh điểm 53 F0. Đây cũng là ngày Hà Nội có số F0 trong cộng đồng cao nhất từ khi dịch bùng phát với 73 ca trong tổng số 93 F0 được ghi nhận.
Số F0 liên quan đến Thanh Xuân Trung nhanh chóng chạm mốc 400 ca chỉ sau hơn 10 ngày bùng phát, biến nơi đây trở thành ổ dịch nóng nhất Hà Nội.
Lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa toàn bộ ngõ 328 và từ số nhà 2B đến hết ngõ 330 đường Nguyễn Trãi. Khoảng 700 hộ dân với hơn 2.000 người được yêu cầu không ra khỏi khu vực.
Để giãn dân nhằm ngăn lây lan dịch COVID-19, quận Thanh Xuân đã phải lên phương án di chuyển gần 1.200 người ra khỏi ổ dịch.
Bên cạnh ổ dịch Thanh Xuân Trung, giai đoạn cao điểm, Thủ đô cũng ghi nhận một số ổ dịch khác với quy mô nhỏ hơn như: Ổ dịch tại ngõ 24 Kim Đồng (Hoàng Mai), Ổ dịch chợ Ngọc Hà (Ba Đình), Ổ dịch tại xã Tân Lập (Đan Phượng), Ổ dịch Văn Miếu và Văn Chương (Đống Đa).
Tính từ ngày 29/4 đến 19/9, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3.922 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.597 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.325 ca.
Ngày 23/7, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Chỉ thị số 17, chính thức đưa Hà Nội vào “trận chiến mới” với COVID-19, theo đó từ 06h00 ngày 24/7, thành phố Hà Nội chính thức thực hiện giãn cách xã hội lần thứ nhất trong 15 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Từ đó đến nay, Hà Nội đã nhiều lần ban hành các công điện “gia hạn” thời gian thực hiện giãn cách xã hội và đưa ra các yêu cầu phòng chống dịch cho từng đợt giãn cách. Lần lượt là các Công điện số 18 (6/8), Công điện số 19 (21/8) và mới nhất là Công điện số 20 (6/9) về việc tăng tốc kiểm soát tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Trong từng đợt giãn cách, Hà Nội có những điều chỉnh khác nhau tùy thuộc vào diễn biến dịch và chỉ đạo chung từ TƯ. Bên cạnh những chỉ đạo kịp thời, cũng có không ít những chỉ đạo điều hành gây nên làn sóng phản ứng từ dư luận, và bị đánh giá là thiếu hiệu quả.
Có thể kể đến văn bản số 2562 ngày 7/8 về siết chặt cấp và sử dụng giấy đi đường, Hà Nội yêu cầu ngoài mẫu giấy đi đường đã được ban hành theo mẫu chung của thành phố, phải xuất trình kèm theo lịch trực, lịch làm việc,… điều này khiến người dân, doanh nghiệp “lo toát mồ hôi” trong quá trình xin cấp giấy tờ và kéo theo đó là câu chuyện ùn ứ tại các chốt kiểm soát.
Sau khi dư luận, báo chí phản ánh, trên cơ sở tiếp thu ý kiến phản hồi từ người dân, cộng đồng doanh nghiệp, Hà Nội đã điều chỉnh việc cấp và sử dụng giấy đi đường một cách linh động hơn, cắt giảm bớt những giấy tờ rườm rà trong quá trình kiểm tra giấy đi đường.
Vẫn câu chuyện giấy đi đường, ngày 5/9, Công an Hà Nội thông báo về việc xét duyệt, cấp Giấy đi đường, thẻ đi mua hàng thiết yếu tại Vùng 1 theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19, thêm lần nữa khiến dư luận dậy sóng khi việc điều chỉnh cấp giấy đi đường ban hành trong dịp nghỉ lễ 2/9 khiến người dân và doanh nghiệp “trở tay không kịp”.
Ngay sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban Cán sự đảng UBND TP. chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, cầu thị các ý kiến để điều chỉnh phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch và an toàn của người dân.
Hà Nội đã lắng nghe và tiếp tục sử dụng giấy đi đường đã cấp và cấp giấy mới kết hợp nhập vào dữ liệu dân cư, điều chỉnh đến khi có hiệu quả thực tiễn thì mới nhập hai loại giấy thành một.
Có thể thấy, Bí thư Hà Nội đã lên tiếng đúng lúc, chính quyền Hà Nội đã lắng nghe ý kiến của người dân từ đó đưa ra những chỉ đạo, điều chỉnh phù hợp, kịp thời tạo nên sự thống nhất cao giữa nhân dân và chính quyền trong cuộc chiến chống lại dịch COVID-19.
Một góc độ khác cũng thể hiện sự cầu thị và lắng nghe của chính quyền Hà Nội trước nhân dân, dư luận là câu chuyện về xét nghiệm diện rộng thần tốc 100% người dân trên toàn bộ địa bàn thành phố để bóc tách các trường hợp F0 ra khỏi cộng đồng.
Tại Công điện số 20, Hà Nội đặt mục tiêu từ ngày 6/9 đến 12/9, xét nghiệm toàn bộ 100% người dân. Với mục tiêu này, Hà Nội khiến nhiều chuyên gia hoài nghi về năng lực thực hiện, tính hiệu quả, cùng với đó là sự tốn kém và không đúng khoa học.
Ngay sau đó, Hà Nội đã có sự tiếp thu nhất định trong Kế hoạch số 206 (8/9), với xét nghiệm diện rộng, Hà Nội khoanh vùng tập trung vào các khu vực, đối tượng có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, xét nghiệm tầm soát 100% với các trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp... chứ không phải toàn bộ cư dân thành phố như xác định ban đầu.
Một số địa bàn trên thành phố yêu cầu cả trẻ 1 tuổi đi lấy mẫu gây bức xúc cho người dân. Ngay lập tức, Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị các địa phương rà soát lại các đối tượng cần xét nghiệm, bảo đảm không bỏ sót F0 trong cộng đồng nhưng cũng không tạo ra bức xúc trong dư luận. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, không bắt buộc phải xét nghiệm.
Có thể nhận thấy, thời gian qua, trong công tác phòng chống dịch, bằng sự lắng nghe, Hà Nội đã có những điều chỉnh nhanh chóng và phù hợp khiến dư luận xã hội hết sức hoan nghênh.
Sau hơn 1 tuần “thần tốc” tiêm vắc-xin, từ vị trí đứng trong top 10 địa phương có tỷ lệ tiêm vắc-xin chậm nhất cả nước, Hà Nội với sự hỗ trợ từ 12 địa phương khác trong chiến dịch tiêm vắc-xin và xét nghiệm diện rộng đã đạt được con số ấn tượng.
Ngày 8/9, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Kế hoạch số 206 triển khai thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố, tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn đến ngày 15/9.
Mục tiêu này từng có nhiều người hoài nghi về tính khả thi. Thế nhưng, từ ngày 9/9, tốc độ tiêm của Hà Nội đã tăng rất nhanh. Với 1.600 dây chuyền tiêm, ngoài lực lượng y tế Thủ đô, đã có hơn 3.000 nhân lực y tế của các tỉnh, thành phố bạn hỗ trợ Hà Nội thực hiện công tác xét nghiệm, tiêm chủng.
Trong hơn một tuần, trung bình mỗi ngày, thành phố triển khai tiêm được từ 300.000-400.000 mũi/ngày, gấp khoảng 5 lần so với ngày tiêm cao điểm nhất trong 8/2021. Thậm chí, trong ngày 12/9, Hà Nội đã đạt mức kỷ lục, với 573.829 mũi tiêm vắc-xin phòng COVID-19.
Theo dữ liệu được cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 vào ngày 17/9, Hà Nội đã tiêm được hơn 6,25 triệu liều vắc-xin COVID-19, với dân số từ 18 tuổi trở lên là khoảng 5,75 triệu người, đến ngày 17/9 đã có gần 97% người dân Hà Nội đã được tiêm vắc-xin COVID-19 ít nhất 1 mũi.
Cùng với tiêm vắc-xin, Hà Nội cũng hoàn thành mục tiêu xét nghiệm diện rộng cho những người ở các vùng có nguy cơ rất cao, vùng nguy cơ cao và những nhóm đối tượng nguy cơ cao với khoảng 4,3 triệu mẫu được lấy.
Việc hoàn thành tiêm mũi 1 cùng tỷ lệ dương tính rất thấp sau khi xét nghiệm diện rộng toàn thành phố, được các chuyên gia dịch tễ đánh giá là chỉ số quan trọng cho kế hoạch nới lỏng một số hoạt động của thành phố, tiến tới nới lỏng giãn cách tại nhiều khu vực.
GS.TS Nguyễn Anh Trí - Anh hùng Lao động, Đại biểu Quốc hội khóa XV, cho rằng việc tổ chức tiêm phòng vắc-xin, xét nghiệm diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, bài bản. “Tôi đánh giá cao sự đồng lòng, vào cuộc của nhân dân để thực hiện được một chiến dịch tiêm chủng vắc-xin lớn, nhiều, nhanh chưa từng có như vậy ngay tại Thủ đô Hà Nội”, GS.TS Nguyễn Anh Trí nói.
Để thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch và phát triển kinh tế, không để đứt gẫy vùng sản xuất, Hà Nội đã áp dụng giãn cách xã hội theo ba vùng “đỏ,” “vàng,” “xanh” từ ngày 6-21/9.
Việc chia vùng của Hà Nội, theo một số chuyên gia đánh giá là linh hoạt dựa trên lợi thế địa lý để tăng cường phòng chống dịch; đảm bảo sản xuất, sinh hoạt, được kỳ vọng sẽ giúp Thủ đô khóa nhanh, xóa gọn “vùng đỏ”, mở rộng và bảo vệ vững chắc “vùng xanh,” hướng tới trạng thái “bình thường mới”.
Những ngày trở lại đây, dịch COVID-19 ở Hà Nội có dấu hiệu “hạ nhiệt”, khi số F0 ghi nhận mới hàng ngày giảm rõ rệt, có nhiều ngày Thủ đô không có F0 trong cộng đồng. Cùng với kết quả nổi bật là đã tiêm phòng 100% cho người dân có đủ điều kiện.
Từ 12h00 ngày 16/9, Hà Nội cho phép 19 quận huyện không ghi nhận F0 trong cộng đồng từ 6/9, được mở lại một số hoạt động.
Và từ 06h00 ngày 21/9/2021, sau hai tháng cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, Hà Nội chuyển xuống áp dụng Chỉ thị 15, cho phép một số hoạt động dịch vụ được mở lại, cơ quan, công sở làm việc với 50% quân số, không áp dụng quy định phân vùng, không kiểm tra giấy đi đường...
Tuy nhiên, nguyên tắc phòng chống dịch vẫn được đặt lên hàng đầu, Hà Nội vẫn tiếp tục duy trì 22 chốt tại các cửa ngõ ra, vào thành phố và 33 chốt tại quận, huyện, thị xã giáp ranh các tỉnh lân cận, không cho phép tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở...
Đánh giá về lộ trình “nới lỏng” của Hà Nội trong thời gian tới, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng - Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội, cho biết tại các “vùng xanh”, các cấp chính quyền cần nhanh chóng xây dựng phương án và thực hiện lộ trình “mở cửa” dần trở lại các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Theo vị chuyên gia này, mục tiêu cuối cùng của việc chống dịch là từng bước thiết lập lại cuộc sống bình thường mới, không thể giãn cách mãi. Việc mở cửa trở lại một số hoạt động theo lộ trình dựa trên nguyên tắc đánh giá nguy cơ là điều cần thiết để đảm bảo an sinh cho người dân.
PGS. Nguyễn Việt Hùng nhận định, tại các quận/huyện vùng xanh có thể áp dụng mức giãn cách theo nguyên tắc Chỉ thị 19 trên toàn địa bàn hoặc áp dụng trước tại các khu vực ít nguy cơ nhất và có lộ trình mở rộng “vùng xanh” trên nguyên tắc đánh giá mức nguy cơ. Thậm chí với những địa bàn nguy cơ rất thấp có thể áp dụng các biện pháp giãn cách thấp hơn Chỉ thị 19.
“Cơ quan chức năng cần xây dựng lộ trình từng bước nới lỏng giãn cách xã hội đối với những khu vực dịch “hạ nhiệt” một cách linh hoạt theo diễn biến dịch. Cần có những tiêu chí cụ thể để đánh giá nguy cơ và “chuyển màu” cho các vùng”, PGS. Hùng nói.
Trong khi đó, PGS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế nhấn mạnh, dù ở trạng thái “bình thường mới” thì Hà Nội vẫn phải có mô hình lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn. Bởi lẽ, nếu không có lối sống an toàn, mô hình kinh doanh an toàn, chợ an toàn… thì khi nới lỏng các biện pháp chống dịch, chỉ cần một ca bệnh xâm nhập vào là “vùng xanh” có thể chuyển thành “vùng đỏ”. Nhất là ở những vùng có dân cư đông đúc. Vì vậy, cần xây dựng mô hình an toàn và đề cao cảnh giác, không được lơ là, chủ quan.
Trải qua 4 lần giãn cách, công cuộc chống dịch COVID-19 đã bắt đầu thu được những tín hiệu tích cực. Không chỉ giảm về số ca mắc, các điểm phong tỏa cũng thu hẹp lại... Thủ đô sẽ từng bước kiểm soát dịch bệnh và bước sang giai đoạn “bình thường mới”- mong rằng mơ ước ấy sẽ sớm thành hiện thực.
(CLO) Sáng 23/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; dự án Luật Công nghiệp công nghệ số.
CLO) Chiều 22/11, Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký quyết định số 1458 giao ông Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, giữ chức vụ Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị, nhiệm kỳ 2021-2026.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Ngày 22/11, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông và lãnh đạo các sở, ngành thành phố đi kiểm tra tiến độ thi công và thực hiện Dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá.