Robot như người thật, công nghệ của Trung Quốc đang vượt ra ngoài không gian
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
Theo dõi báo trên:
Mới đây, HĐND TP. Hà Nội có báo cáo kết quả tái giám sát về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất, triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố, trong đó chỉ ra nhiều tồn tại.
Trong 350 dự án bị Hà Nội “gọi tên” có 5 dự án có chủ đầu tư là Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội (Hancorp) cùng các Công ty con trực thuộc và đơn vị liên kết.
Cụ thể, dự án có diện tích đất 1.298m2 đất nằm tại ngõ 84 phố Chùa Láng (phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP. Hà Nội) của Công ty CP Xây dựng số 1 Hà Nội (Công ty con của Hancorp), báo cáo của HĐND TP. Hà Nội nêu rõ: “Dự án này nằm trong số các dự án UBND TP. Hà Nội đã có quyết định thu hồi đất, song các tổ chức được giao quản lý đất thu hồi chậm hoàn thiện thủ tục nhận bàn giao và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) từ tháng 10/2012 đến 31/3/2021”.
Ngày 7/12/2015, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Quyết định thu hồi đất số 6729/QĐ-UBND và dù thành phố đã giao Trung tâm phát triển Quỹ đất Hà Nội tiếp tục thực hiện công tác thu hồi đất theo quy định. Thế nhưng, không hiểu vì lý do gì mà cho tới tận thời điểm hiện tại, diện tích thu hồi vẫn chưa được thực hiện triệt để.
Tiếp đó, dự án xây dựng nhà ở cao tầng tại thửa đất số 1-A1 (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội), liên danh Công ty CP Đầu tư và Xây dựng số 4 (Công ty “con” của Hancorp) và Công ty CP Đầu tư Tài chính T&D cũng đã có Quyết định trúng đấu giá số 5226/QĐ-STC ngày 1/11/2010.
Tuy nhiên, UBND TP. Hà Nội sau đó đã chấp thuận hủy kết quả trúng đấu giá dự án. UBND huyện Đông Anh cũng đã có tờ trình về việc huỷ kết quả trúng đấu giá của liên danh Công ty Xây dựng số 4 và Công ty T&D.
Hiện tại, dự án này đã được GPMB, thành phố cũng đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp nhận xử lý. UBND huyện Đông Anh đề nghị thành phố hướng dẫn xử lý các thủ tục liên quan đến dự án sau khi Quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá được bãi bỏ. Sau khi kết thúc thủ tục, dự án này được đề nghị loại bỏ khỏi danh sách theo dõi dự án chậm.
Dự án Khu nhà ở để bán Quang Minh (thị trấn Quang Minh, huyện Mê Linh, Hà Nội) do Công ty CP Xây dựng số 2 (Công ty “con” của Hancorp) làm chủ đầu tư là một trong số 59 dự án chậm thực hiện công tác GPMB.
Dự án có Quyết định giao đất, cho thuê đất năm 2006; đang chờ điều chỉnh quy hoạch chi tiết. UBND TP. Hà Nội cũng đã có Kết luận thanh tra số 996/KL-STNMT-TTr ngày 3/5/2019 đối với dự án này. Hiện tại, dự án đã GPMB diện tích 20,8ha; còn lại một phần diện tích đất nghĩa trang và đất nông nghiệp vẫn chưa thực GPMB. Chủ đầu tư đã xây dựng xong một số lô biệt thự; trong đó có nhiều lô biệt thự đang xây thô; còn 12 lô biệt thự chưa được xây dựng. Công trình nhà ở cao tầng trên tổng diện tích hơn 17.432m2 đất cũng chưa được đầu tư xây dựng.
Đối với dự án này, HĐND TP. Hà Nội kiến nghị: yêu cầu hoàn thành công tác GPMB; điều chỉnh cục bộ quy hoạch; điều chỉnh Quyết định giao đất sau khi dự án được phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết và chủ trương đầu tư (đã hậu kiểm). Tuy nhiên, hiện dự án chưa thực hiện xong thủ tục điều chỉnh cục bộ quy hoạch.
Một dự án khác do Công ty “con” của Hancorp là Công ty CP đầu tư Xây dựng số 4 làm chủ đầu tư là dự án Nhóm nhà ở Đông Nam đường Tố Hữu (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng bị HĐND TP. Hà Nội “bêu tên” vì chậm thực hiện công tác GPMB.
Dù được giao đất từ năm cách đây hơn 1 thập kỷ tại Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 5/1/2009 và Quyết định số 4060/QĐ-UBND ngày 20/8/2010; được điều chỉnh tiến độ dự án lần 1 (đến năm 2020) nhưng hiện tại, chủ đầu tư mới chỉ thực hiện GPMB được một phần của dự án. Phần diện tích của dự án đã GPMB xong hiện vẫn đang được quây tôn để bảo vệ, chưa biết đến khi nào mới có thể triển khai xây dựng.
Cũng theo báo cáo của HĐND TP. Hà Nội, dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu Đoàn Ngoại Giao (phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội làm chủ đầu tư hiện đang tạm dừng thanh tra vì trùng với Quyết định thanh tra số 337/QĐ-TCQLĐĐ ngày 30/10/2018. Dự án này cũng đã có thông báo dừng thanh tra số 2237/STNMT-TTr ngày 16/8/2019.
Ngày 28/7/2021 vừa qua, UBND TP. Hà Nội có Báo cáo số 20/BC-HĐND kết quả tái giám sát của Thường trực HĐND thành phố. Qua đó giao nhiệm vụ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Quy hoạch - Kiến trúc, Tài chính, Xây dựng, Cục Thuế Hà Nội, căn cứ các nội dung kiến nghị của HĐND thành phố, xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện giai đoạn 2021-2023 việc đôn đốc, kiểm tra, xử lý các dự án sử dụng đất vốn ngoài ngân sách chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố với các nội dung cụ thể, thiết thực, hiệu quả; báo cáo UBND thành phố trong tháng 8/2021 để xem xét, chỉ đạo.
UBND thành phố yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục làm cơ quan đầu mối phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn và xử lý các vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất tại các dự án vốn ngoài ngân sách, chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn thành phố.
Cùng với đó, UBND TP. chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chậm thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND Thành phố tại Báo cáo số 57/BC-HĐND ngày 17/7/2018, Thông báo số 18/TB-HĐND ngày 16/8/2018, chỉ đạo của UBND Thành phố tại Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 05/9/2018; kịp thời đề xuất, báo cáo UBND thành phố những nội dung vướng mắc vượt thẩm quyền.
UBND thành phố cũng chỉ đạo các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, các nội dung kết luận, kiến nghị của HĐND, UBND thành phố tại các văn bản liên quan để chủ động, tiếp tục thực hiện các giải pháp, biện pháp kiểm tra, đôn đốc, xử lý các vi phạm; tạo điều kiện, hướng dẫn nhà đầu tư giải quyết các vướng mắc tại các dự án theo quy định của pháp luật để sớm đưa đất vào khai thác, sử dụng hiệu quả, đúng quy hoạch, đúng quy định.
Đồng thời, UBND thành phố nhấn mạnh “kiên quyết thực hiện chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi đất do không đưa vào sử dụng, chậm đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật”.
Để có cái nhìn khách quan, đa chiều phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã đặt lịch làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Trung tâm Phát triển quỹ đất Hà Nội, với những nội dung tìm hiểu thông tin cụ thể, chi tiết tại các dự án của Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Thế nhưng, đã nhiều tuần trôi qua, hai đơn vị trên vẫn “bặt vô âm tín”.
Bá Quỳnh
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Thủ tướng Đức Olaf Scholz ứng cử nhiệm kỳ thứ hai bất chấp sự ủng hộ kém mạnh mẽ trong đảng của ông.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Thông tin từ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, lễ trao giải thưởng “Vô lăng vàng” năm 2024 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 12/2024.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Nhận định Southampton vs Liverpool, 21h ngày 24/11 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Southampton vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(CLO) Lễ hội trầm hương lần đầu tiên được tổ chức tại Festival Biển Nha Trang 2025 được kỳ vọng mang đến những trải nghiệm, hiểu biết về nghề trầm.
(CLO) Hệ thống tên lửa Oreshnik có khả năng tấn công các mục tiêu trên toàn châu Âu, Sergey Karakayev, theo Chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga nói với Tổng thống Vladimir Putin.
(CLO) Đội bóng của huấn luyện viên Luis Enrique có chiến thắng đậm 3-0 trước Toulouse tại vòng 12 Ligue 1 2024/25. Với kết quả này, PSG tiếp tục giành vị trí đứng đầu bảng xếp hạng giải đấu.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.
(NB&CL) Hai dự án sử dụng ngân sách ở huyện Cần Giờ là dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo và dự án Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An thi công dang dở, hiện đã dừng thi công, gây bức xúc cho người dân.
(CLO) Một trong những thiếu sót mà Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra là việc Hội đồng trường trình Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chưa đúng quy định.
(CLO) Công ty Cổ phần xây dựng Alpha-V (gọi tắt là Công ty Alpha-V) có địa chỉ tại ô số 08 lô N3, khu A2, KĐT mới Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh cùng nhà thầu liên danh chỉ trong 1 ngày đã trúng liên tiếp 2 gói thầu do UBND phường Cao Xanh làm chủ đầu tư...
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.