Hà Nội: Phát triển giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Thứ tư, 14/10/2020 12:10 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngành giáo dục và đào tạo (GDĐT) Thủ đô phát triển theo hướng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô trong thời kỳ mới.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng trình bày tham luận

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng trình bày tham luận

Bài liên quan

Tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội (diễn ra từ 11 - 13/10), ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố  Hà Nội đã tham luận về “Thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô”.

Theo ông Chử Xuân Dũng trong những năm qua, giáo dục và đào tạo (GDĐT) Thủ đô đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân.

Đến nay, Hà Nội cơ bản đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 trường mầm non (MN) công lập, 01 trường tiểu học (TH) công lập, 01 trường THCS công lập; 3 đến 5 vạn dân có 01 trường THPT công lập; xây mới và cải tạo được 1.362 trường học các cấp, vượt so với chỉ tiêu định hướng đến năm 2020 là 509 trường công lập, với kinh phí 35 nghìn tỷ đồng.

Trong đó, 6.776 số phòng học và 651 phòng bộ môn được xây mới; cải tạo 14.344 phòng học và 1.115 phòng bộ môn. Chất lượng giáo dục toàn diện và mũi nhọn của Hà Nội luôn đạt kết quả xuất sắc trong 5 năm qua.

Kết quả giáo dục mũi nhọn luôn đạt thành tích xuất sắc, liên tục dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng giải thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế; chất lượng giải từng bước được nâng lên. Những kết quả này khẳng định vị thế của giáo dục Thủ đô qua các kỳ thi trên trường quốc tế.

Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý ngày càng đáp ứng với thời kỳ hội nhập và phát triển. Tại thời điểm trước 01/7/2020 khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực, Hà Nội có 100% giáo viên ở các bậc học, cấp học đang đứng lớp đạt chuẩn đào tạo trong đó tỉ lệ trên chuẩn cao.

Không chỉ đào tạo trong nước, kế hoạch cử đi đào tạo tại nước ngoài 2 đoàn/năm được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao nghiệp vụ, tiếp cận phương pháp dạy học tiên tiến của thế giới.

Ngành GDĐT đã chủ động mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế. Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc - Chứng chỉ A Level tại trường THPT Chu Văn An từ năm học 2017 - 2018. Năm học 2018 - 2019, Hà Nội tiếp tục mở rộng mô hình này tại 7 trường THCS, THPT công lập trên địa bàn Thành phố.

Hà Nội là địa phương đầu tiên và duy nhất trong cả nước tính đến thời điểm hiện nay, đăng cai tổ chức các kỳ thi quốc tế, đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác hội nhập.

Chỉ tiêu về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và xây dựng mô hình trường chất lượng cao đã đạt thành tích xuất sắc, hoàn thành và vượt chỉ tiêu hằng năm đặt ra. Trường công lập đạt chuẩn quốc gia toàn Thành phố năm 2015 có tỷ lệ 53,3%, đến năm 2019 được nâng lên 71,6%, hoàn thành vượt mức so với chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa XVI (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Hiện, có 20 trường chất lượng cao được công nhận, phát huy tác dụng tốt đối với học sinh và cha mẹ học sinh, tạo nền tảng phát triển mô hình trường tự chủ trong giai đoạn tới.

Công tác giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh được chú trọng.

Với mục tiêu Hà Nội trở thành trung tâm GDĐT chất lượng cao, tiêu biểu của cả nước và có tầm cỡ khu vực; GDĐT nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, đáp ứng những yêu cầu mới; chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu chú trọng kiến thức sang tập trung phát triển năng lực và phẩm chất người học.

Ngành GDĐT xác định mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể: từng bước chuyển hệ thống GDĐT phát triển chủ yếu theo quy mô, số lượng sang phát triển vừa lấy trọng tâm là nâng cao chất lượng, hiệu quả, vừa chú ý quy mô, số lượng; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa; Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt từ 80-85% vào năm 2025; Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng và phấn đấu đến năm 2025 đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thực hiện tại cấp Sở, trên 80% tại cấp huyện, cấp xã đối với lĩnh vực giáo dục…

Cũng theo ông Chử Xuân Dũng trong bối cảnh đó, trước những cơ hội, thách thức đặt ra Ngành GDĐT Thủ đô tiếp tục quán triệt sâu sắc và đẩy mạnh triển khai đồng bộ, có hiệu quả sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT theo định hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế”; chủ động lãnh đạo, chỉ đạo phát triển theo hướng giáo dục toàn diện, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô trong thời kỳ mới.

Nhằm thực hiện được những mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, ông Chử Xuân Dũng nêu một số giải pháp chú trọng thực hiện trong thời gian tới như hoàn thiện việc điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và quy mô phát triển giáo dục của thành phố Hà Nội; tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục đào tạo theo hướng toàn diện bao gồm giáo dục phẩm chất, thái độ, năng lực, tri thức và kỹ năng; tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục, đào tạo; tăng cường thu hút nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao, trường học thông minh, trường song bằng, trường liên kết theo chương trình quốc tế ở tất cả các cấp học; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục cho các nhà trường…

Minh Chí

Tin khác

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

Ban hành kế hoạch Triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024

(CLO) Thực hiện Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm trong tình hình mới; trong đó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo: Hằng năm, tổ chức, triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”

Tin tức
Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

Tập trung nâng hạng thị trường chứng khoán từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương triển khai ngay các biện pháp cần thiết để nâng hạng thị trường chứng khoán, đặc biệt tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đáp ứng tiêu chí nâng hạng.

Tin tức
Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

Kiểm soát việc tận thu khoáng sản từ nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh cần thiết phải quy định rõ ràng, minh bạch và kiểm soát việc tận thu các sản phẩm (cát, sỏi, khoáng sản…) từ hoạt động nạo vét để đảm bảo hiệu quả chung, tránh việc lạm dụng chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn, môi trường, cảnh quan.

Tin tức
Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

Việt Nam và các nhà tài trợ hài hoà hoá thủ tục để rút ngắn thời gian triển khai dự án ODA

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang mong muốn Việt Nam và các nhà tài trợ vốn ODA và vốn vay ưu đãi cần phối hợp chặt chẽ để chia sẻ, thấu hiểu và cùng nỗ lực hài hoà hoá thủ tục để hai bên cùng thắng khi rút ngắn được thời gian chuẩn bị và triển khai các dự án.

Tin tức
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình quý I năm 2024 tăng 8,02%

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình quý I năm 2024 tăng 8,02%

(CLO) Thường trực Tỉnh ủy Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị giao ban công tác quý I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm quý II/2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn chủ trì hội nghị.

Tin tức