Hà Nội: Thiếu hụt trầm trọng trung tâm logistics

Thứ năm, 08/11/2018 15:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Nguyễn Văn Đức – Phó giám đốc Công ty cổ phần Hateco logistics cho hay, về quy hoạch, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 4 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 9 dự án đang hoàn thiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có các trung tâm logistics hạng 1 và 2. Như vậy, trong tương lai gần, chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng trung tâm logistics.

Báo Công luận
 Vận tải liên tỉnh đến Hà Nội có khối lượng lớn chiếm 55% tổng lưu lượng hàng hóa lưu chuyển (Ảnh TL)

Kho bãi, cơ sở hạ tầng quá hạn chế

Ông Trần Đức Nghĩa – Giám đốc Công ty Delta International cho biết, vận tải liên tỉnh đến Hà Nội có khối lượng lớn chiếm 55% tổng lưu lượng hàng hóa lưu chuyển, thì Hà Nội cũng chính là trung tâm logistics của cả nước.

Phân tích con số cụ thể, ông Nghĩa cho hay, tuyến Hà Nội – Hải Phòng, lượng hàng hai chiều trên cùng một tuyến vận tải là khá cân bằng, cụ thể, Hà Nội – Hải Phòng là 19%, và ở chiều ngược lại Hải Phòng – Hà Nội là 21%. Như vậy, nếu có 1 trung tâm logistics ở cả 2 đầu Hà Nội – Hải Phòng sẽ loại bỏ đi một cách căn bản xe “chạy rỗng” trên đường, giúp giảm chi phí không chỉ cho doanh nghiệp (DN) mà còn toàn xã hội.

Ông Nghĩa cho rằng, giao hàng chặng cuối đang là nút thắt của logistics Hà Nội. “Chúng ta đang làm logistics 4.0 với hạ tầng logistics truyền thống. Tôi đi khá nhiều nước trên thế giới, hiện chỉ có Hà Nội và Bangkok (Thái Lan) cấm xe vận tải vào Thủ đô, do không có hạ tầng giao thông đủ để đáp ứng cho nhu cầu logistics. Do đó, đã đẩy logistics vào tình thế khó khăn” – ông Nghĩa lí giải.

Trong khi đó, theo ông Phan Trọng Lê - Phó Trưởng ban Kế hoạch Đầu tư VietNam Post, hiện 1 ngày năng lực xử lý của Công ty là 750 nghìn đơn hàng, quy mô phát triển 5 - 10 năm nữa tăng lên 3 - 5  lần. Tuy nhiên, Công ty đang gặp vô vàn khó khăn liên quan đến kho bãi và cơ sở hạ tầng giao thông. Đây là bài toán chưa có lời giải.

Ông Nguyễn Văn Đức – Phó giám đốc Công ty cổ phần Hateco logistics cho hay, về quy hoạch, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 4 dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, 9 dự án đang hoàn thiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có các trung tâm logistics hạng 1 và 2. Như vậy, trong tương lai gần, chúng ta đang thiếu hụt trầm trọng trung tâm logistics. Đáng chú ý, hiện Hà Nội chỉ có 1 trung tâm logistics hạng 1 và 1 trung tâm hạng 2. Câu hỏi đặt ra là đầu tàu kinh tế lớn nhưng số lượng này là quá khiêm tốn, liệu có đáp ứng được nhu cầu của thị trường?

Báo Công luận
Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ logistics của cả nước (Ảnh TL) 

Đủ điều kiện thành trung tâm dịch vụ logistics của cả nước

Ông Nguyễn Tương - cố vấn cao cấp Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) nhận định, Hà Nội có đủ điều kiện phát triển thành trung tâm dịch vụ logistics của cả nước. Để làm được việc này, TP Hà Nội cần có chính sách cụ thể hóa luật pháp và quyết định của Chính phủ về phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thủ đô.

Bên cạnh đó, cần có chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng logistics, như: ICD và các trung tâm dịch vụ logistics. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng các trung tâm dịch vụ tập kết hàng ngoài thành phố, sau đó dùng xe tải nhỏ đưa hàng vào, giải quyết ách tắc và an toàn giao thông nội đô, nhất là giờ cao điểm.

Hiện nay, thành phố có các cảng đường sông nhưng chưa phát huy được thế mạnh do hạn chế về thiết bị nâng hạ hàng hóa, hạn chế độ thông thuyền và việc vận chuyển hàng hóa bằng xe tải đi và đến từ các cảng sông do phải qua các đê sông Hồng. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu việc phát triển dịch vụ vận tải đường thủy nội địa kết nối khu vực…

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, vị trí của Hà Nội trong bản đồ logistics của cả nước là rất quan trọng. Thực tế cho thấy, hiện Hà Nội mới chỉ có 1 trung tâm logistics hạng 1 và 1 trung tâm logistics hạng 2 là chưa đủ. Về số lượng phải nhiều hơn, quy mô lớn hơn và trình độ công nghệ phải hiện đại hơn…

 Đức Minh

Tin khác

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp
Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

Công ty cổ phần Cát Lợi: Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển

(CLO) Với mục tiêu Liên tục đổi mới - Đồng hành gắn kết - Vươn tầm phát triển, Công ty Cát Lợi không ngừng thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại tiên tiến, sau 32 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được vị thế trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bao bì, phụ liệu thuốc lá, cung cấp cho ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá trong và ngoài nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận hợp nhất Quý I/2024 tăng trưởng 13%

(CLO) Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh quý I năm 2024 (trước soát xét), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên ghi nhận mức tăng trưởng khả quan với Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 617 tỷ đồng, tăng trưởng 13%. Tổng doanh thu hợp nhất đạt 14.066 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023.

Thị trường - Doanh nghiệp