Hai chuyến thăm, một vị thế

Thứ sáu, 12/02/2021 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL)Tại sao Việt Nam? - Đó có lẽ là một trong những câu hỏi được báo chí và cộng đồng thế giới nhắc đến nhiều nhất trong năm 2020 vừa qua.

Sự băn khoăn ấy, âu cũng là điều dễ hiểu bởi trong bối cảnh đại dịch Covid khiến “đối ngoại trực tuyến” trở thành hình thức ngoại giao chủ đạo, hầu hết các nước phải hủy hoặc tiết giảm tối đa các sự kiện ngoại giao đa phương, thì Việt Nam lại là điểm đến của nhiều chuyến công du quan trọng. Đơn cử như chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Ngoại trưởng Mỹ Michael Richard Pompeo. Chỉ hai chuyến thăm nhưng đủ thấy vị thế, tầm vóc của đất nước hình chữ S trên trường quốc tế.

Hai lý do của ông Suga

“Xin chào. Tôi là Suga Yoshihide. Tôi yêu Việt Nam. Tôi yêu ASEAN” - Thủ tướng Nhật Bản đã mở đầu bài phát biểu của mình với các sinh viên Trường Đại học Việt - Nhật (Đại học Quốc gia Hà Nội) bằng những lời như thế trong ngày thứ hai của chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên trên cương vị Thủ tướng của ông. Có lẽ cũng bởi tình yêu ấy với đất nước hình chữ S, mà hiếm có vị nguyên thủ nào, ngay trong thời điểm dịch Covid-19 hạn chế tiếp xúc, ngay trong khoảng thời gian ít ỏi còn lại trước khi lên máy bay tiếp tục chuyến công du, ngay từ 6h sáng, tân Thủ tướng Nhật Bản đã đi tản bộ quanh Hồ Hoàn Kiếm, tham quan cảnh đẹp trung tâm Thủ đô. Buổi sáng hôm đó, vị Thủ tướng thậm chí còn không ngại cởi bỏ tấm khẩu trang, thoát khỏi vẻ nghiêm nghị của một chính khách hằng ngày, tươi cười vẫy tay chào những người dân Hà Nội.

hai chuyen tham mot vi the hinh 1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho cá ăn tại Ao cá Bác Hồ trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Tình cảm của người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản dành cho Việt Nam là hết sức đặc biệt, nhưng để một vị Thủ tướng, giữa thời đại dịch Covid-19 bùng phát buộc các nước phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội và thắt chặt việc đi lại, vẫn quyết tâm, lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên của chuyến công du đầu tiên ngay sau khi nhậm chức, hẳn tình yêu ấy là chưa đủ.

Theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia Nhật Bản, có hai lý do cơ bản khiến Thủ tướng Suga lựa chọn Việt Nam. Trước hết, đó là vì quan hệ đối tác chiến lược giữa Nhật Bản và Việt Nam, nhất là trong hơn 10 năm qua, ngày càng phát triển hết sức mạnh mẽ thực chất trên nhiều lĩnh vực. Lý do nữa, theo nhận định của các nhà quan sát quốc tế, đó là vì “Việt Nam đã kiểm soát tốt bệnh dịch Covid-19 và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific)”. Việt Nam đang chủ động dẫn dắt thảo luận về hòa bình và an ninh khu vực trong ASEAN, với tư cách Chủ tịch Hiệp hội. “Việt Nam đang khá thành công trong việc này bất chấp ảnh hưởng của Covid-19. Việt Nam cũng chia sẻ nhận thức chung với Nhật Bản về tự do hàng hải, tôn trọng luật lệ, tự do thương mại trong khu vực Ấn Độ Dương mở và tự do.

Bên cạnh vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam còn là ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, thể hiện vai trò quan trọng trên trường quốc tế. Do đó, Thủ tướng Nhật Suga muốn nhấn mạnh Việt Nam là đối tác chính trong thúc đẩy khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương mở và tự do’’ - ông Yoshida Tomoyuki, phát ngôn viên của Thủ tướng Nhật Bản, lý giải cặn kẽ vì sao Việt Nam lại là điểm đến đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản.

Phía sau chuyến thăm bất ngờ của ngài Ngoại trưởng

Quá bất ngờ - đó là nhận định chung của dư luận và báo giới, ngay từ chính nước Mỹ, trước chuyến thăm Việt Nam trong hai ngày 29-30/10/2020. Bất ngờ bởi theo chia sẻ của nhân viên ngoại giao Mỹ, chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Pompeo không nằm trong lịch trình có sẵn, mà rất đột ngột. Theo thông báo ban đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ, lịch trình chuyến công du diễn ra từ 26-30/10 gồm 4 nước gồm Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và Indonesia. Tuy nhiên, một tuyên bố được đưa ra: Chuyến thăm châu Á của Ngoại trưởng Mỹ cắt ngắn (không đến Hàn Quốc, Mông Cổ), vì Tổng thống Donald Trump nhiễm Covid-19. Cắt ngắn, nhưng đến 29/10, lịch trình của vị Ngoại trưởng Mỹ lại có thêm điểm đến mới: Việt Nam. Sự bất ngờ lớn đến mức báo chí Mỹ đã liên tiếp đặt câu hỏi: Lý do nào đã khiến ngài Ngoại trưởng đổi ý?

hai chuyen tham mot vi the hinh 2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đi dạo đường Xoài trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN

Nhưng với những ai thấu hiểu về mối quan hệ Việt - Mỹ, đáp án cho câu hỏi ấy chẳng mấy khó khăn. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ đến Việt Nam nhằm đúng dịp quan hệ Việt - Mỹ chạm dấu mốc 25 năm. Trước đó 1/4 thế kỷ, đêm 11/7/1995 (giờ Mỹ), Tổng thống Mỹ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam; rạng sáng ngày 12/7/1995 (giờ Việt Nam), Thủ tướng Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam Võ Văn Kiệt chính thức tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ. Từ bấy đến nay, trải qua hành trình 25 năm, mối quan hệ Việt - Mỹ đã có những bước chuyển vượt bậc để rồi đến hôm nay, như đánh giá của đương kim Ngoại trưởng Mỹ là “mạnh mẽ chưa từng thấy”. Tha thứ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Hòa giải, vượt qua thù hận là điều nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Nhưng hai nước Việt, Mỹ, như nhìn nhận của nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ nhiệm kỳ 2001-2007 Nguyễn Tâm Chiến: “Hệ quả xấu không thể quên nhưng người Việt không giữ lâu hận thù mà cảm thông, tha thứ và chia sẻ; còn người Mỹ là sám hối và xúc động trước lòng nhân hậu, vị tha. Sức truyền cảm của truyền thống tốt đẹp của người Việt đã cảm hóa và làm nên những kỳ tích trong lịch sử ngoại giao của ta”.

hai chuyen tham mot vi the hinh 3

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vẫy tay chào người dân Việt Nam đang tập thể dục quanh Hồ Gươm. Ảnh: Lâm Khánh/ TTXVN

Từ sự tha thứ, hòa giải, từ nỗ lực “tìm hiểu rồi thấu hiểu rồi lắng nghe, tin tưởng” mối quan hệ ấy đã có những chuyển biến mà theo nhìn nhận của chính người Mỹ là: “phi thường”, “đáng kinh ngạc”, “kỳ tích đặc biệt”. Từ năm 2000, Lãnh đạo cấp cao hai nước đã thực hiện 10 chuyến thăm lẫn nhau. Qua các chuyến thăm, hai bên đã thông qua 8 Tuyên bố chung. Trong đó, đáng chú ý nhất là Tuyên bố chung năm 2013 thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ. Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Hoa Kỳ. Hiệp hội Du lịch Hoa Kỳ đã bình chọn Việt Nam là một trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới…

Từ những bước chuyển “vượt qua mọi dự đoán” ấy, chuyến thăm “ngoài lịch trình” của vị Ngoại trưởng Mỹ hồi tháng 10 hay chuyến thăm hồi tháng 11 của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đều để nhấn mạnh một mong muốn nữa từ xứ sở cờ hoa, rằng Việt Nam - nước Chủ tịch ASEAN, luôn là một người bạn quan trọng đối với Mỹ, rằng dù ở thời kỳ nào thì quan hệ Việt - Mỹ vẫn sẽ bền chặt.

hai chuyen tham mot vi the hinh 4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Michael Richard Pompeo - Ảnh: VGP.

Và những chuyến thăm bất ngờ ngoài lịch trình từ nước Mỹ, hay chuyến thăm “Việt Nam đột phá khẩu” của người đứng đầu xứ sở Mặt trời mọc, đều minh chứng rõ một điều, như nhìn nhận của Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, “Việt Nam đang có phong độ tốt”, hay như nhận định của Tiến sỹ Pradhan, chuyên gia hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Chanakya Code: Vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế đã tăng lên đáng kể.

Hồng Hà

Tin khác

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

Sẽ trình UBTVQH, Quốc hội dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng

(CLO) Chính phủ thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết sửa đổi cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Tin tức
Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức