(NB&CL) Để xử lý dứt điểm những sai phạm tại dự án nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã quyết định thành lập Tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải...
Để xử lý dứt điểm những sai phạm tại dự án nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã quyết định thành lập Tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân.
Nhà máy tỷ đô gây ô nhiễm môi trường
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH điện lực JAKS Hải Dương là đại diện chủ đầu tư, thực hiện dự án thuộc địa giới hành chính 02 xã Quang Thành và Lê Ninh, thị xã Kinh Môn, công suất phát điện 1.200MW với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD.
Dự án có tổng diện tích 1932.011,8m2, trong đó khu nhà máy chính 854,218,2m2, khu nhà ở và dịch vụ 82306,0m2, khu công nghiệp 187.933,6m2, diện tích đường, hành lang đường điện và chân cột điện 60,424m2, khu bãi thải xỉ 747.130m2. Tiến độ cam kết phải vận hành thương mại tổ máy 01 từ ngày 01/12/2020, vận hành thương mại toàn bộ nhà máy từ ngày 01/6/2021. Hiện nhà máy chính đã hoàn thành, tổ máy 01 đã vận hành thương mại, tổ máy 02 đang trong quá trình thử nghiệm, ước tính dự án đã hoàn thành được 97%.
Kể từ khi đi vào hoạt động, nhà máy đã phát sinh nhiều vấn đề về môi trường. Cụ thể, nước thải sinh hoạt và nước thải nhiễm dầu sau xử lý chưa đạt Quy chuẩn môi trường cho phép.
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương (ngày 18/8/2021) cho biết, ngay khi hoạt động thử hệ thống băng tải chuyển tro xỉ từ nhà máy ra bãi thải xỉ ngày 30/9/2020, tại công đoạn rót xỉ vào xe vận chuyển đã phát tán nhiều bụi ra môi trường, ảnh hưởng đến người dân, môi trường xung quanh, ngày 05/4/2021, hiện tượng bụi xỉ nêu trên lại lặp lại.
Chủ đầu tư, đơn vị thi công, vận hành đã rà soát, khắc phục bằng cách bổ sung 01 lọc bụi túi vải tại khu vực thải tro, xỉ đáy lò hơi, bổ sung 01 silo tại vị trí miệng rót xỉ của băng tải để hạ thấp độ cao xả xã, đồng thời lắp đặt thêm hệ thống phun nước tưới ẩm trước khi xả xỉ và lắp đặt hoàn thiện 16 vòi phun nước trên toàn bộ bãi thải xỉ để giảm tối đa bụi phát tán...
Trong thời gian khắc phục, Công ty vận chuyển tro xỉ từ nhà máy ra bãi thải xỉ bằng ô-tô. Nhưng ở một số thời điểm, việc vận tải không được che chắn tốt, xỉ không được phun ẩm, để bụi phát tán khiến người dân có đơn thư.
Đặc biệt, báo cáo cho biết, Chủ đầu tư lắp đặt thêm một số hạng mục, thiết bị về môi trường, thay đổi một số nội dung so với Báo cáo ĐTM nhưng chưa kịp thời báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngoài ra cũng cần làm rõ về diện tích bãi thải xỉ đang có sự sai khác giữa kết quả phê duyệt Báo cáo ĐTM với quyết định phê duyệt quy hoạch: kết quả phê duyệt Báo cáo ĐTM của Bộ Tài nguyên và Môi trường (ngày 27/02/2010 và ngày 22/6/2018) là 715.430m2, Quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng (lần 2) của UBND tỉnh (ngày 03/8/2018) là 747.130m².
Mặc dù, UBND thị xã Kinh Môn nhiều lần có ý kiến về việc hệ thống băng tải chuyển tro xỉ từ nhà máy ra bãi thải xỉ khi vận hành gây tiếng ồn, bụi... ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bình thường của hơn 100 hộ dân nằm kẹp dưới băng tải, đề nghị di dời, tái định cư cho các hộ này. Tuy nhiên, đến nay vụ việc vẫn chưa được giải quyết.
“Xẻ thịt” rừng phòng hộ, thi công không phép
Báo cáo về tình hình chấp hành pháp luật về đất đai, tài nguyên môi trường tại Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Dương cho biết: Hiện nay, Công ty TNHH điện lực JAKS Hải Dương đã sử dụng toàn bộ diện tích theo Dự án nhưng tại khu vực bãi thải xỉ đang có một số vướng mắc, vi phạm.
Cụ thể, toàn bộ diện tích quy hoạch bãi thải xỉ chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn điều chỉnh ra khỏi hành lang thoát lũ khu vực nên đến nay chưa có giấy phép xây dựng. Do sức ép tiến độ nên trong quá trình thi công, vận hành bãi thải xỉ có một số vi phạm như làm mất các mốc ranh giới được bàn giao trên thực địa, thi công vượt độ cao cho phép, thu hồi một phần đất phát sinh từ hoạt động thi công nhưng không đăng ký.
Thêm vào đó, hơn 158m2 chủ yếu là đất rừng phòng hộ (157.305m2), Sở Tài nguyên và Môi trường chưa đủ cơ sở pháp lý để tham mưu UBND tỉnh quyết định thu hồi đất, cấp GCNQSDĐ và bàn giao đất trên thực địa.
Lí do là vì: Tuy HĐND tỉnh đã có Nghị quyết số 18/2018/NQ-HĐND ngày 13/12/2018, UBND tỉnh có Quyết định số 651/QĐ-UBND ngày 26/02/2019 điều chỉnh giảm diện tích rừng phòng hộ 17,75ha tại 02 xã Lê Ninh, Phúc Thành (nay là xã Quang Thành), giảm 4,47ha rừng sản xuất tại xã Phúc Thành để thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương, chủ đầu tư đã nộp số tiền trồng rừng thay thế 1.813.274.000 đồng theo Quyết định số 996/QĐ-UBND ngày 263/2019 của UBND tỉnh, nhưng theo Nghị quyết số 87/NQ-CP ngày 07/10/2019 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) trên địa bàn tỉnh Hải Dương thì Hải Dương phải giữ nguyên diện tích đất rừng phòng hộ…
Để xử lý dứt điểm những sai phạm tại dự án nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã quyết định thành lập Tổ công tác do Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản làm Tổ trưởng để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân.
Tại cuộc họp gần đây (27/8), Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu BOT khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng đánh giá rõ mức độ và khả năng sử dụng thải xỉ của nhà máy. Về khói bụi, trên cơ sở quan trắc, cần công khai cho địa phương để kịp thời theo dõi, giám sát. Về thải xỉ, nhà đầu tư khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng sử dụng thải xỉ này vào các lĩnh vực khác phù hợp.
Bên cạnh đó, cần có báo cáo đánh giá mức độ ảnh hưởng ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển thải xỉ đến người dân; làm cơ sở để lên phương án quy hoạch tái định cư cho những người dân bị ảnh hưởng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng yêu cầu Nhà đầu tư làm rõ phần diện tích đất không thuộc phạm vi khai thác nhưng vẫn tiến hành khai thác và ngược lại phần diện tích được giao thì lại không tiến hành khai thác. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiểm tra khối lượng khai thác, xác định đo kiểm từ đó xác định về nghĩa vụ thuế, trách nhiệm với các cơ quan liên quan, xử lý dứt điểm những sai phạm.
(CLO) Bản tin Nóng 18h: Đề xuất áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt; Hàng không tăng thêm 3.000 chuyến bay, bổ sung lượng vé Tết; Bước đầu xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn…
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người dân và tổ chức như chuyển mục đích sử dụng đất; chia tách, hợp thửa... nếu phù hợp quy định thì vẫn được thực hiện theo quy định.
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Thời gian vừa qua, huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ) đã đầu tư và triển khai nhiều dự án đường giao thông để phục vụ việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tuy nhiên, một số công trình thực hiện thi công có dấu hiệu không tuân thủ theo quy trình thủ tục của pháp luật hiện hành.
(NB&CL) Dự án trường THPT chuyên Phan Bội Châu ở Nghệ An với tổng mức đầu tư là 95 tỷ đồng, xây dựng gần xong thì bất ngờ dừng thi công rồi bỏ hoang suốt hai năm qua, vì thiếu vốn. Nhiều hạng mục đã xuống cấp, hư hỏng, gây lãng phí, khiến người dân địa phương bức xúc.
(NB&CL) Công ty Cổ phần sông Đà Bắc Kạn nhiều lần xả nước không theo khung giờ đã cung cấp khiến việc thi công dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm (huyện Chợ Mới, Bắc Kạn) bị gián đoạn, nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án.
(CLO) Ban Quản lý dự án ODA, Đại học Đà Nẵng cho rằng, nhà thầu khẳng định chủ đầu tư đánh giá không đúng với tiêu chí hồ sơ mời thầu là không đúng và suy luận hậu quả của việc này là “sự lãng phí rất lớn ngân sách Nhà nước” không có cơ sở.
(CLO) Nhà thầu thực hiện xong dự án và đã được nghiệm thu. Thế nhưng, tiền chủ đầu tư tạm ứng của nhà thầu để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng suốt hơn 2 năm qua vẫn “chây ì” không chịu trả. Đại diện chủ đầu tư thì cho rằng, không có chuyện tạm ứng, thoả thuận đó.
(NB&CL) Dự án Nhà máy sản xuất tinh dầu và thảo dược của Công ty TNHH sản xuất mỹ phẩm thiên nhiên Việt Nam tại Cụm Công nghiệp Thanh Hà, thành phố Hội An ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2020 đến nay. Trong khi đó, giai đoạn 2 của dự án vẫn chưa được doanh nghiệp đầu tư theo cam kết.
(NB&CL) Hai dự án sử dụng ngân sách ở huyện Cần Giờ là dự án Nâng cấp hệ thống thủy lợi khu vực Mốc Keo và dự án Di dời bố trí dân cư phòng tránh thiên tai xã Thạnh An thi công dang dở, hiện đã dừng thi công, gây bức xúc cho người dân.
(CLO) Một trong những thiếu sót mà Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra là việc Hội đồng trường trình Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định bổ nhiệm lại Phó hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long chưa đúng quy định.
(CLO) Công ty Cổ phần xây dựng Alpha-V (gọi tắt là Công ty Alpha-V) có địa chỉ tại ô số 08 lô N3, khu A2, KĐT mới Cái Dăm, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long, Quảng Ninh cùng nhà thầu liên danh chỉ trong 1 ngày đã trúng liên tiếp 2 gói thầu do UBND phường Cao Xanh làm chủ đầu tư...
(CLO) Sau khi nhận được đơn của ông Trương Cả ở Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm/tái thẩm đối với Bản án/Quyết định số 104/2023/DSPT ngày 13/7/2023 của Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án Nhân dân tối cao cho biết, đã thụ lý và sẽ tiến hành xem xét đơn đề nghị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.