Hai nhà báo Mỹ và cuộc “bút chiến” kéo dài hơn 4 thập kỷ

Thứ bảy, 05/02/2022 09:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Suốt hơn 4 thập kỷ, hai nhà báo Mỹ Alan Berger của tờ Real Paper và Tom Palmer của tờ The Boston Globe đã viết rất nhiều bài phản biện trong một cuộc tranh luận nảy lửa, với những lập luận gay gắt về vai trò, trách nhiệm của nhà báo trong việc đảm bảo tính chân thực của sự kiện...

Suốt hơn 4 thập kỷ, hai nhà báo Mỹ Alan Berger của tờ Real Paper và Tom Palmer của tờ The Boston Globe đã viết rất nhiều bài phản biện trong một cuộc tranh luận nảy lửa, với những lập luận gay gắt về vai trò, trách nhiệm của nhà báo trong việc đảm bảo tính chân thực của sự kiện, nhưng không làm trầm trọng thêm thực tế. Cuộc tranh luận sau đó được đẩy lên cao thành cuộc “bút chiến” về tính khách quan của báo chí.

Nguồn gốc và chủ đề cuộc bút chiến

Khởi nguồn của cuộc bút chiến bắt đầu vào năm 1979, từ Alan Berger khi đó 41 tuổi, là một phụ trách chuyên mục truyền thông của Real Paper, một tuần báo với tiền thân là tờ Boston Phoenix. Trước khi bắt đầu theo dõi báo chí, ông Berger lớn lên ở Bronx, theo học Đại học Harvard và dạy một lớp tiếng Pháp về nhà thơ Charles Baudelaire tại Viện Công nghệ Massachusetts.

hai nha bao my va cuoc but chien keo dai hon 4 thap ky hinh 1

Năm 1979, Alan Berger - khi đó là nhà báo chuyên mục truyền thông của tờ Real Paper ở Boston, đã viết một chuyên mục về giới hạn của "tính khách quan" của báo chí. Ảnh: Nytimes.

Mục tiêu của Berger trong cuộc tranh luận về tính khách quan của báo chí là Tom Palmer. Khi đó, ông Palmer là trợ lý biên tập viên quốc gia 31 tuổi của tờ The Boston Globe - một trong những tờ báo lớn ở Mỹ, cũng có thể coi là một đích nhắm đến của Real Paper.

Chủ đề cụ thể cuộc tranh luận, như  đoạn giới thiệu trên trang nhất của Real Paper, phát hành vào ngày 21 tháng 4 năm 1979, là cách các phương tiện truyền thông đưa tin về sự cố hạt nhân ở Đảo Ba Dặm. Song, ẩn sâu trong chủ đề ấy là một điều lớn hơn - cuộc tranh luận trong ngành truyền thông tin tức, về thời điểm và liệu các phóng viên có nên cho người đọc biết họ thực sự nghĩ gì về các vấn đề và sự kiện họ đang viết hay không. 

Để đưa ra quan điểm của mình, ông Berger đã nhắc đến Palmer, mô tả ông này là người “chu đáo, trung thực và hoàn toàn chuẩn mực”. Ông Berger viết rằng ông đặc biệt bị ấn tượng bởi điều mà biên tập viên The Boston Globe đã nói với ông để bảo vệ cách đưa tin của tờ báo về sự kiện Đảo Ba Dặm, rằng nhiệm vụ của ông là “không làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn thực tế”.

Ông Berger viết trong chuyên mục của mình rằng “sự trung thành quá mức đối với các quan niệm truyền thống về sự cân bằng và khách quan”, trong chủ đề này, ông Berger đã thực sự bóp méo thực tế, vì cách thể hiện tuân thủ tuyệt đối các quy tắc cũ của ông Palmer là điều quá nguy hiểm. 

“Vào cuối thiên niên kỷ này, sự khách quan của một số người rất đàng hoàng trong giới truyền thông cũng sẽ khiến họ giống như những kẻ cuồng tín vô trách nhiệm”, người viết chuyên mục bình luận về ông Palmer và những người khác như ông.

Palmer sau đó đã đáp lại mạnh mẽ bằng loạt bài liên tiếp, với góc nhìn cụ thể về trách nhiệm tôn trọng sự thật và tính khách quan của sự kiện. Không chịu thua kém, Bergerg cũng xuất bản liên tiếp các bài phản biện nhấn thẳng vào vấn đề gai góc nhất nước Mỹ ở thời điểm đó, khi câu chuyện sở hữu và khai thác năng lượng hạt nhân bị chỉ trích dữ dội, và cây viết của tờ Real Paper mạnh mẽ chỉ trích về sự cứng nhắc trong cách phản ánh tính chân thực quá mức của sự kiện. 

Tính khách quan của báo chí, vấn đề nóng xuyên thời gian

Cuộc “bút chiến” giữa hai nhà báo kéo dài từ năm 1979, đến hơn bốn thập kỷ sau, bất đồng giữa họ vẫn chưa được giải quyết. Không những vậy, cuộc “bút chiến” của họ đã tác động đến cách làm báo tại Mỹ, tạo ra sự phân biệt ngày càng rõ giữa các trường phái báo chí: lá cải hay chính thống, bảo thủ hay tự do. Nói cách khác, bạn đọc Mỹ dễ dàng nắm bắt được phong cách của từng tờ báo qua mỗi cái tên. 

Chủ đề dẫn đến sự bất đồng giữa họ là “tính khách quan” của báo chí, một khái niệm ít nhất có từ những năm 1920, khi một số tờ báo và tạp chí có tư tưởng cao hơn cố gắng phân biệt mình với các tờ báo và ấn phẩm có xu hướng lá cải hoặc do đảng phái lãnh đạo. 

Những năm 1979, ngành công nghiệp báo chí Mỹ đứng trước thách thức mới, đòi hỏi sự thay đổi từ phương thức thể hiện (các khổ giấy, cách trình bày báo, mực in), đến cách thức đưa tin, bài. Một thế hệ phóng viên mới đa dạng hơn ra đời đã tìm cách phá bỏ trật tự cũ, dẫn đến xung đột trong cách thức triển khai đề tài, cách thức tác nghiệp và vấn đề tính khách quan của báo chí tiếp tục được đề cập và đặt ra như một chủ đề nóng xuyên thời gian. 

Ngay cả những năm gần đây, tính khách quan của báo chí vẫn được đem “soi” thường xuyên ở nhiều tờ báo, không chỉ trên Real Paper hay Boston Globe, dù có lúc công khai lúc không. 

Tại The Washington Post, biên tập viên hàng đầu Martin Baron, người từng giành giải Pulitzers và là sự thách thức của các tổng thống bằng cách sử dụng các công cụ truyền thống của báo chí. Tuy nhiên, ông Baron cũng hạn chế việc các nhân viên của mình bày tỏ ý kiến trên Twitter về các chủ đề mà họ đề cập, nhằm đảm bảo tính khách quan. 

Người bạn thân của Baron - phóng viên quốc gia Wesley Lowery, gợi ý rằng các tổ chức tin tức “hãy từ bỏ vẻ ngoài khách quan như một tiêu chuẩn báo chí đầy khao khát, và để các phóng viên tập trung vào sự công bằng và nói sự thật, tốt nhất có thể, dựa trên bối cảnh đã cho và các dữ kiện có sẵn”

Lập luận tương tự cũng được phổ biến tại một số trường báo chí hàng đầu của Mỹ. “Chúng tôi tập trung vào sự công bằng và kiểm tra thực tế và độ chính xác, và chúng tôi không cố gắng đề xuất với sinh viên của mình rằng những ý kiến ​​họ có nên được giấu đi”, Sarah Bartlett - hiệu trưởng của Trường Cao học Báo chí Craig Newmark của Đại học thành phố New York cho biết. “Chúng ta chấp nhận sự minh bạch”

Phần lớn sự thay đổi này liên quan đến tính chất thay đổi của ngành kinh doanh tin tức và sự suy giảm của các tờ báo địa phương. Internet cũng đã làm mờ đi ranh giới giữa tin tức và quan điểm, vốn rõ ràng trên một tờ báo in. Có nghĩa, có một sự thay đổi về quan niệm đối với tính khách quan của báo chí. 

Lời thú nhận của người chiến thắng

Có một điều bất ngờ diễn ra với Berger. Chuyên mục quan điểm tự do của tờ Globe đã thuê ông Berger vào năm 1982, một vài năm sau khi ông “mắng nhiếc” ông Palmer trong cuộc bút chiến. Hai người đàn ông đôi khi ngồi ăn trưa cùng nhau trong quán cà phê trên tầng cao nhất của Globe. Căn phòng có tầm nhìn ra trung tâm thành phố là địa điểm thường xuyên của các cuộc tranh luận không dứt về vai trò của báo chí, người phụ trách chuyên mục Ellen Goodman, nhớ lại. Trong suốt cuộc bút chiến và cả các cuộc tranh luận, Palmer là người “duy trì ngọn lửa” cho sự căng thẳng với những phản biện gay gắt, thậm chí cả văng tục. 

hai nha bao my va cuoc but chien keo dai hon 4 thap ky hinh 2

Tom Palmer - một cựu biên tập viên và phóng viên của tờ The Boston Globe, cho biết những lập luận chống lại tính khách quan “hồi đó đã sai và tôi tin rằng ngày nay còn sai nhiều hơn nữa”. Ảnh: Nytimes.

Ý tưởng ban đầu xung quanh khái niệm khách quan bị lạm dụng nhiều, khi nó được đưa ra vào những năm 1920, liên quan đến việc làm cho báo chí trở thành “khoa học” - nghĩa là, với ý tưởng rằng các phóng viên có thể kiểm tra các giả thuyết chống lại thực tế và chứng minh tuyên bố của họ là đúng. Theo cách hiểu rộng rãi nhất, đó là về việc thiết lập một không gian công cộng chung, trong đó các sự kiện có thể được phân xử và biết rằng bạn cũng có thể sai. 

Trong những năm 1970-1980, phe của ông Berger đã thắng trong cuộc chiến về năng lượng hạt nhân. Ngành công nghiệp hạt nhân của Mỹ không bao giờ phục hồi từ sự cố Đảo Ba Dặm, vì các yếu tố chính trị chậm lại và sau đó phần lớn ngừng xây dựng các lò phản ứng mới. 

Dẫu vậy, ông Palmer nói rằng “vẫn chưa rõ ai đúng” về các câu hỏi chính sách lớn xung quanh năng lượng hạt nhân. Ông viết, các nhà báo - “tư nhân chống hạt nhân” - đã giữ cho độc giả của họ quan điểm riêng của họ rằng năng lượng hạt nhân là quá nguy hiểm để sử dụng.

Thực tế, lúc này ông Berger tin rằng ông đã sai về điều đó. Những người Mỹ còn lại của thời đại đó không hiểu những rủi ro của khí thải carbon. “Bạn phải đánh giá lại tất cả các giá trị, bởi vì bạn phải nhìn thấy tất cả các câu hỏi cụ thể trong bối cảnh nguy cơ của biến đổi khí hậu nghiêm trọng”, Berger thừa nhận. “Năng lượng hạt nhân, bất kể sự nguy hiểm của nó, không thải ra carbon”.

Cuộc bút chiến giữa Berger và Palmer về tính khách quan của báo chí vẫn chưa chấm dứt và có lẽ sẽ không chấm dứt chừng nào báo chí vẫn tồn tại, phục vụ sứ mệnh phục vụ độc giả của mình. Nhưng điều mà Berger và Palmer suốt 40 năm qua nhắn nhủ là, các nhà báo dù thuộc trường phái nào cũng nên ghi nhớ khả năng mắc sai lầm của chúng ta.

Hoài Đức

Tin mới

Giáo hoàng Francis xuất hiện trở lại trước công chúng tại Vatican

Giáo hoàng Francis xuất hiện trở lại trước công chúng tại Vatican

(CLO) Giáo hoàng Francis đã xuất hiện trở lại trước công chúng khi ngồi trên xe lăn tiến vào Quảng trường Thánh Peter tại Vatican và chào đón đám đông tín đồ đang reo hò nồng nhiệt.

Thế giới 24h
Dự báo thời tiết ngày 7/4: Miền Bắc nhiều mây, có mưa rào nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 7/4: Miền Bắc nhiều mây, có mưa rào nhẹ

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, khu vực đồng bằng và trung du Bắc Bộ có mưa rào nhẹ rải rác và có nơi có dông. Vùng núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông cục bộ, cục bộ có nơi mưa to.

Môi trường và cuộc sống
HAGL thắng kịch tính Bình Dương tại vòng 17 V.League 2024/25

HAGL thắng kịch tính Bình Dương tại vòng 17 V.League 2024/25

(CLO) Tối 6/4/2025, câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) giành chiến thắng kịch tính với tỷ số 4-0 trước Bình Dương, tại trận đấu thuộc vòng 17 LPBank V.League 2024/25.

Thể thao
Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

Malaysia và nhiều nước đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump

(CLO) Malaysia và nhiều nước trong khu vực hoan nghênh và đánh giá cao Tổng Bí thư Tô Lâm có cuộc điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, đồng thời bày tỏ nhất trí và ủng hộ cách tiếp cận của Việt Nam trong vấn đề này.

Tin tức
Áp lực học đường ở Hàn Quốc bắt đầu ngay từ... mẫu giáo

Áp lực học đường ở Hàn Quốc bắt đầu ngay từ... mẫu giáo

(CLO) Trong một căn phòng sang trọng ở quận Gangnam, Seoul, những đứa trẻ mới 4 tuổi đang cặm cụi viết những bài luận tiếng Anh gồm 5 đoạn trong vòng 15 phút.

Thế giới 24h
Triều Tiên mở lại giải Marathon quốc tế sau 6 năm, đón 200 VĐV nước ngoài

Triều Tiên mở lại giải Marathon quốc tế sau 6 năm, đón 200 VĐV nước ngoài

(CLO) Ngày 6/4, Triều Tiên lần đầu tiên tổ chức lại Giải Marathon Quốc tế Bình Nhưỡng sau 6 năm gián đoạn, với sự góp mặt của khoảng 200 vận động viên nước ngoài.

Thế giới 24h
Thêm một trực thăng rơi khi cứu hỏa ở Hàn Quốc, phi công tử nạn

Thêm một trực thăng rơi khi cứu hỏa ở Hàn Quốc, phi công tử nạn

(CLO) Một chiếc trực thăng chữa cháy đã rơi vào chiều 6/4 khi đang tham gia khống chế cháy rừng ở thành phố Daegu, phía đông nam Hàn Quốc, khiến phi công điều khiển thiệt mạng.

Thế giới 24h
Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam là không phù hợp với thực tế

Hoa Kỳ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam là không phù hợp với thực tế

(CLO) Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho rằng quyết định áp thuế đối ứng với hàng hóa Việt Nam ở mức 46% của Hoa Kỳ là không phù hợp với thực tế hợp tác kinh tế - thương mại song phương và không phản ánh đúng tinh thần quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa hai nước.

Tin tức
Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025 - lan tỏa thông điệp về bảo vệ biển đảo quê hương

Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025 - lan tỏa thông điệp về bảo vệ biển đảo quê hương

(CLO) Chiều 6/4/2025, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo công bố cuộc thi Hoa hậu Biển Đảo Việt Nam 2025, đánh dấu sự trở lại đầy ấn tượng sau thành công của mùa giải đầu tiên vào năm 2022.

Giải trí
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong quý I/2025 tăng trưởng đột phá

(CLO) Hơn 2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam tháng 3 này đã giúp nâng tổng lượng khách trong quý I/2025 của cả nước đạt trên 6 triệu lượt, cao nhất từ trước đến nay (tăng 29,6% so với quý I/2024).

Công luận 24H
Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số

(CLO) Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Thành Trung cho biết, Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ thừa nhận sự tồn tại, tiềm năng của tài sản số.

Tin tức
18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

18 cặp bánh chưng, bánh giầy dâng lên các Vua Hùng: Biểu tượng lòng thành kính tri ân

(CLO) Ngày 6/4, đoàn lãnh đạo, đại biểu, nghệ nhân dân gian thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập là hai địa phương có đội thi đoạt giải Nhất Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” năm 2024 tổ chức dâng 18 cặp bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

Nhiều xe máy nối đuôi nhau chạy ngược chiều trên cầu vượt ở Bình Dương

(CLO) Nhiều xe máy chạy ngược chiều trên cầu vượt 550 (Bình Dương) bất chấp ô tô đang lưu thông. Vụ việc khiến các tài xế bức xúc, dùng điện thoại quay lại và đề nghị cơ quan chức năng xử lý nghiêm.

Công luận 24H
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên thu 50 tỷ đồng sau 3 ngày công chiếu

(CLO) Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Địa đạo” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên với sự góp mặt của diễn viên Thái Hoà đang dẫn đầu phòng vé Việt với doanh thu 50 tỷ đồng.

Giải trí
Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

Biểu tình phản đối hai ông Trump và Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu

(CLO) Ngày 5/4 đã chứng kiến làn sóng biểu tình mạnh mẽ chống lại Tổng thống Donald Trump và tỷ phú Elon Musk lan rộng từ Mỹ sang châu Âu.

Thế giới 24h
Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

Dính 'lùm xùm' vụ kẹo rau, Hoa hậu Thuỳ Tiên liệu có bị thu hồi vương miện?

(CLO) Dính “lùm xùm” vụ kẹo rau khiến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, sự việc đang gây xôn xao dư luận Thái Lan – nơi cô đăng quang Miss Grand International 2021.

Giải trí
Bình Luận

Tin khác

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.

Tiêu điểm Quốc tế
Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế
Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

Triển vọng hòa bình Nga - Ukraine: Chờ đợi cuộc gọi từ số quen thuộc

(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.

Tiêu điểm Quốc tế