Hải Phòng: Hàng trăm người ra tiễn chuyến phà cuối cùng ở bến Bính

Thứ hai, 30/09/2019 19:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bến Bính – Bến phà sầm uất nhất miền Bắc một thời hôm nay đã có chuyến phà cuối cùng. Hàng trăm người dân Hải Phòng đã ra tận bờ sông Cấm để tạm biệt bến phà huyền thoại này.

XX

Bến phà Bính hay được gọi là bến Bính, do người dân ở huyện Thủy Nguyên vận hành chở khách từ huyện này sang nội thành Hải Phòng. Năm 1921, bến được người Pháp cải tạo và đặt tên là bến Tự Do. Sau khi giải phóng Hải Phòng, bến được đổi tên là bến phà Bính.

Năm 2002, cầu Bính được xây dựng, tới năm 2005 thì hoàn thành. Trước khi cầu Bính được đi vào hoạt động, bến phà Bính là một bến phà lớn sầm uất bậc nhất miền Bắc. Hoạt động từ 5 giờ sáng tới 7 giờ tối, trung bình mỗi ngày bến phà Bính vận chuyển trên 600 lượt xe cơ giới, từ 2 đến 3 vạn lượt người qua sông.

Sau khi cầu Bính hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phà Bính chỉ còn chuyên chở phương tiện xe máy, xe đạp, xe thô sơ chở hàng… chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt đi lại của người dân các xã Tân Dương, Dương Quan (huyện Thủy Nguyên) sang nội thành Hải Phòng.

Để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị mới Bắc sông Cấm, Thành phố hải Phòng đã quyết định dừng hoạt động phà Bính từ 1/10/2019.

Chiều nay, hàng trăm người dân Hải Phòng đã đến bến phà Bính để ghi lại hình ảnh chuyến phà cuối cùng của bến phà huyền thoại, gắn liền với lịch sử thành phố Cảng.

Cầu Bính được xây dựng cách bến phà Bính 1.300 m, góp phần giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông thường xuyên và đi lại khó khăn qua phà tại đây (phà Bính). Ngoài ra, cây cầu này cũng giúp cho sự phát triển và hình thành một khu đô thị mới của thành phố Hải Phòng ở khu vực phía bắc sông Cấm.

Cùng với cầu Kiền trên đường Quốc lộ 10, cầu Bính đóng góp một phần quan trọng trong việc kết nối Hải Phòng với Quảng Ninh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạng lưới giao thông miền Bắc và nền kinh tế của khu vực ven biển phía bắc Việt Nam.

Tử Hưng

Tin khác

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

Hoa hậu Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ văn hóa đọc

(CLO) Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện lễ khai mạc Ngày Sách và Văn Hóa đọc Việt Nam lần 3 năm 2024 với vai trò Đại sứ văn hóa đọc TP.HCM.

Đời sống văn hóa
Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

Công bố tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghề thủ công mỹ nghệ

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân (NSND), Nghệ nhân ưu tú (NSƯT) trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.

Đời sống văn hóa
Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

Kỷ niệm 1.085 năm Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa

(CLO) Tối 19/4, tại Đình Ngự Triều Di Quy - Khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đông Anh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 1085 năm Đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024).

Đời sống văn hóa
Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa