(NB&CL) Những ngày gần đây, các ngư dân phường Tràng Cát, quận Hải An không khỏi lo lắng, bất an khi bãi nuôi trồng ngao liên tục xuất hiện các tàu, xà lan vào khai thác cát.
Hàng loạt lá đơn cầu cứu đã được ngư dân nơi đây gửi lên lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương, với hy vọng có thể giữ lại được kế sinh nhai của hàng trăm con người.
Ngư dân điêu đứng vì tàu khai thác cát
Theo nội dung đơn thư của hàng chục ngư dân tại phường Tràng Cát, khu vực bãi bồi Gồ Nam, cửa sông Lạch Tray, phường Tràng Cát vốn là một ngư trường truyền thống. Trải qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây vẫn tích cực bám biển, với nghề truyền thống là đánh bắt thủy sản, nuôi ngao phát triển kinh tế.
Từ năm 2013, nhận thấy việc thả nuôi ngao giống mang lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con ngư dân đã tiến hành khai hoang khẩn hóa, dọn bãi và đầu tư nuôi ngao theo chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Chính phủ, tổng diện tích gần 500ha với số tiền đầu tư con giống và trang thiết bị lên tới hàng chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ khoảng tháng 10/2017 cho đến nay, liên tục có hàng chục tàu lạ ngang nhiên đến khu vực bãi ngao hút cát, ban đầu còn cách xa vài trăm mét, sau đó lấn sâu vào trong bãi làm đổ cọc, bẻ cờ, hư hại các chòi canh, gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi ngao.
Đặc biệt, từ tháng 1/2021 cho đến nay, bất kể ngày đêm liên tục có một số tàu, xà lan có cả gàu xúc tiến vào khu vực bãi ngao để khai thác cát. Đỉnh điểm của sự việc khi những ngày gần đây, một số tàu, xà lan chở hàng chục chiếc phao tiến vào khu vực nuôi ngao, bất chấp sự phản ứng của các ngư dân.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng - một ngư dân tại đây cho biết, nhờ ngư trường này mà nhiều ngư dân địa phương có công ăn việc làm, giúp nhiều người thoát nghèo và làm giàu chân chính. Tuy nhiên, từ khi xuất hiện những tàu lạ vào hút cát đã gây thiệt hại rất lớn đến ngao giống nuôi thả, nhiều tàu hút cát còn hút cả ngao, làm đổ cọc lưới bảo vệ, đổ chòi canh.
“Khi chúng tôi ra ngăn cản thì họ phớt lờ, nhiều tàu còn thách thức lại khi cho rằng đây là mỏ cát đã được thành phố cấp phép, trong khi số tiền chúng tôi đầu tư xuống đây đã lên tới hàng chục tỷ đồng đều từ vay mượn ngân hàng”, ông Thắng bức xúc cho biết.
Người dân nuôi ngao kêu cứu vì doanh nghiệp khai thác cát.
Không những gây ảnh hưởng đến môi trường nuôi trồng ngao, việc khai thác cát tại đây đã khiến nguồn lợi thủy sản nuôi sống hàng chục ngư dân có tàu thuyền đánh bắt tôm, cua, cá, có nguy cơ giảm sút nghiêm trọng. Không ít gia đình đã trót đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua sắm tàu thuyền, nay lâm vào cảnh khốn khó khi số tiền nợ ngân hàng còn chưa kịp trả hết.
Để không gây mất ANTT, mong muốn bảo vệ tài sản chính đáng của mình, ông Thắng cùng hàng chục ngư dân đã làm đơn cầu cứu lên các cấp chính quyền. Tuy nhiên đến nay tình trạng trên vẫn tiếp diễn, gây thiệt hại nặng nề trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
Doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển nhượng dự án trái phép?
Theo tìm hiểu của phóng viên, ngày 29/12/2010, UBND thành phố Hải Phòng đã cấp giấy phép số 2274/GP-UBND cho Cty CP Thương mại và Đầu tư Tân Vũ (Cty Tân Vũ) được khai thác khoáng sản cát làm vật liệu san lấp khu vực Gồ Nam, cửa sông Lạch Tray. Tổng diện tích khu vực khai thác là 96ha với trữ lượng hơn 3,9 triệu m3, thời hạn khai thác là 18,5 năm kể từ ngày được cấp phép.
Đến ngày 2/7/2014, UBND thành phố Hải Phòng đã tiếp tục cấp giấy phép sửa đổi bổ sung số 1467/GP-UBND điều chỉnh mục tiêu cung cấp cát làm vật liệu san lấp.
Tại điều 3 giấy phép khai thác khoáng sản đã quy định: “Trường hợp Cty CP TM – XD Tân Vũ Hải Phòng vi phạm các quy định của Luật Khoáng sản, các quy định pháp luật liên quan hoặc không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại giấy phép này, giấy phép sẽ bị thu hồi theo quy định của Luật Khoáng sản và Cty CP TM – XD Tân Vũ Hải Phòng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề liên quan”.
Tuy nhiên, theo Thông báo số 49/TB-HĐND thông báo kết luận của Đoàn giám sát chuyên đề HĐND thành phố đối với Cty Tân Vũ về tình hình sản xuất kinh doanh, khai thác khoáng sản trong 2 năm 2015 và 2016, Cty này còn tồn tại hàng loạt yếu kém như: chưa huy động được các nguồn vốn để đầu tư hoàn thiện trang thiết bị kỹ thuật khai thác để có đủ năng lực khai thác, thiếu năng lực cạnh tranh để có hợp đồng san lấp, sản lượng khai thác hằng năm còn rất thấp, sản lượng khai thác không đúng giấy phép, do đó giá thành khai thác cao, chưa phát huy được hiệu quả.
Bên cạnh đó, Công ty Tân Vũ được cấp phép từ năm 2010 nhưng đến khi thanh tra vẫn nợ Ngân sách Nhà nước trên 2,5 tỷ (chủ yếu là thuế tài nguyên) và nợ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản gần 1,7 tỷ đồng… Tính đến thời điểm ngày 11/5/2017, phía Công ty Tân Vũ vẫn chưa thực hiện quan trắc môi trường, báo cáo kết quả quan trắc môi trường theo quy định…
Với hàng loạt vi phạm đó, tuy nhiên không biết vì lý do gì, Cty này đến nay vẫn được UBND thành phố Hải Phòng “ưu ái” tiếp tục cấp phép cho hoạt động?
Cũng tại giấy phép khai thác và giấy phép sửa đổi bổ sung, UBND thành phố Hải Phòng đã nêu rõ: “nghiêm cấm việc chuyển nhượng dự án cho doanh nghiệp khác dưới mọi hình thức”.
Tuy nhiên, tìm hiểu được biết, phía Cty Tân Vũ đã có dấu hiệu chuyển nhượng dự án thông qua hình thức bán quyền khai thác mỏ cát cho nhiều doanh nghiệp khác.
Cụ thể, ngày 26/10/2018, Cty Tân Vũ đã ký hợp đồng kinh tế số 26/10/2018/HĐKT/TV-PS và Phụ lục hợp đồng kinh tế số 17/6/2019/PL-HĐKT với Cty CP Xây dựng và khai thác mỏ Phong Sơn.
Tại hợp đồng này, Cty Tân Vũ cho phép Cty Phong Sơn được quyền khai thác cát đen dùng làm vật liệu san lấp.
Từ hợp đồng “bán quyền” khai thác này, Cty Phong Sơn lại tiếp tục ký hợp đồng mua bán khai thác tài nguyên cát với một đơn vị khác. Theo hợp đồng số 19.11/HĐKTTN/2020 giữa Cty Phong Sơn và Cty CP Thương mại, Khai thác khoáng sản và Xây dựng Hải Nam Hà Nội, phía Cty Hải Nam được phép khai thác cát đen làm vật liệu san lấp trên cơ sở hợp đồng đã ký giữa Cty Tân Vũ và Cty Phong Sơn.
Việc bán quyền khai thác dự án chưa dừng tại đây, khi mà ngày 25/12/2020, Cty Tân Vũ tiếp tục ký hợp đồng kinh tế số 25.12/2020/HĐKT/TV-DT với Cty CP Đoàn Dương Tiến. Hợp đồng này nêu rõ, phía Cty Tân Vũ đồng ý cung cấp cát làm vật liệu san lấp cho Cty Đoàn Dương Tiến theo giấy phép khai thác khoáng sản đã được UBND thành phố Hải Phòng cấp trước đó.
Trả lời báo chí, ông Vũ Tuấn - Chủ tịch UBND phường Tràng Cát cho biết, hiện nay người dân Tràng Cát vẫn có hai nghề chính là làm nông nghiệp và thủy sản nhưng làm theo kiểu truyền thống, việc tranh chấp giữa người dân và doanh nghiệp đã xảy ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên vị trí trên biển nên rất khó xác định.
Theo ông Tuấn thì khi Nhà nước giao việc thả phao tiêu, trách nhiệm của doanh nghiệp phải thả phao tiêu nhưng đến nay vẫn chưa có phao tiêu. Khi sự việc xảy ra rồi mới thả phao tiêu. Về nguyên tắc Nhà nước giao thì doanh nghiệp phải quản lý, trách nhiệm của Cty chưa triệt để.
“Cuộc chiến” giữa người dân nuôi ngao tại Tràng Cát và doanh nghiệp khai thác cát rất cần sự phân xử kịp thời của chính quyền địa phương. Đề nghị các cơ quan chức năng TP. Hải Phòng nhanh chóng vào cuộc, giải quyết dứt điểm khiếu kiện, đảm bảo an sinh cho người nuôi ngao Tràng Cát.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Toạ lạc tại phố Hàng Mắm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một quán cà phê tên Hidden Gem Coffee với không gian ấn tượng khi đồ vật bên trong đa phần là đồ cũ được tái chế, thu hút nhiều các bạn trẻ và du khách quốc tế tới tham quan, thưởng thức đồ uống. Đặc biệt, nơi đây còn được ví như "ốc đảo biệt lập giữa thủ đô".
(CLO) Chính phủ Mỹ vừa ban hành lệnh cấm gây chú ý: cấm toàn bộ nhân viên chính phủ đang làm việc tại Trung Quốc có quan hệ tình cảm hoặc tình dục với công dân nước sở tại.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định tổ chức hội nghị cho ý kiến về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng quý I, nhiệm vụ trọng tâm quý II và một số nội dung quan trọng khác.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.