Hai sản phụ phải đình chỉ thai vì nứt sẹo mổ cũ trên tử cung

Thứ sáu, 08/09/2023 11:11 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hai phụ nữ đều mang thai tuần 34, lần lượt vào viện cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh do đau bụng nhiều, bác sĩ chẩn đoán nứt vết mổ sinh cũ, dọa vỡ tử cung.

Mới đây, ThS.BS Ngô Thị Bình Lụa, Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP Hồ Chí Minh, cho biết thai phụ 42 tuổi đau bụng, tim thai bất thường diễn tiến suy thai cấp. Bệnh nhân mang thai lần ba, hai lần trước đều sinh mổ, cách nhau khoảng ba năm. Ê kíp chẩn đoán bệnh nhân bị nứt vết mổ trên tử cung, phải đình chỉ thai vì khi túi thai lớn lên nguy cơ vỡ tử cung.

Bác sĩ Bình Lụa cho biết vết mổ ít đàn hồi hơn tổ chức mô cơ bình thường khác, dễ nứt khi có tác động mạnh. Khi thai nhi kích thước lớn hơn có thể gây ra áp lực quá mức tới vị trí tử cung tại vết mổ cũ, gây rách da theo vết mổ. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến vỡ tử cung, nguy hiểm cho tính mạng của thai phụ và thai nhi. Trường hợp thai làm tổ gần vết mổ cũ, tiềm ẩn nguy cơ cao hơn.

hai san phu phai dinh chi thai vi nut seo mo cu tren tu cung hinh 1

Các bác sĩ thực hiện ca mổ để bảo tồn tử cung cho sản phụ. (Ảnh do BVCC).

Gần như nhập viện cùng lúc, thai phụ khác, 33 tuổi, đau bụng kèm xuất huyết âm đạo do nứt vết sẹo mổ cũ. Bệnh nhân này mang thai lần đầu cách nay hai năm, sinh mổ. Lần này, bệnh nhân được can thiệp nhanh, bảo tồn tử cung, hậu phẫu sức khỏe ổn định.

Con của hai sản phụ sinh non tháng, được nuôi dưỡng tại Trung tâm Sơ sinh.

Mổ lấy thai được sử dụng trong trường hợp mẹ không thể sinh thường qua ngả âm đạo, hạn chế các tai biến khi bác sĩ tiên lượng sinh thường có thể khiến trẻ gặp một số tổn thương như tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn… Tuy nhiên phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Một số nước hướng tới giảm tỷ lệ mổ lấy thai xuống dưới 20%.

Phụ nữ từng mổ lấy thai nhiều lần làm tăng nguy cơ nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, vỡ tử cung. Biến chứng này gây chảy máu, sốc mất máu, nhiều trường hợp phải cắt tử cung cấp cứu.

Nứt vết mổ trên tử cung thường gặp ở phụ nữ có tiền sử sinh mổ hoặc các phẫu thuật can thiệp trên tử cung. Một đánh giá xem xét 83 báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy tỷ lệ vỡ tử cung trên thế giới trung bình là 5,3/10.000 ca sinh nở. Ở những quốc gia kém phát triển, tỷ lệ tai biến này cao hơn.

Bác sĩ Lụa khuyến cáo phụ nữ từng sinh mổ cần sử dụng biện pháp tránh thai ít nhất một năm. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn biện pháp tránh thai phù hợp.

Đề phòng nguy cơ nứt vết mổ, vỡ tử cung, nên khám phụ khoa và kiểm tra vết mổ trước chuẩn bị có thai. Khám thai thường xuyên tại bệnh viện có chuyên khoa sản để phát hiện, xử trí kịp thời và phải khám sớm để bác sĩ kiểm tra vị trí túi thai. Thai bám trên sẹo mổ cũ được phát hiện giai đoạn sớm buộc phải chấm dứt thai kỳ.

Các bác sĩ khuyến cáo khoảng cách giữa hai lần sinh mổ là hai năm. Đây là khoảng thời gian hợp lý để vết mổ ở tử cung trong lần mổ trước bình phục và sức khỏe của người mẹ được đảm bảo trong lần mang thai kế tiếp.

Bác sĩ khuyến cáo người phụ nữ đã hai lần mổ lấy thai không nên mang thai nữa vì nguy cơ cao. Trường hợp vỡ kế hoạch, mang thai sớm sau khi đẻ mổ, thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng, trong đó có nứt vết mổ, vỡ tử cung…

Lê Trang

Bình Luận

Tin khác

Thẩm mỹ viện Dr. Vinh Lê bị phạt 106 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 2 tháng

Thẩm mỹ viện Dr. Vinh Lê bị phạt 106 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 2 tháng

(CLO) Mới đây, Sở Y tế TP HCM đã công bố danh sách xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế đối với nhiều cá nhân, tổ chức sai phạm. Trong đó, Thẩm mỹ viện Dr. Vinh Lê là một trong những đơn vị sai phạm bị phạt tiền lên tới hơn 100 triệu đồng.

Sức khỏe
Bộ Y tế nói về công tác thu hút bác sĩ về công tác vùng sâu vùng xa

Bộ Y tế nói về công tác thu hút bác sĩ về công tác vùng sâu vùng xa

(CLO) Từ năm 2013, Bộ Y tế đã triển khai chương tình luân phiên đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về các vùng khó khăn, và đã đưa 699 bác sĩ, trong đó đã bàn giao 402 bác sĩ cho 94 huyện khó khăn, biên giới thuộc 22 tỉnh miền núi phía Bắc, miền trung và Tây Nguyên.

Sức khỏe
Lào Cai: Phát hiện ca bệnh đầu tiên mắc bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người

Lào Cai: Phát hiện ca bệnh đầu tiên mắc bệnh Whitmore vi khuẩn ăn thịt người

(CLO) Sở Y tế tỉnh Lào Cai cho biết, ngành y tế tỉnh này đã ghi nhận 1 trường hợp người dân ở xã Cam Cọn, Bảo Yên, tỉnh Lào Cai là bệnh nhân đầu tiên của tỉnh mắc bệnh Whitmore.

Sức khỏe
Vắc xin sốt xuất huyết: Bước tiến quan trọng phòng chống dịch

Vắc xin sốt xuất huyết: Bước tiến quan trọng phòng chống dịch

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá vắc xin sốt xuất huyết là bước tiến quan trọng trong công tác phòng chống bệnh nguy hiểm này sau hàng chục năm bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu, cắt đứt nguồn lây truyền từ muỗi gặp nhiều khó khăn.

Sức khỏe
6 đội tham gia Cuộc thi 'Y tế cơ sở giỏi năm 2024' khu vực Nam Bộ

6 đội tham gia Cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" khu vực Nam Bộ

(CLO) Sáng 27/9, tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai) Bộ Y tế tổ đã chức Cuộc thi "Y tế cơ sở giỏi năm 2024" khu vực Nam Bộ, với sự tham dự của 6 đội thi đến từ các tỉnh: Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước.

Sức khỏe