Hầm Hải Vân 2: Đã khắc phục tối đa các hạn chế

Thứ ba, 20/04/2021 09:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mới chỉ một thời gian ngắn đưa vào vận hành nhưng Hải Vân 2 đã khẳng định sự ưu việt của việc lưu thông 2 ống hầm.

Dưới trùng điệp núi cao sừng sững ấy là một công trình giao thông hầm Hải Vân hoàn chỉnh… hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua lòng Bạch Mã gắn kết hai địa phương, hai vùng khí hậu đặc thù Nam - Bắc đã đi vào hoạt động từ trước tết Âm lịch vừa qua. Mặc dù mới chỉ một thời gian ngắn nhưng Hải Vân 2 đã nhanh chóng khẳng định vai trò to lớn trong việc mở rộng thông thương, thúc đẩy phát triển mọi mặt về kinh tế - xã hội - văn hoá.

Hầm Hải Vân 2 nhìn từ trên cao cửa hầm. Ảnh: TL

Hầm Hải Vân 2 nhìn từ trên cao cửa hầm. Ảnh: TL

Cách trở không còn

Trong dịp tri ân ngày Thương binh liệt sĩ (27/7) ông Nguyễn Tấn Đông, Phó Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả dẫn chúng tôi thăm các gia đình chính sách tại khu vực thị trấn Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Trong số họ, rất nhiều gia đình thuộc diện di dời khi giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc thi công hạng mục dự án hầm Hải Vân 2.

Căn nhà ông Nguyễn Văn Cận, một cán bộ lão thành cách mạng nằm cách không xa chân núi Hải Vân. Gần 90 tuổi đời, sống bên chân đèo, ông ở tuổi xế chiều lại được chứng kiến sự đổi thay không ngờ.

Tuổi thanh xuân lao mình vào cuộc chiến, khi chiến trường lắng mùi khói súng ông Cận trở về quê. Ông vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và năm nay ông vừa nhận Huy hiệu 55 tuổi Đảng, nhưng đối với vị lão thành này, phấn khởi nhất là lần đầu tiên được đi xuyên núi Hải Vân vào năm 2005, khi hầm đường bộ Hải Vân đi vào vận hành sau nhiều năm xây dựng.

“Điều kỳ diệu chỉ người dân Lăng Cô có người thân bên Đà Nẵng, cứ phải vượt đèo thăm nhau mới thấy giá trị”, ông Cận nói.

img-bgt-2021-video-1610265544-width1280height720

“Lúc Nhà nước ta chuẩn bị đào đường hầm xuyên núi Hải Vân (hầm Hải Vân), tôi nghĩ không biết đến khi mô (nào) xong, cứ mong sống đến thời điểm đó để chứng kiến công trình. Người dân Lăng Cô sẽ được hưởng lợi công trình ni (này) đầu tiên”, ông Nguyễn Văn Cận tâm đắc.

Cách đó không xa là chỗ ở của mệ Ngô Thị Lợ. Mệ Lợ 88 tuổi, là chiến sĩ cách mạng từng bị địch bắt tù đày, năm nay gần tròn 60 năm tuổi Đảng. Gia đình bà thuộc diện giải phóng mặt bằng cho công trình hầm Hải Vân 2.

Sau khi tiên phong thực hiện bàn giao mặt bằng và di dời đến nơi ở mới, giờ đây gia đình mệ Lợ đã có cuộc sống khang trang trong căn nhà mới tại nơi tái định cư cách nơi ở cũ không xa. Mệ Lợ xúc động, cảm ơn Tập đoàn Đèo Cả, chính quyền địa phương thị trấn Lăng Cô đã đến tận nhà thăm hỏi.

Ông Nguyễn Tấn Đông cho biết, các hộ gia đình trong diện giải phóng mặt bằng khi chính quyền địa phương đặt vấn đề di dời chỗ ở, họ đã đồng ý đến nơi ở mới với mục đích quê nhà có thêm một công trình để đời mang tầm vóc thế kỷ, hiện đại phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội không chỉ cho Huế - Đà Nẵng mà cho các tỉnh khu vực miền Trung và cả nước.

Thông qua hệ thống camera, các hoạt động trong hầm được giám sát 24/24. Ảnh: TL

Thông qua hệ thống camera, các hoạt động trong hầm được giám sát 24/24. Ảnh: TL

Một Hải Vân hoàn chỉnh

Ngày 11/01/2021, tại khu vực cửa hầm phía Nam thuộc địa phận quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, nhà đầu tư - Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả thuộc Tập đoàn Đèo Cả phối hợp cùng Bộ Giao thông vận tải, các địa phương Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng tổ chức khánh thành hầm Hải Vân 2.

Hầm Hải Vân 2 dài 6.2 km là công trình hầm đường bộ dài nhất khu vực Đông Nam Á do Tập đoàn Đèo Cả đề xuất đầu tư sau khi thực hiện một loạt công trình hầm Đèo Cổ Mã, Đèo Cả, Đèo Cù Mông. Đây là một công trình kỷ lục, khẳng định năng lực của Việt Nam, của doanh nghiệp Việt Nam trong việc thực hiện một dự án mang tầm cỡ quốc tế.

Ông Ngọ Trường Nam, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cho rằng: “Khi đề xuất dự án này, Đèo Cả ý thức được tầm quan trọng to lớn và những khó khăn thách thức gay gắt phải đối mặt. Đó là những khó khăn về kỹ thuật - công nghệ, về cơ chế chính sách, về nguồn vốn.

Chúng tôi xác định đây là một sứ mệnh lịch sử, một trọng trách mang tính thách thức chưa từng thấy đối với Tập đoàn. Tư tưởng xuyên suốt và chi phối toàn bộ quá trình thực hiện dự án của Chủ tịch Tập đoàn là tham gia dự án không chỉ vì lợi nhuận, doanh thu, mà còn vì sự đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước, khẳng định năng lực, tầm vóc của doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc đua tranh quốc tế”.

Cùng chuỗi các hầm do Tập đoàn Đèo Cả thực hiện, hầm Hải Vân sau khi đi vào vận hành đã giúp giảm thiểu tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian di chuyển, mang lại lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội. Đây là công trình minh chứng cho trí tuệ, bản lĩnh người Việt ngang tầm thế giới trong cuộc đua tranh phát triển ngày càng quyết liệt.

3-2-ham-hai-van-24-1612330857049276962504

15 năm vận hành, khai thác (từ tháng 6/2005 đến nay), đã có hơn 20 triệu lượt xe qua hầm. Mỗi lần có sự cố như ô tô chết máy va chạm trong hầm là một lần đội quân quản lý vận hành lại phải đóng hầm giải quyết sự cố. Quản lý vận hành đã ứng trực giải quyết tai nạn rất tốt, có những cuộc giải cứu chỉ tính bằng phút. Hải Vân 2 được xem như cuộc“giải cứu” từ trong lòng núi.

PGS.TS. Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho rằng: “Mới chỉ một thời gian ngắn đưa vào vận hành nhưng Hải Vân 2 đã khẳng định sự ưu việt của việc lưu thông 2 ống hầm. Nó đã khắc phục tối đa các hạn chế về tổ chức giao thông và quản lý vận hành của hầm Hải Vân 1 như: Quẩn khí, tốn kém trong vận hành hệ thống lọc bụi tĩnh điện (3 trạm lọc bụi tĩnh điện), hệ thống hút khí bẩn và cấp khí tươi và nguy cơ mất ATGT do lưu thông 2 làn xe ngược chiều trong một ống hầm”.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã đánh giá việc triển khai giai đoạn 2 của dự án sẽ góp phần đảm bảo năng lực vận hành, khai thác hầm Hải Vân, đặc biệt trước đà tăng trưởng lưu lượng phương tiện 10% - 15%/năm, ngăn ngừa tình trạng quá tải ở ống hầm Hải Vân 1 hiện nay, đồng thời đồng bộ quy mô 4 làn xe trên toàn tuyến quốc lộ 1.

Nguyễn Trang

Tin khác

Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

Hà Nội: Nhiều showroom ô tô lấn chiếm vỉa hè, lòng đường thành “của riêng”

(CLO) Vì mục đích kinh doanh không ít showroom ô tô, cửa hàng sửa chữa xe hơi chiếm lấn vỉa hè, tận dụng vỉa hè, lòng đường gây mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.

Giao thông
Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

Đến năm 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng hàng hải khoảng 351.500 tỷ đồng

(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Giao thông
Hà Nội: Nghiêm cấm xe khách tuyến cố định bỏ chuyến để vận chuyển khách hợp đồng

Hà Nội: Nghiêm cấm xe khách tuyến cố định bỏ chuyến để vận chuyển khách hợp đồng

(CLO) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải, khai thác bến xe trên địa bàn phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Giao thông
Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

Loạt giải pháp hàng không ứng phó với thiếu hụt tàu bay, giá vé tăng cao

(CLO) Nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trước bối cảnh thiếu hụt đội tàu bay, các hãng hàng không Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp như kéo dài thời gian khai thác đội tàu bay, tăng cường bay đêm, khai thác tàu bay thân rộng,...

Giao thông
Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Sẽ có 2 trạm dừng nghỉ tạm thời trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

(CLO) Tin từ Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh cho biết, cao tốc Bắc - Nam đoạn Cam Lộ - La Sơn đang được triển khai xây dựng hai trạm dừng nghỉ tạm thời để phục vụ nhu cầu của người dân.

Giao thông