Hạn chế các trường sư phạm: Rút lại còn 10 trường nên hay không?

Thứ bảy, 02/06/2018 16:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trước tình trạng giáo viên vừa thừa vừa thiếu, Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ rà soát, sắp xếp và quy hoạch các cơ sở đào tạo giáo viên trên cơ sở các quy chuẩn về điều kiện đảm bảo chất lượng để hình thành 10 cơ sở đào tạo giáo viên trung tâm có uy tín, đủ năng lực đào tạo giáo viên.

Ðể đội ngũ nhà giáo có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, đòi hỏi ngay từ quá trình đào tạo của các trường sư phạm cần có sự đổi mới. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc phát triển các trường sư phạm còn nhiều vấn đề đặt ra. Theo Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT), đến hết năm học 2016 - 2017, cả nước có 58 trường đại học, 57 trường cao đẳng, 40 trường trung cấp có ngành đào tạo giáo viên (trong đó, có 14 trường đại học sư phạm, 33 trường cao đẳng sư phạm và hai trường trung cấp sư phạm). 

Riêng 14 trường đại học sư phạm (trong đó, có bảy trường sư phạm trọng điểm) trực thuộc Bộ GD&ÐT là những trường chuyên đào tạo giáo viên các cấp, có lịch sử xây dựng và phát triển lâu đời, đội ngũ mạnh, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ tốt trong đào tạo giáo viên. Ngoài ra, có 44 trường đại học đa ngành trực thuộc địa phương có đào tạo sư phạm, nhưng chủ yếu xuất phát điểm là chuyển từ trường cao đẳng sư phạm. 

Ðối với cao đẳng và trung cấp, ngoài một số trường sư phạm thì đang tồn tại khá nhiều trường kinh tế, kỹ thuật cũng tham gia đào tạo sư phạm. Thực tế, ngành sư phạm khủng hoảng từ lâu và hiện nay đang ở giai đoạn bùng phát, buộc Bộ GD-ĐT và cả Chính phủ phải vào cuộc để giải quyết. 

Nhằm nâng cao chất lượng đầu vào sư phạm, Bộ GD&ĐT sẽ giao chỉ tiêu căn cứ vào nhu cầu của từng địa phương và năng lực của từng trường, quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của từng ngành, trình độ đào tạo giáo viên, trong đó ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào sư phạm năm 2018 cao hơn so với năm 2017. Từ năm 2016, Bộ GD-ĐT đã dự báo đến năm 2020 sẽ thừa 70.000 cử nhân sư phạm nhưng vẫn không có biện pháp ngăn chặn. Hàng ngàn giáo viên hợp đồng dạy cầm hơi chờ ngày được tuyển dụng. 

Thậm chí, Bộ GD&ĐT còn đề xuất tìm kiếm nghề khác cho giáo viên đào tạo dôi dư. Trong nhiều năm qua, hệ thống trường sư phạm lạm phát đến tận các địa phương, cứ cắm cúi đào tạo "mù" mà không theo nhu cầu xã hội. Ngành sư phạm phải thay đổi toàn diện nhưng chỉ riêng ngành giáo dục thì không thể làm được. 

Báo Công luận
 Hàng ngàn giáo viên hợp đồng dạy cầm hơi chờ ngày được tuyển dụng. (Ảnh minh hoạ) 

Trước hết, phải tổ chức lại hệ thống các trường sư phạm, mạnh dạn giải thể, sáp nhập các trường yếu kém, tập trung nâng cấp các trường khu vực có chất lượng cao. Kết hợp địa phương khảo sát thực tế nhu cầu, dự báo chính xác nhân lực cho ngành sư phạm để có kế hoạch đào tạo. Thay đổi phương thức phân công nhiệm sở, dựa vào kết quả học tập chứ không phải đào tạo xong là trả về địa phương. Đặc biệt, phải giải quyết cho được định chế hành chính, trả sự quản lý giáo viên về cho ngành giáo dục. Bởi lẽ, ngành này lâu nay không quản lý được khâu tuyển dụng giáo viên ở địa phương. 

Trước tình hình đó, Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề án quy hoạch lại các cơ sở giáo dục đại học, trong đó có các trường sư phạm. Theo đó sẽ rà soát, sắp xếp để hình thành 10 cơ sở đào tạo giáo viên có uy tín. Các cơ sở đào tạo khác sẽ chuyển đổi hoạt động để trở thành phân hiệu hay vệ tinh của các trường trung tâm, tập trung vào nhiệm vụ đào tạo lại và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cho toàn hệ thống. 

Toàn bộ chương trình đào tạo của các trường sư phạm sẽ được chuẩn hóa và sử dụng đồng bộ trong toàn hệ thống để đảm bảo chất lượng đào tạo giáo viên. Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các địa phương rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên theo từng môn học, bậc học gắn với quy hoạch, cơ cấu lại hệ thống các cơ sở giáo dục để sắp xếp, bố trí, sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên hiện có và thực hiện chính sách tinh giản biên chế, đồng thời sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên của các địa phương trong thời gian tới. 

Trước những dư luận trái chiều, lo ngại về tính khả thi của đề án này, trước đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cũng nhấn mạnh, bước đầu cải cách, chắc chắn sẽ sóng sánh một chút nhưng sau đó, mọi vấn đề sẽ đi vào ổn định, tốt đẹp với sự quyết tâm của toàn ngành. Đại diện các trường đại học khẳng định việc này sẽ giúp chất lượng đầu vào sư phạm tốt hơn nhiều song không dễ để tuyển sinh, thậm chí nhìn thấy trước viễn cảnh có thể phải đóng cửa một số ngành đào tạo bởi nhiều lý do. 

Với tình hình tuyển sinh năm nay và việc nhu cầu giáo viên giảm sút mạnh trong những năm tới, cần có giải pháp cho các trường sư phạm. Nhiều ý kiến cho rằng, trong quá trình đổi mới giáo dục đại học, nhằm xây dựng hệ thống các trường đại học sao cho thích nghi với kinh tế thị trường, đã có ý kiến không nên xây dựng hệ thống trường sư phạm khép kín. 

Theo đó, Đại học sư phạm nên chuyển thành đại học đa lĩnh vực. Ngoài đào tạo giáo viên còn đào tạo các ngành khác. Cao đẳng sư phạm thì nên chuyển thành cao đẳng cộng đồng đào tạo đa ngành ở cấp thấp và đào tạo các nghề phục vụ địa phương. Hệ thống nhà trường phải mềm dẻo mới thích nghi được biến động của thị trường./.

Huyền Thu

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục