Hàn gắn thương mại Mỹ - Trung sẽ giúp giải cứu nền kinh tế toàn cầu

Thứ ba, 21/06/2022 19:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Xung đột Nga - Ukraine, dư âm đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu rồi đến cuộc chiến thương mại Nga - phương Tây đã khiến lạm phát tăng vọt, cũng như đang đẩy nhiều quốc gia rơi vào suy thoái. Rõ ràng, thế giới không còn cần thêm một cuộc chiến thương mại nào nữa giữa Mỹ và Trung Quốc.

Rạn nứt đang được hàn gắn

Thực ra, cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã tồn tại, còn từng là nỗi lo lớn đối với nền kinh tế toàn cầu trong nhiều năm trước đây. Nhưng giờ chính mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại đang đóng vai trò như cứu cánh để ngăn nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Đơn giản vì nếu 2 nền kinh tế chiếm khoảng 42% GDP toàn cầu này cùng nhìn về một hướng và vực lại quan hệ thương mại song phương, nó không chỉ có lợi cho cả 2 nước mà còn có thể bù đắp được cho các cuộc khủng hoảng đang đồng loạt diễn ra trên thế giới.

han gan thuong mai my  trung se giup giai cuu nen kinh te toan cau hinh 1

Mối quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang được hàn gắn trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa: Internet

Rất may, những hy vọng mới trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang dần xuất hiện. Ít nhất thì các quan chức ở Washington và Bắc Kinh dường như đang nói chuyện trở lại và đó có thể là dấu hiệu báo trước cho một sự hạ nhiệt rất cần thiết trong căng thẳng thương mại giữa hai nước nói riêng, toàn cầu nói chung.

Mới nhất vào ngày 18/6 vừa rồi, ông Joe Biden đã bày tỏ mong muốn sớm gặp lại Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc lần đầu kể từ khi ông trở thành Tổng thống Mỹ. Ông Biden còn biết thêm các cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ “sớm” diễn ra và điều quan trọng hơn ông đang “trong quá trình” quyết định sẽ chấm dứt cuộc chiến thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc do người tiền nhiệm Donald Trump áp đặt.

Sau đó một ngày, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cũng đã phát đi một thông báo rằng họ nhận thấy một số thuế quan đối với Trung Quốc từ thời ông Trump "không có mục đích chiến lược" và nói thêm rằng ông Tổng thống Mỹ đang xem xét loại bỏ chúng như một cách để giảm lạm phát.

Như đã biết, cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt lên hàng trăm tỷ USD thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc vào các năm 2018 và 2019 trong bối cảnh cuộc chiến thương mại gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới diễn ra. Việc cởi bỏ nút thắt này từng được xem như vấn đề cốt lõi của nền kinh tế thế giới trong một thời gian dài, trước khi bị lu mờ bởi một loạt cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy đến với thế giới: từ đại dịch Covid-19, cuộc chiến Ukraine - Nga, biến đổi khí hậu, tắc nghẽn nguồn cung… cho đến những đòn trừng phạt qua lại giữa Nga và phương Tây

Bởi vậy, một thỏa thuận để bình thường hóa thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đang được chờ đợi hơn bao giờ hết, như một cách để giúp xì bớt hơi cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang phình quá to bởi một loạt các biến cố mang lại. Cụ thể hơn, nó sẽ mở đường cho các mối quan hệ tốt hơn và dòng chảy thương mại song phương mạnh mẽ hơn. Hơn bao giờ hết, đây là thời điểm mà các cường quốc lớn nhất thế giới cần hàn gắn những khác biệt của họ và đặt lợi ích của nền kinh tế toàn cầu lên hàng đầu.

Một thỏa thuận thương mại được khắc phục giữa Mỹ và Trung Quốc có thể cung cấp một khoảng dừng cần thiết cho sự phục hồi toàn cầu đang có nguy cơ bị phá hoại nặng nề bởi cuộc chiến Ukraine, lạm phát tăng cao và các cú sốc lãi suất đang ngày càng nở rộ trên toàn thế giới. Chính vì vậy, việc có thể khơi thông lại dòng chảy thương mại Mỹ-Trung là rất quan trọng.

Lưu ý, thương mại thế giới từng có phần tắc nghẽn lại sau khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc vào tháng 1 năm 2018 và Bắc Kinh đáp trả bằng các biện pháp trả đũa, được tính toán đã lấy đi khoảng 1% tiềm năng tăng trưởng toàn cầu, khiến nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng xấu trước khi cuộc khủng hoảng Covid-19 xảy ra.

Hiệu ứng domino từ thuế quan của cựu Tổng thống Trump đối với Trung Quốc vào năm 2018 dẫn đến dòng chảy thương mại thế giới thu hẹp mạnh và tốc độ co trung bình hàng năm trong 3 tháng giảm xuống mức âm 7% vào tháng 1 năm 2019. Tương ứng, tăng trưởng GDP toàn cầu giảm từ 3,7 % trong năm 2017 xuống 2,9% vào năm 2019 do chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng đã tác động đến hoạt động kinh doanh.

Hành động của ông Trump đã đạt được mục tiêu mong muốn là giảm thâm hụt với Trung Quốc từ mức cao nhất 418 tỷ USD vào năm 2018 xuống 310 tỷ USD vào năm 2020, nhưng với một chi phí đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, gần đây hơn, thâm hụt thương mại Mỹ-Trung dường như đang có xu hướng trở lại và có thể quay trở lại hơn 400 tỷ USD trong năm nay.

Cứu cánh cho nền kinh tế thế giới

Cần biết rằng, tình hình kinh tế thế giới đang rất ảm đạm. Vào tháng 3 vừa rồi, dữ liệu từ Văn phòng Phân tích Chính sách Kinh tế của Hà Lan cho thấy động lực thương mại toàn cầu chậm lại rất mạnh trong vài tháng đầu năm 2022. Tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới, trung bình động trong 3 tháng, chỉ đạt 3 % trong tháng Ba, so với mức tăng trưởng hàng năm vẫn lên tới 13,2 % vào hồi tháng Một.

han gan thuong mai my  trung se giup giai cuu nen kinh te toan cau hinh 2

Phái đoàn Mỹ do Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan (trái) dẫn đầu từng đàm phán với phái đoàn Trung Quốc do nhà ngoại giao hàng đầu Dương Khiết Trì (phải) dẫn đầu tại Luxembourg vào ngày 13/6 mới đây. Ảnh: Tân Hoa xã.

Tác động của cuộc chiến Ukraine đã gây ra nhiều thiệt hại hơn trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, khi các lệnh trừng phạt quốc tế gia tăng đối với Nga và nước này cũng đã đáp trả bằng cách hạn chế cung cấp dầu và khí đốt cho châu Âu, cũng như làm đình trệ nguồn cung cấp lương thực vốn chiếm một tỷ trọng lớn đối với thế giới mà Nga và Ukraine cùng nhau nắm giữ.

Bởi vậy, sự thay đổi là cần thiết đối với cả Trung Quốc lẫn Mỹ. Mối quan hệ cũng có thể dễ dàng đạt được tiến bộ nhờ sự thay đổi chính sách kinh tế vĩ mô của cả hai bên. Trung Quốc đang có những bước đi đúng hướng bằng cách chuyển trọng tâm chính sách từ tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu sang mở rộng kinh tế dựa vào nội địa hơn theo chiến lược lưu thông kép của mình. Điều này có thể kéo thêm nhu cầu nhập khẩu từ tiêu dùng trong nước, giúp giảm căng thẳng thương mại với phần còn lại của thế giới.

Về phía Mỹ, nước này đang đứng trước sức ép tránh rơi vào suy thoái lớn nhất trong hàng chục năm gần đây. Tỷ lệ lạm phát kỷ lục khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ đã phải nâng mức lãi suất đồng USD lên cao nhất trong vòng 4 thập kỷ qua. Việc Mỹ sẵn sàng điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô và thậm chí cả chính sách ngoại giao chiến lược là hoàn toàn có thể, trong đó có việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc, cũng như xoa dịu sự căng thẳng về địa chính trị giữa 2 nước

Hiện, mọi chuyện đang diễn ra theo chiều hướng thuận lợi. Bất chấp những lo lắng về việc tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc trong năm nay đang chậm lại, xuất khẩu của tháng 5 đã tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái, một hiệu suất sẽ còn được cải thiện khi các hạn chế Covid-19 của Trung Quốc tiếp tục được nới lỏng. Trong khi đó, đồng USD mạnh lên sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Mỹ.

Bởi vậy, nếu Mỹ và Trung Quốc có thể phá vỡ thế bế tắc về cuộc chiến thương mại, giao thương giữa 2 nước sẽ sẵn sàng bùng nổ trở lại, và thế giới sẽ là người chiến thắng. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa 2 cường quốc lớn nhất thế giới này sẽ đóng vai trò quyết định để giúp nền kinh tế toàn tránh khỏi suy thoái, khi mà những niềm hy vọng về việc cuộc xung đột Nga - Ukraine hay cuộc chiến trừng phạt giữa Nga - phương Tây sớm chấm dứt đang quá mờ mịt!

Hải Anh

Tin mới

Tây Ban Nha sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp tăng cường hiện diện tại Việt Nam

Tây Ban Nha sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp tăng cường hiện diện tại Việt Nam

(CLO) Trong cuộc gặp gỡ với báo chí sau hội đàm cùng với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết sẽ hỗ trợ khoảng 300 triệu Euro để các doanh nghiệp Tây Ban Nha tăng cường hiện diện tại Việt Nam.

Tin tức
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh nhằm hồi sinh than đá

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh nhằm hồi sinh than đá

(CLO) Hôm 8/4, Tổng thống Donald Trump đã ký một loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp than đá của Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Thanh khoản tăng, chứng khoán giảm chậm lại

Thanh khoản tăng, chứng khoán giảm chậm lại

(CLO) Phiên giao dịch sáng 9/3, lực bắt đáy xuất hiện giúp thanh khoản tăng, VN-Index giảm chậm lại.

Kinh doanh - Tài chính
Video hé lộ chiến đấu cơ J-36 ba động cơ không đuôi của Trung Quốc gây chấn động giới quân sự

Video hé lộ chiến đấu cơ J-36 ba động cơ không đuôi của Trung Quốc gây chấn động giới quân sự

(CLO) Đoạn video ngắn mới xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc hôm 7/4 đã hé lộ hình ảnh cận cảnh của một máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo được cho là J-36 – loại máy bay ba động cơ không cánh đuôi.

Thế giới 24h
Đức dừng chương trình tái định cư người tị nạn của Liên hợp quốc

Đức dừng chương trình tái định cư người tị nạn của Liên hợp quốc

(CLO) Chính phủ Đức đã ra lệnh tạm dừng chương trình tái định cư người tị nạn của Liên hợp quốc, một chương trình mà nước này đã tham gia từ năm 2012.

Thế giới 24h
Châu Âu vừa trải qua tháng 3 ấm nhất trong lịch sử

Châu Âu vừa trải qua tháng 3 ấm nhất trong lịch sử

(CLO) Theo dữ liệu mới nhất từ Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh Châu Âu, tháng Ba năm 2025 đã trở thành tháng 3 nóng nhất từng được ghi nhận tại Châu Âu.

Biến đổi khí hậu
Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt phong tỏa Gaza

Tổng Thư ký Liên hợp quốc kêu gọi chấm dứt phong tỏa Gaza

(CLO) Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã lên tiếng về tình hình nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza, nhấn mạnh rằng "người dân đang mắc kẹt trong một vòng xoáy chết chóc vô tận" do các cuộc không kích mới của Israel và lệnh cấm vận đối với viện trợ cần thiết.

Thế giới 24h
Việt Nam và Tây Ban Nha trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

Việt Nam và Tây Ban Nha trao nhiều văn kiện hợp tác quan trọng

(CLO) Sáng 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Vương quốc Tây Ban Nha Pedro Sanchez đã chứng kiến lễ trao các văn kiện hợp tác giữa các bộ, ngành, cơ quan hai nước.

Tin tức
Cầu dân sinh xuống cấp, lan can nghiêng ngả ở Hà Nội

Cầu dân sinh xuống cấp, lan can nghiêng ngả ở Hà Nội

(CLO) Hà Nội hiện nay có tới 144 cầu tạm, cầu yếu, cầu dân sinh. Trong đó, có một số cây cầu đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng hằng ngày vẫn 'gồng gánh' nhu cầu giao thông của người dân.

Công luận 24H
Giá xăng ngày mai sẽ giảm 'sốc'?

Giá xăng ngày mai sẽ giảm 'sốc'?

(CLO) Trong kỳ điều chỉnh ngày mai (10/4), giá xăng trong nước có thể giảm rất mạnh, dao động từ 1.300 - 1.600 đồng/lít, tùy loại. 

Thị trường - Doanh nghiệp
Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đảm bảo khoa học, đồng bộ sau sáp nhập

Chính phủ yêu cầu đánh số nhà đảm bảo khoa học, đồng bộ sau sáp nhập

(CLO) Chính phủ giao Bộ Xây dựng ban hành hướng dẫn để thống nhất việc rà soát, đánh số và gắn biển số nhà trên toàn quốc, đảm bảo khoa học và đồng bộ ở cả đô thị, nông thôn lẫn miền núi.

Công luận 24H
Người dân làng Tây Tựu bội thu hoa loa kèn đầu mùa vụ

Người dân làng Tây Tựu bội thu hoa loa kèn đầu mùa vụ

(CLO) Đầu tháng 4 hàng năm, người dân trồng hoa làng Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại tất bật vào vụ thu hoạch hoa loa kèn để kịp cung ứng ra thị trường tiêu thụ cho người dân trong cả nước.

Đời sống văn hóa
Bị cuốn vào gầm xe đầu kéo nhưng vẫn sống sót

Bị cuốn vào gầm xe đầu kéo nhưng vẫn sống sót

(CLO) Khoảng 16h15 ngày 8/4, anh Thanh, trú tại xã Quảng Trị, huyện Đạ Huoai, điều khiển xe máy lưu thông trên đường Trần Phú (thị trấn Lộc Thắng) theo hướng về tỉnh lộ 725. Khi đến vòng xoay ngã 5 để rẽ vào xã Lộc Ngãi, xe máy của anh bất ngờ va chạm với một xe đầu kéo (chưa rõ danh tính tài xế) đang di chuyển cùng chiều và rẽ về hướng quốc lộ 20.

Công luận 24H
Hà Nội yêu cầu xác minh việc khai thác đất lâm nghiệp trái phép tại Sóc Sơn, Quốc Oai

Hà Nội yêu cầu xác minh việc khai thác đất lâm nghiệp trái phép tại Sóc Sơn, Quốc Oai

(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1264/UBND-NNMT yêu cầu tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và xử lý tình trạng san ủi, xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp. 

Tin tức
Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh về Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh về Bệnh viện Đa khoa Đức Giang

(CLO) UBND TP Hà Nội yêu cầu làm rõ thông tin phản ánh "Bệnh viện Đa khoa Đức Giang: Yếu kém về năng lực hay vô cảm trước nỗi đau của người bệnh?".

Tin tức
Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Học sinh được nghỉ kéo dài 5 ngày

Nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Học sinh được nghỉ kéo dài 5 ngày

(CLO) Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay, học sinh các cấp từ mầm non đến phổ thông trên cả nước sẽ được nghỉ tổng cộng 5 ngày liên tiếp, bắt đầu từ thứ Tư (30/4) đến hết Chủ nhật (4/5).

Giáo dục
Bình Luận

Tin khác

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

K9 'Thần sấm' của Hàn Quốc, lựu pháo bán chạy nhất thế giới phô diễn sức mạnh

(CLO) Sau khi Romania đặt mua 54 pháo tự hành K9 Thunder hồi tháng 1, Na Uy mới đây cho biết cũng mua thêm 24 khẩu pháo 155mm có biệt danh “Thần sấm” này. Những đơn hàng liên tiếp đưa K9 Thunder trở thành lựu pháo tự hành bán chạy nhất thế giới và giúp Hàn Quốc khẳng định vị thế trên thị trường vũ khí toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

Bảo hộ bằng thuế quan và những bài học của một số quốc gia

(CLO) Mức thuế quan cao mà Tổng thống Donald Trump đưa ra sẽ khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia bảo hộ nhất thế giới. Vậy trong lịch sử, có những nước “siêu bảo hộ” khác không và tác động của chính sách này với họ như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

Thời đại thuế quan: Sự chấm dứt của thương mại tự do

(CLO) Kỷ nguyên thương mại quốc tế ngày càng tự do và mở rộng, được xây dựng dựa trên luật lệ mà Mỹ góp phần tạo ra, đã kết thúc đột ngột.

Tiêu điểm Quốc tế
Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

Cứu trợ thảm họa tại Myanmar: Cảm kích Việt Nam

(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.

Tiêu điểm Quốc tế
'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

'Thay tướng đổi vận', Canada sẽ vượt qua cuộc chiến thương mại với Mỹ?

(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.

Tiêu điểm Quốc tế
Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

Tiêm kích F-47 của Mỹ mạnh hơn Su-57 và J-20 như thế nào?

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?

Tiêu điểm Quốc tế
Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

Con đường hòa bình cho Ukraine: Ngổn ngang trăm mối

(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

Thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine: Ai giám sát và giám sát như thế nào?

(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?

Tiêu điểm Quốc tế
Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ trong cuộc đua giành khoáng sản châu Phi

(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.

Tiêu điểm Quốc tế
Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

Nguy cơ AI khơi mào chiến tranh hạt nhân không phải chuyện viễn tưởng

(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.

Tiêu điểm Quốc tế