(CLO) Nguồn cung dầu thiếu hụt, nhu yếu phẩm trở nên khan hiếm khi dự trữ ngoại hối cạn kiệt, tất cả những điều đó đã phủ bóng lên nền kinh tế Sri Lanka trong suốt những ngày qua.
Khi tình trạng khan hiếm USD của Sri Lanka trở nên tồi tệ hơn, một năm kinh tế mới của Sri Lanka với những dấu hiệu bất thường về tình trạng khan hiếm hàng hóa cơ bản đã lan rộng trên toàn đất nước. Chẳng hạn, tình trạng thiếu gas trên diện rộng đã khiến người dân đất nước phải đốt nến, và điều đó đã dẫn đến hệ quả thiếu nguồn cung nến.
Một người đàn ông đếm tiền lẻ tại một trạm xăng vào ngày 18 tháng 10 năm 2021, ở Colombo. Ảnh: Getty Images.
Khi các ngôi nhà tìm kiếm ánh sáng sau khi bị cắt điện, nến là một trong những hàng hóa có nhu cầu ngày càng tăng, nhưng các cây nến cũng đã biến mất khỏi kệ bán hàng tại các siêu thị. Các sản phẩm khác bao gồm sữa bột hay một thức uống bổ sung yêu thích như một tách trà - thức uống dân tộc, cũng biến mất theo.
Việc thiếu nến không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy quốc gia Nam Á đang mắc nợ này không có khả năng chi ngoại tệ để trả cho dầu nhập khẩu – nguyên liệu chạy máy phát điện tại các công ty năng lượng. Các bộ trưởng chính phủ trong chính quyền của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa cũng đã cảnh báo về những đêm đen phía trước với các cuộc tranh luận công khai về tình trạng an ninh năng lượng của đất nước.
Bộ trưởng Năng lượng Udaya Gammanpila nói với các phóng viên hôm thứ 4 rằng: “Tôi đã chỉ thị cho Tập đoàn Dầu khí Ceylon cung cấp 10.000 tấn dầu cho Hội đồng Quản trị Điện lực Ceylon( CEB )” – một công ty tiện ích nhà nước sử dụng tên cũ của đảo Ấn Độ Dương. Theo ông, CEB cần khoảng 1.500 tấn dầu mỗi ngày và con số này sẽ đủ cung cấp điện trong tám ngày.
Đổi lại, Bộ trưởng Điện lực Gamini Lokuge đã đưa ra một thông điệp khác, đảm bảo với công chúng rằng các quan chức của ông cam kết cung cấp điện không bị gián đoạn. Ông nói với các phương tiện truyền thông địa phương rằng đất nước sẽ không bị cắt điện vào cuối tháng.
Tuy nhiên, các nhà quan sát dày dạn kinh nghiệm đã cảnh báo rằng tình trạng mất điện rất có thể sẽ xảy đến, sau quyết định của chính phủ Rajapaksa trong tuần này về việc giảm dự trữ ngoại hối của đất nước để thanh toán một trái phiếu chính phủ trị giá 500 triệu USD, đáo hạn vào ngày 18 tháng 1. Theo các nhà quan sát, điều đó đã cắt đứt dòng ngoại hối hạn chế để thanh toán cho một danh sách dài các mặt hàng nhập khẩu, bao gồm cả dầu.
Nishan de Mel, giám đốc điều hành của Verite Research, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Colombo, cho biết: “Chúng tôi đã thiếu nhiên liệu rồi nhưng chúng tôi quyết định sẽ dùng USD để trả nợ. Trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, dân chúng cũng nên chia sẻ với chúng tôi ... đừng nên tăng thêm gánh nặng nỗi đau cho đất nước.”
Quyết định của chính phủ nhằm trả khoản nợ USD này đã khiến tình thế khó xử với đồng USD của Sri Lanka trở nên nhẹ nhõm hơn. Bộ trưởng Tài chính Basil Rajapaksa, em trai của Tổng thống, cho biết tổng nợ nước ngoài của nước này cho năm 2022 là 6,9 tỷ USD, bao gồm cả trái phiếu chính phủ trị giá 1 tỷ USD đáo hạn vào tháng 7.
Nước này bắt đầu một năm chỉ với 1,6 tỷ USD dự trữ ngoại hối có thể sử dụng, với 1,5 tỷ USD bổ sung được rút ra từ giao dịch hoán đổi với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, theo các nguồn ngân hàng thương mại, không thể được sử dụng để trả nợ cho các thực thể không phải của Trung Quốc.
Một báo cáo mới của Ngân hàng Thế giới cho thấy những sóng gió sẽ mạnh hơn vào năm 2022, thách thức các dự báo tăng trưởng phóng đại của chính phủ quốc gia này. Các quan chức ở Colombo đã ước tính rằng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm nay đạt 5,5% nhờ ngành du lịch hồi sinh. Điều đó xuất hiện sau những tuyên bố rằng đất nước sẽ đạt mức tăng trưởng dự kiến 4,5% vào năm 2021.
Nhưng Ngân hàng Thế giới đã xếp Sri Lanka vào danh sách những quốc gia tụt hậu về kinh tế so với các nước đồng nghiệp Nam Á, dự báo tăng trưởng 2,1% vào năm 2022, giảm so với mức dự kiến 3,3% vào năm 2021.
Đây là ước tính tăng trưởng tồi tệ nhất vào năm 2022 trong khu vực, bao gồm cả Ấn Độ, dự kiến tăng 8,3%; Bangladesh, tăng 6,4%; và Nepal, tăng 3,9%. Ngân hàng Thế giới cho biết trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu” được công bố vào tuần trước của khu vực Nam Á sẽ tăng lên 7,6% vào năm 2022.
Những dấu hiệu ban đầu cho thấy Sri Lanka cạn kiệt USD lần đầu tiên xuất hiện vào giữa năm 2020, khi quốc gia này ngừng tiếp cận thị trường vốn quốc tế để huy động USD thông qua trái phiếu chính phủ để tái cấp vốn cho khoản nợ nước ngoài đang phình to của mình, ước tính khoảng 35 tỷ USD.
Quyết định này theo sau một đợt cắt giảm thuế lớn của chính phủ Rajapaksa mới được bầu vào cuối năm 2019 để thúc đẩy nền kinh tế, từ đó làm trầm trọng thêm thâm hụt ngân sách. Theo các nhà phân tích, điều đó đã khiến các cơ quan xếp hạng quốc tế kinh hoàng về tình trạng của Sri Lanka.
Murtaza Jafferjee, giám đốc điều hành của JB Securities, một công ty tư vấn tài chính tại Colombo cho biết: “Kể từ khi các cơ quan xếp hạng hạ cấp tin dụng của quốc gia này vào giữa năm 2020, hồi chuông cảnh báo đáng lẽ đã vang lên, vì chúng tôi mất quyền tiếp cận thị trường nên không thể tái cấp vốn và đảo nợ. Sự khan hiếm đô la sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn kể từ bây giờ.”
Một số dữ liệu quan trọng đã cho thấy rằng dòng ngoại hối chảy vào Sri Lanka còn rất lâu mới xuất hiện. Theo Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mới thu hút được một khoản nhỏ, trong đó nửa đầu năm 2021 chỉ thu hút được 398 triệu USD.
Hội đồng Đầu tư của đất nước đã đặt mục tiêu đảm bảo 1 tỷ USD vào cuối năm 2021, đây là một mục tiêu đầy tham vọng của quốc gia này khi vào năm 2022 Sri Lanka chỉ thu hút được 550 triệu USD, giảm từ 793 triệu USD so với năm 2019.
Một loạt các yếu tố rủi rõ đã làm trầm trọng hơn vấn đền thiếu hụt ngoại hối của quốc gia. Thâm hụt thương mại dai dẳng của nước này đã đạt trung bình 10 tỷ USD hàng năm trong những năm gần đây; du lịch tụt dốc do COVID-19; và kế hoạch của chính phủ huy động 1,5 tỷ USD bằng cách chào bán các bất động sản có giá trị cao ở Colombo cho các nhà đầu tư nước ngoài đã gặp phải khó khăn.
Một nhân viên ngân hàng thương mại kỳ cựu nhận xét: “Chúng tôi chưa bao giờ cảm thấy tình trạng thiếu hụt đồng USD lại trầm trọng thế này. Các nhà nhập khẩu đã phải xoay xở suốt ba tháng qua để kiểm tra xem ngân hàng thương mại nào còn có đồng USD không.”
Cảng Colombo cũng đã lên tiếng khẳng định về tình trạng này. Theo các nguồn tin từ ngành vận tải, các công-te-nơ đầy hàng hóa đang chất thành đống do các nhà nhập khẩu không thể đảm bảo đủ số tiền bằng USD để thông quan. Các chuyến hàng chở dầu tại bến cảng sầm uất nhất của đất nước này cũng bị ngưng lại chờ đến khi có đủ só tiền USD để được chuyển xuống.
(CLO) Ngày 4/4, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ban hành Quyết định về việc cho thôi Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đối với ông Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs), người Việt Nam ở Angola.
(CLO) Các đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe thực hiện công khai, minh bạch và đúng quy định về giá cước vận tải; phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 1/5.
(CLO) Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có thông báo việc điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Ngày 4/4, Nhà Vua Philippe và Hoàng hậu Mathilde của Vương quốc Bỉ rời Thành phố Hồ Chí Minh, kết thúc tốt đẹp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 31/3 đến ngày 4/4, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Sau 2 ngày công chiếu sớm, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên thu về hơn 23 tỷ đồng doanh thu phòng vé, theo dữ liệu từ Box Office Vietnam.
(CLO) Ngày 4/4, tại TP Đồng Hới, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình tổ chức buổi gặp mặt, tặng quà và động viên các lực lượng quân nhân trên hành trình vào TP Hồ Chí Minh, tham gia huấn luyện phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
(CLO) Liên quan vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Cây xanh Công Minh, ngày 06/3/2025, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố đối với 03 bị can về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”; xác định: các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ trong hàng trăm dự án đã gây thiệt hại cho nhà nước gần 100 tỷ đồng.
(CLO) Việc Hoa Kỳ áp thuế lên hàng hoá Việt Nam sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, nhất là những ngành nghề có kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, điện tử, gỗ, nội thất,...
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công, nguồn tài chính công đoàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, áp dụng từ ngày 14/4/2025.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 5/4, Bắc Bộ ngày nắng đẹp, riêng Tây Bắc Bộ cục bộ có nơi mưa to về chiều tối. Khu vực Nam Bộ dự báo triều cường dâng cao gây ngập úng về chiều tối và đêm, đặc biệt với vùng trũng thấp ven biển, ven sông.
(CLO) Theo nguồn tin của phóng viên được biết, Công an tỉnh Đắk Lắk đã có quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với Nguyễn Thúc Thùy Tiên (SN 1998, trú tại TP Hồ Chí Minh).
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
Kết thúc quý đầu tiên của 2025, NCB ghi nhận lợi nhuận dương với các chỉ tiêu kinh doanh đạt mức tăng trưởng tích cực, các chỉ số an toàn tài chính có sự cải thiện tốt, đảm bảo tuân thủ theo quy định. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy NCB đang đi đúng lộ trình, tiến gần đến mục tiêu hoạt động an toàn và phát triển bền vững.
(CLO) Lợi nhuận sau kiểm toán năm 2024 của CTCP Tập đoàn Bệnh viện TNH (HOSE: TNH) tiếp tục sụt giảm, chỉ đạt 45 tỷ đồng – mức thấp nhất kể từ khi hoạt động. Nguyên nhân đến từ doanh thu khám chữa bệnh bảo hiểm bị điều chỉnh giảm và chi phí hoạt động tăng cao.
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận trước thuế chỉ còn 572,8 tỷ đồng, giảm mạnh 307 tỷ đồng, tương đương 35% so với số liệu báo cáo tự lập. Nguyên nhân chính đến từ khoản dự phòng ngắn hạn hơn 209 tỷ đồng liên quan đến dự án điện mặt trời Hồng Phong 4.
(CLO) Dù vượt mục tiêu trong năm 2024, An Phát Holdings (APH) vẫn tỏ ra thận trọng khi trình kế hoạch kinh doanh 2025 với doanh thu và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận sau thuế dự kiến chỉ đạt 60 tỷ đồng, giảm 50% so với năm trước, còn doanh thu hợp nhất dự kiến giảm tới 35%.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt và đột phá . Thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu giữa tổ chức tài chính với công ty công nghệ, mang đến lợi ích tối đa cho hai đơn vị hợp tác cũng như cho khách hàng và đối tác của các bên.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.