Hàn Quốc muốn phá vỡ sự phụ thuộc vào nhập khẩu của Trung Quốc

Thứ bảy, 21/05/2022 06:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hàn Quốc dưới thời tân tổng thống Yoon Suk-yeol muốn đa dạng hóa thương mại khỏi Trung Quốc và tăng cường quan hệ với các nền kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đang chuẩn bị tổ chức lại các mối quan hệ thương mại của đất nước mình bằng cách giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và xây dựng “liên minh chuỗi cung ứng”.

han quoc muon pha vo su phu thuoc vao nhap khau cua trung quoc hinh 1

Cho đến nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm 25% tổng kim ngạch thương mại vào năm ngoái. Ảnh: AFP.

Cho đến nay, Trung Quốc - nền kinh tế số 2 thế giới đang là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, chiếm 25% tổng kim ngạch thương mại năm ngoái, tiếp theo là Mỹ chiếm 15%.

Nhưng dưới chính quyền mới của Tổng thống Yoon, Hàn Quốc đang tìm cách thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với một loạt nền kinh tế ở Ấn Độ - Thái Bình Dương khác thay vì phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc trích dẫn lời một trợ lý cấp cao của tổng thống cho biết trong cuộc họp giao ban hôm thứ 5 rằng: “Chúng ta cần đa dạng hóa nhập khẩu. Chúng ta cần liên minh chuỗi cung ứng.”

Người phụ tá giấu tên cho biết: “Đây là thời đại mà việc xây dựng năng lực quản lý chuỗi cung ứng ở cấp quốc gia trở nên quan trọng. Chính phủ sẽ quản lý chuỗi cung ứng, vốn là cốt lõi của ý tưởng về an ninh kinh tế.”

Đảm bảo chuỗi cung ứng cho hàng hóa và nguyên liệu quan trọng đã trở thành ưu tiên của nhiều quốc gia sau đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ gia tăng. Nhưng dữ liệu cho thấy để thực hiện được dự định này, Hàn Quốc còn một chặng đường dài phía trước.

Dữ liệu từ Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc cho thấy, trong ba quý đầu năm ngoái, 3.941 trong số 12.586 mặt hàng mà Hàn Quốc nhập khẩu có mức phụ thuộc tối thiểu 80% vào một quốc gia cụ thể. Khoảng 1.850 mặt hàng, hoặc gần một nửa, có ít nhất 80% phụ thuộc vào Trung Quốc.

Kim Ba-woo, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Công nghiệp & Thương mại Hàn Quốc cho biết: “Cho dù đó là đất hiếm hay khí quý - mọi thứ đều có đủ trữ lượng ở những nơi khác ngoài Trung Quốc. Vấn đề là chi phí khai thác tài nguyên ở những nơi khác có thể cao hơn Trung Quốc do các quy định về môi trường”.

Hàn Quốc đang có kế hoạch chính thức đăng ký tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), với các bên ký kết trải dài các nền kinh tế ở Bắc và Nam Mỹ, cũng như các nước ở châu Á - Thái Bình Dương.

Viện Brookings, một tổ chức tư vấn của Mỹ, ước tính Hàn Quốc có thể thu được 86 tỷ USD mỗi năm khi gia nhập khối thương mại CPTPP, vì nó sẽ tăng cường vai trò của đất nước “trong chuỗi cung ứng châu Á và Bắc Mỹ bằng cách giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan với các nền kinh tế như như Nhật Bản, Malaysia, Mexico và Việt Nam ”.

Tất cả 11 quốc gia thành viên của CPTPP cần phê chuẩn thành viên mới, với các cuộc đàm phán dự kiến sẽ mất ít nhất một năm.

Hàn Quốc cũng sẽ tăng cường hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực Đông Nam Á sau khi tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), có hiệu lực vào tháng 1.

RCEP là khối thương mại lớn nhất thế giới, với 15 quốc gia thành viên là trung tâm của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) nhưng cũng bao gồm các nền kinh tế ngoài ASEAN.

Ngoài Hàn Quốc, các quốc gia như Đức, Nhật Bản và Mỹ đã tìm cách đa dạng hóa nhập khẩu từ các nước khác ngoài Trung Quốc như Brazil và Việt Nam với mặt hàng đất hiếm.

Tuy nhiên, cả hai quốc gia Brazil và Việt Nam vẫn thiếu phần lớn công nghệ cần thiết để sản xuất và tinh chế vật liệu như đất hiếm ở dạng có thể được sử dụng cho các mục đích công nghiệp. Vào năm 2020, Trung Quốc sản xuất 85% đất hiếm tinh luyện trên thế giới.

Huy Hoàng (Theo SCMP)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô