Hàng loạt địa phương đề nghị gia hạn áp dụng giá ưu đãi cho điện gió

Thứ bảy, 14/08/2021 20:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Mức công suất điện gió có thể vận hành trước thời điểm 31/10/2021 hơn 5.600MW như các chủ đầu tư đăng ký với EVN là không thực tế. Vì thế, loạt địa phương đã kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương gia hạn giá ưu đãi cho điện gió.

Các tỉnh đồng loạt đề nghị gia hạn

Trong 2 tuần gần đây, Ủy ban nhân dân các tỉnh Trà Vinh, Gia Lai, Sóc Trăng đồng loạt có văn bản đề xuất tới Thủ tướng và Bộ Công Thương đánh giá khả năng các dự án điện gió trên địa bàn không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11/2021 để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 Uscent/kWh (theo Quyết định 39/2018 của Thủ tướng).

cong tac lap dat diewewewen gio

Lý do được các địa phương đưa ra là do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp dẫn tới tiến độ cung cấp tuabin gió bị ảnh hưởng (nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ tại nước sở tại, vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng gặp khó do giãn cách xã hội), hoạt động xuất nhập cảnh của chuyên gia và công nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa bị gián đoạn, giá cả vật tư tăng cao bất thường…, nên rất nhiều dự án điện gió ở 4 tỉnh nêu trên đều đứng trước ngưỡng cửa chậm tiến độ vận hành.

Vì vậy, các địa phương đã kiến nghị Thủ tướng, Bộ Công Thương xem xét, chấp thuận gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT đối với các dự án trực thuộc địa bàn.

Theo UBND tỉnh Trà Vinh, đến nay UBND tỉnh Trà Vinh đã chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án điện gió với tổng công suất 570MW. Trong số này, ghi nhận 6 dự án đang được địa phương hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ thi công, gồm: điện gió Trà Vinh – Hàn Quốc (giai đoạn 1) công suất 48MW, điện gió V1-2 (48MW), điện gió số 3 tại vị trí V1-3 (48MW), điện gió Duyên Hải (48MW), điện gió Hiệp Thạnh (78MW), điện gió Đông Hải 1 (100MW).

Dien gio Ninh Thuan

Qua theo dõi tình hình thực tế cùng với đánh giá của chính các nhà đầu tư thì khả năng nhiều dự án trễ hẹn vận hành thương mại vào trước 31/10/2021. Do đó, tỉnh Trà Vinh kiến nghị Thủ tướng chấp thuận gia hạn thời gian áp dụng cơ chế giá FIT với các dự án điện gió trên địa bàn tới ít nhất là hết tháng 4/2022.

Tại tỉnh Sóc Trăng, có tổng cộng 20 dự án điện gió (tổng công suất 1.435MW) được duyệt vào quy hoạch phát triển điện gió của địa phương cũng như Quy hoạch điện VII. Hiện tại, tỉnh đã chấp thuận chủ trương đối với 16 dự án (tổng công suất khoảng 1.095MW), trong đó 11 dự án đang thi công.

Với ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới tình trạng chậm tiến độ thi công, khó đảm bảo vận hành kịp thời hạn hưởng giá FIT, UBND tỉnh Sóc Trăng kiến nghị Bộ Công thương trình Thủ tướng gia hạn thời gian thực hiện cơ chế giá FIT đến hết 31/3/2022. Đối tượng được hưởng gia hạn là các dự án điện gió đang triển khai thi công (đã có hợp đồng mua bán điện ký kết, hợp đồng mua sắm thiết bị, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật…).

UBND tỉnh Gia Lai là địa phương kiến nghị mốc lùi thời hạn ngắn nhất là đến hết 31/12/2021. Tính tới thời điểm hiện tại, địa phương này đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 17 dự án điện gió (tổng công suất khoảng 1.242MW, đã được duyệt vào quy hoạch).

Lo lắng với tiến độ điện gió

Theo số liệu cập nhật của EVN, đến hết ngày 3/8/2021 đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD). Tổng công suất đăng ký thử nghiệm COD của 106 nhà máy điện gió này là 5655,5 MW.

Tuy nhiên, đó chỉ là hồ sơ đăng ký của các chủ đầu tư, để số dự án này có thể vận hành thương mại thực tế thì rất khó. Bởi lẽ, trong số 106 nhà máy gửi hồ sơ, thì hàng chục dự án đến nay vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, có dự án trang thiết bị còn chưa thể tập kết ở dự án. Trong khi đó, thời gian đến hạn “chót” hưởng giá ưu đãi chỉ còn hơn 2 tháng nữa (31/10/2021 là kết thúc giá FIT điện gió).

Điều đó cho thấy, nhiều dự án chỉ đăng ký để “xí chỗ”, còn triển khai được hay không lại là câu chuyện khác. Bởi vì để có thể đáp ứng điều kiện hạn nộp hồ sơ chạy thử nghiệm thu chuẩn bị đề nghị công nhận Ngày vận hành thương mại (COD) trước thời điểm 31/10/2021, chủ đầu tư các nhà máy điện gió phải gửi văn bản và hồ sơ theo quy định cho bên mua điện (EVN) muộn nhất là ngày 3/8/2021. Vậy nên mới có việc hồ sơ đăng ký của các chủ đầu tư lên đến 106 dự án.

dien gio Bac Lieu

Theo ý kiến của giới chuyên môn, mức công suất điện gió có thể vận hành trước thời điểm 31/10/2021 hơn 5.600MW như các chủ đầu tư đăng ký với EVN là không thực tế. Dự kiến, chỉ khoảng 1 nửa trong số đó có thể vận hành thương mại như kế hoạch đã định, tức từ 2.000-2500MW.

Theo thông tin của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), hiện nay, tổng công suất các nguồn năng lượng tái tạo đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch đến năm 2025 khoảng 25.500 MW (chưa bao gồm các dự án điện mặt trời mái nhà). Bao gồm 13.900 MW điện mặt trời trang trại và 11.500 MW điện gió.

Như vậy còn lại khoảng 5.000 MW điện mặt trời và 6.144 MW điện gió đã phê duyệt quy hoạch nhưng không kịp đưa vào vận hành trong năm 2021.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có thông tin cụ thể về các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo cho giai đoạn sau tháng 10/2021 nên tiến độ các nguồn này còn nhiều rủi ro. Trong trường hợp các nguồn điện chậm tiến độ, nguồn năng lượng tái tạo ngừng triển khai sau mốc tháng 10/2021 (hết ưu đãi giá FIT điện gió), Viện Năng lượng cảnh báo hệ thống sẽ bị thiếu hụt nguồn cung. Sản lượng thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh điện năm 2025.

Ánh Dương

Tin khác

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

Quý 1/2024: Techcombank báo lãi 7.802 tỷ đồng, quán quân tỷ lệ CASA ở mức 40,5%

(CLO) Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 38,7% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi thế về vốn giá rẻ (tiền gửi không kỳ hạn - CASA) quý 1 tiếp tục tăng lên 40,5%, vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

Thanh Hoá sắp có nhà máy sản xuất ván tre hơn 3 nghìn tỷ đồng

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Thanh Hoá có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Nhà máy sản xuất ván tre OSB staBOO Thanh Hóa tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

Gazprom đóng cửa hàng chục giếng khí đốt tự nhiên

(CLO) Tập đoàn khí đốt tự nhiên khổng lồ Gazprom của Nga đã phải đóng cửa hơn hai chục giếng sản xuất trong trận lũ mùa xuân ở vùng Orenburg để giữ cho các giếng sản xuất khí đốt không bị ngập lụt, đơn vị Gazprom địa phương cho biết.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

Thêm nhà máy đạt trung hòa Carbon, Vinamilk tiến nhanh hành trình đến Net Zero

(CLO) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, Vinamilk công bố Nhà máy Nước giải khát đạt trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Như vậy, Vinamilk đang sở hữu tới 3 đơn vị (gồm 2 nhà máy và 1 trang trại) đạt chứng nhận về trung hòa Carbon, cho thấy những bước tiến quyết liệt của doanh nghiệp trên con đường tiến đến mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Thị trường - Doanh nghiệp
EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

EU sắp đạt thỏa thuận sử dụng tài sản của Nga cho Ukraine

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Bỉ Vincent Van Peteghem cho biết EU “gần đạt được một thỏa thuận chính trị” về việc thu lợi nhuận từ dự trữ ngân hàng trung ương của Nga vẫn bị đóng băng do các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine.

Thị trường - Doanh nghiệp