(CLO) Từ khi dự án đi vào hoạt động sản xuất, đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương đã tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân. Mới đây, Sở TN&MT Hải Dương đã chỉ rõ nhiều tồn tại, vi phạm trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản của đơn vị này.
Xây dựng công trình không giấy phép
Theo phản ánh của người dân, Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương ở xã Quang Thành (huyện Kinh Môn) khi đi vào vận hành đường băng truyền xỉ thải đã phát sinh khói bụi và tiếng ồn lớn, khiến người dân khu dân cư Mạc Ngạn, phường Đồng Lạc (Chí Linh) bức xúc. Ngoài ra, thời gian gần đây đã xảy ra việc sạt lở đất rừng ở khu vực giáp ranh bãi thải xỉ Nhiệt điện BOT Hải Dương…
Tại báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong quá trình triển khai thực hiện khu bãi thải xỉ thuộc dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT, chủ đầu tư là Công ty TNHH Điện lực Jaks Hải Dương còn một số tồn tại, vi phạm trong lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản.
Cụ thể, diện tích bãi thải xỉ chưa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh ra khỏi hành lang thoát lũ khu vực nên công trình chưa có giấy phép xây dựng. Do sức ép tiến độ nên trong quá trình thi công, vận hành bãi thải xỉ có một số vi phạm như làm mất các mốc ranh giới được bàn giao trên thực địa, thi công vượt độ cao cho phép, thu hồi một phần đất phát sinh từ hoạt động thi công nhưng không đăng ký. Vận chuyển một phần đất thu hồi ra ngoài khi chưa được UBND tỉnh cho phép. Quá trình vận hành nhà máy làm phát sinh một số vấn đề môi trường khiến người dân có ý kiến...
Để làm rõ những vấn đề trên, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã ký quyết định 2445 thành lập Tổ công tác để khảo sát, đánh giá lại việc xây dựng, vận hành đường băng truyền xỉ thải của Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương tác động, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân.
Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương do Công ty TNHH Điện lực Jaks làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, xây dựng trên diện tích gần 200 ha tại xã Quang Thành (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương). Nhà máy có 2 tổ máy phát điện được đưa vào hoạt động phát điện thương mại với công suất phát điện 1120MW, sử dụng nguyên liệu đốt là than.
Việc này nhằm thực hiện Thông báo Kết luận số 378-TB/TU ngày 16/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương về việc giải quyết những ảnh hưởng, tồn tại liên quan đến cuộc sống của một số hộ dân sau khi dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương đi vào hoạt động.
Theo đó, Tổ Công tác sẽ do ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương làm tổ trưởng với nhiệm vụ đánh giá tác động, ảnh hưởng của việc xây dựng, vận hành đường băng chuyền xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương đến đời sống, sinh hoạt của các hộ dân. Làm rõ trách nhiệm của chủ đầu tư, chính quyền trong việc tái định cư cho các hộ dân, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư vận hành dự án hiệu quả.
Quan tâm, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân bị ảnh hưởng, Tổ công tác còn có nhiệm vụ hỗ trợ cho chủ đầu tư thực hiện các thủ tục pháp lý cần thiết có liên quan đến các bộ, ngành Trung ương và Chính phủ. Chấn chỉnh công tác quản lý tài nguyên, đất đai, khoáng sản cùng việc xây dựng, quản lý bãi xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT.
Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương (ảnh st)
Phó chủ tịch tỉnh Hải Dương yêu cầu xử lý dứt điểm những sai phạm
Sau khi thành lập, ngày 27/8 vừa qua, Tổ công tác đã tổ chức cuộc họp để nghe Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, địa phương có liên quan báo cáo về các vấn đề có liên quan đến đất đai, môi trường, khoáng sản của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương.
Qua đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo đề xuất những vấn đề có liên quan đến công tác quản lý đất đai, môi trường, khoáng sản trong quá trình triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện BOT, đặc biệt là dự án bãi thải xỉ, các tồn tại, thiếu sót; đề xuất các giải pháp, khắc phục trong thời gian tới; đề xuất triển khai việc đánh giá các tác động ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của các hộ dân khi xây dựng, vận hành đường băng xỉ thải của Nhà máy nhiệt điện BOT Hải Dương theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo kết luận số 378-TB/TU ngày 16/8/2021.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đề xuất các vấn đề có liên quan đến đề điều, công tác quản lý, bảo vệ rừng; các tồn tại, vướng mắc, đề xuất các giải pháp khắc phục theo quy định.
Tại cuộc họp, UBND thị xã Kinh Môn cũng có báo cáo, đánh giá các vấn đề có liên quan đến đất đai, môi trường, khoáng sản thuộc thẩm quyền của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện dự án nhà máy nhiệt điện BOT; các tồn tại, bất cập, đề xuất các giải pháp khắc phục các tồn tại, bất cập trong thời gian tới.
Qua đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hải Dương Lưu Văn Bản yêu cầu BOT khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng đánh giá rõ mức độ và khả năng sử dụng thải xỉ của nhà máy. Về khói bụi, trên cơ sở quan trắc, cần công khai cho địa phương để kịp thời theo dõi, giám sát.
Về thải xỉ, nhà đầu tư khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng sử dụng thải xỉ này vào các lĩnh vực khác phù hợp. Bên cạnh đó, cần có báo cáo đánh giá mức độ ảnh hưởng ô nhiễm môi trường trong quá trình vận chuyển thải xỉ đến người dân; làm cơ sở để lên phương án quy hoạch tái định cư cho những người dân bị ảnh hưởng.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cũng yêu cầu Nhà đầu tư làm rõ phần diện tích đất không thuộc phạm vi khai thác nhưng vẫn tiến hành khai thác và ngược lại phần diện tích được giao thì lại không tiến hành khai thác. Đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiểm tra khối lượng khai thác, xác định đo kiểm từ đó xác định về nghĩa vụ thuế, trách nhiệm với các cơ quan liên quan, xử lý dứt điểm những sai phạm.
(CLO) Các nhà kinh tế cảnh báo rằng kế hoạch thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể tạo ra "cơn sóng thần" đối với nền kinh tế toàn cầu và dẫn đến những hậu quả khó lường.
(CLO) Ngày 3/4, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có thư gửi các sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đề xuất xây dựng mô hình trung tâm tài chính quốc tế phù hợp với tình hình và điều kiện phát triển Việt Nam; xây dựng các cơ chế chính sách độc lập, đặc thù, đặc biệt, vượt trội, hiện đại, có sức cạnh tranh, còn địa giới hành chính của trung tâm thì mang tính chất tương đối, bảo đảm thuận lợi, triển khai tốt nhất, hiệu quả nhất.
(CLO) Hôm 2/4, Brazil đã công bố việc bổ nhiệm ông Dan Ioschpe, một lãnh đạo trong ngành công nghiệp ô tô, làm "nhà vô địch khí hậu" cho Hội nghị Thượng đỉnh Khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2025 (COP30), dự kiến diễn ra vào tháng 11 tại Belém.
(CLO) Một ngày trước khi công bố danh sách thuế đối ứng, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt việc cho phép các gói hàng giá trị thấp từ Trung Quốc và Hồng Kông (TQ) vào Mỹ mà không phải chịu thuế.
(CLO) Ngày 3/4, thông tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Phan Thanh Hoài (trú tại TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.
(CLO) Thủ tướng chỉ đạo giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẩn trương nghiên cứu, có phương án khai thác Sân vận động quốc gia Mỹ Đình, bảo đảm khai thác hiệu quả, tránh lãng phí, xuống cấp.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ngày 3/4, Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt cho biết, đơn vị sẽ tổ chức chạy thêm nhiều đoàn tàu nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách trong dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 và 1/5.
(CLO) Mới đây, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận 11 đã đăng tải thông tin mời thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc dự án "Xây dựng hạ tầng và đường giao thông khu trường đua Phú Thọ".
(CLO) Là công ty mẹ của Gotec Việt Nam – chủ đầu tư nhiều dự án bất động sản nổi bật tại TP HCM và miền Nam, Công ty TNHH Nam Land hiện đang lâm vào tình cảnh tài chính khó khăn với khoản trái phiếu 980 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán từ giữa tháng 7/2024 và lỗ sau thuế kéo dài nhiều năm.
(CLO) Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hoá - Du lịch Đất Tổ 2025 đang diễn ra nhiều hoạt động, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia. Công an tỉnh Phú Thọ đã triển khai các phương án, bảo đảm tuyệt đối an toàn các hoạt động văn hoá, lễ hội.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất tỉnh Ninh Thuận vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 20, thuộc Dự án thành phần 2: Đoạn từ Quốc lộ 1 đến Cảng biển tổng hợp Cà Ná.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.