Hàng loạt trái cây đặc sản ở đồng bằng sông Cửu Long khó tiêu thụ, dội hàng, rớt giá

Thứ năm, 05/08/2021 14:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 bùng phát, hoạt động mua bán trái cây tại một số tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có dấu hiệu "đóng băng". Hàng loạt trái cây vào mùa thu hoạch rớt giá, không tiêu thụ được, nhà vườn lâm vào cảnh khốn khó.

Nhiều hộ dân trồng cây thanh long ở tỉnh Tiền Giang như đang "ngồi trên đống lửa" vì vườn cây đã chín đỏ, thương lái từ chối thu mua nên loay hoay tìm kiếm đầu ra.

Thanh long đã thu hoạch, nhưng đầu ra không có.

Thanh long đã thu hoạch, nhưng đầu ra không có.

Ông Ngô Hoài Công, một nông dân trồng thanh long ở ấp Bình Ninh, xã Bình Phan, huyện Chợ Gạo (tỉnh Tiền Giang) cho biết, nếu tuần sau bán không được thì sẽ cắt bỏ trái để bảo vệ vườn cây.

“Khi cây mới có nụ thì thương lái vô hỏi, bây giờ gọi điện thoại báo là kho đóng cửa nên không mua được. Thanh long của tôi chín rồi, chắc 3-4 ngày nữa cắt được, còn ở xóm này nhiều lắm. Nếu một tuần nữa mà thương lái không mua thì cắt bỏ, lỗ trắng tay”, ông Công buồn rầu cho biết.

Trái thanh long ruột đỏ tuần trước giá gần 10.000 đồng/kg, nay giảm xuống còn 2.000 đồng/kg, nhưng người thu mua cũng hiếm. Với mức giá này thì nông dân bị thua lỗ nặng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, nhiều doanh nghiệp, cơ sở chuyên thu mua trái thanh long tạm ngưng đóng cửa, vì thế đầu tra trái cây này gặp khó khăn.

Ông Nguyễn Văn Tư Em, chủ cơ sở thu mua trái thanh long tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo cho biết, đã đóng cửa kho thanh long 10 ngày nay vì sợ lây lan dịch bệnh Covid-19. Ngay vườn cây thanh long của gia đình ông cũng đang bị bế tắc đầu ra.

Ông Tư Em chia sẻ, có 10 người thì nghỉ hết 7, còn chỉ 3 người mua. Ông  sợ lây nhiễm dịch bệnh nên không dám mua, vì bây giờ tại mấy kho thanh long đã có nhiều ca nhiễm bệnh. Mặt khác, xe vận chuyển cũng gặp khó khăn, vất vả, tài xế cũng không dám đi nữa. Người trồng bây giờ bán không được bị lỗ chứ làm sao. Giá thanh long đỏ, trắng nay thấp lắm, còn 2-3 nghìn đồng/kg. Số lượng người mua ít quá đi nên tiêu thụ không hết, bị đọng hàng.

Tại cù lao Tân Phú Đông, thuộc tỉnh Tiền Giang có 2 loại nông sản duy nhất là cây sả và mãng cầu Xiêm đang vào mùa thu hoạch nhưng thị trường tiêu thụ rất khó khăn. Hàng nghìn tấn nông sản này cần được giải cứu.

Mãng cầu xiêm đã đến mùa thu hoạch nhưng không có thương lái hỏi mua.

Mãng cầu xiêm đã đến mùa thu hoạch nhưng không có thương lái hỏi mua.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông, trên toàn huyện có khoảng 650ha cây sả đang vào mùa thu hoạch với sản lượng gần 10.000 tấn và 100ha cây mảng cầu xiêm cũng đã chín rộ.

Thời điểm này, giá cây sả từ 3.000 - 4.000 đồng/kg; giá mãng cầu xiêm giá dưới 10.000 đồng. So với trước, giá 2 loại nông sản này giảm rất nhiều nhiều, nhưng rất ít thương lái đến thu mua.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang cho biết, “Chúng tôi đã đưa lên mạng, tìm cách giới thiệu 2 loại nông sản này để giúp bà con tiêu thụ nhưng đầu ra rất khó khăn. Tôi nghĩ do các nơi thực hiện giãn cách xã hội nên việc mua bán chậm nên thương lái hạn chế thu mua. Đối với trái mãng cầu khi chín mà không tiêu thụ được thì sẽ hư thối”.  

Còn ông Nguyễn Văn Rô ở ấp Mỹ Trinh A, xã Hậu Mỹ Trinh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cũng như nhiều nhà vườn khác ở địa phương này đang buồn lo vì vườn chanh đã chín rộ nhưng không có thương lái đến thu mua.

Sợ bị suy cây nên người dân hái chanh đổ bỏ

Sợ bị suy cây nên người dân hái chanh đổ bỏ

Nhìn vườn chanh trái chín vàng, rụng xuống mặt đất. Ông Nguyễn Văn Rô xót xa: “Bây giờ chanh chín rộ nhiều lắm, đã tới thời điểm thu hoạch mà không có thương lái, người vô mua. Không hái trái thì nó sẽ chín rụng, nhưng vậy thì làm suy cây dữ lắm. Bây giờ trên này không có bán được, mình đâu có mối.

Bây giờ những người làm chanh như thế này rất khó khăn, thu hoạch không được. Với giá này không có vốn liếng để đầu tư lại. Hiện nay chủ yếu mong giải thoát trái chanh để bù công hái, vận chuyển ra cho người ta, yêu cầu vậy thôi chứ khóng tính lời hau lỗ vì nữa hết”.

Tình trạng bế tắc cũng xảy ra tại xã Mỹ Đức Đông, huyện Cái Bè, ông Phùng Thanh Việt, Chủ tịch UBND xã cho biết, hiện nay nhà vườn chỉ bán số ít cho người làm từ thiện với giá 1.000 đồng/kg. Bây giờ giá thị trường rất rẻ, mình cũng vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị từ thiện mua để cho ở TP. HCM mua cho bà con. 

Tỉnh Tiền Giang có mô hình trồng cây chanh thương phẩm đến vài nghìn ha, tập trung ở huyện Cái Bè, Cai Lậy và Thị xã Cai Lậy. Nhà vườn đa số trồng cây chanh bông tím, năng suất, chất lượng đạt rất cao. Chỉ riêng huyện Cái Bè có vườn chanh đến hơn 1.000 ha, trồng nhiều ở các xã Tân Thanh, Thiện Trí, Hòa Khánh, Đông Hòa Hiệp, Mỹ Đức Tây, Mỹ Đức Đông, An Cư, Hậu Mỹ Trinh, Hậu Mỹ Phú.

Qua tìm hiểu của PV báo Nhà báo & Công luận, không chỉ riêng tại Tiền Giang gặp khó khăn trong việc tiêu thụ trái cây, nông sản mà trên nhiều tỉnh thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều có dấu hiệu chững lại từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát,  buộc chính quyền áp dụng giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16. Nhiều thương lái ngoài tỉnh gặp khó khăn khi đưa phương tiện đến vùng nguyên liệu thu mua.

Nhà vườn buồn rầu nhìn vườn nhãn chín gục, rụng đầy gốc.

Nhà vườn buồn rầu nhìn vườn nhãn chín gục, rụng đầy gốc.

Trong đó có hàng loạt nhà vườn với các loại xoài, bưởi, nhãn, chôm chôm… ở Vĩnh Long; dừa, ổi, mít... ở Bến Tre, Sóc trăng... đã đến mùa thu hoạch nhưng vẫn không có người đến thu mua, dù giá cả liên tục lao dốc.  

Trước đây, thương lái đến tận vườn mua nhãn xuồng giá trên 20 nghìn đồng/kg, nay giá chỉ còn hơn 9.000 đồng/kg và rất hiếm người mua.

Điều đáng nói, tại các nhà vườn giá trái cây rất thấp, thiếu đầu ra nhưng trong các chợ, siêu thị, cửa hàng bách hóa giá cả vẫn ở mức cao. Cụ thể, ở những nơi này, chanh có giá trên 10 nghìn đồng/kg.

Trước thực trạng này, nhà vườn mong các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần có giải pháp tháo gở khó khăn về đầu ra nông sản (nói chung). Sớm triển khai để giúp nhà vườn thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch vừa ổn định sản xuất, đảm bảo cuộc sống người dân. 

Trường - Sơn

Tin khác

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp