Ô tô Nga được ưu đãi sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
Theo dõi báo trên:
Mối nhân duyên với dân ca
Từ năm 2004 khi nhận sổ hưu tại Đài Tiếng nói Việt Nam, Lương Nguyên đã lui về sống “ẩn cư” trong một con ngõ trên đường Hồ Ba Mẫu (Hà Nội) và rất ít thấy ông xuất hiện trên sóng phát thanh, truyền hình. Thế nhưng, bất ngờ gần đây ông lại nhận lời tham dự chương trình “Quán thanh xuân” số 2, được phát vào tối mùng 6 Tết Kỷ Hợi mang tên “Tết của thanh xuân”. Bởi, theo ông, đây là một chương trình khá thú vị khi cũng lấy chất liệu âm nhạc làm trung tâm như nhiều Format ông đã từng làm trong những năm trước đây.
Nhìn những thế hệ nhà báo trẻ tiếp nối công việc của mình, nhà báo Lương Nguyên xúc động: “Đây là sân chơi mang lại tiếng cười, gợi lại nhiều kỉ niệm với quá khứ bởi, hiện nay trong xã hội hiện đại dường như con người ta đang xu hướng quay về với quá khứ. Đó là chất men để chúng ta có thể tiếp tục sống tình nghĩa, nhân văn hơn. Hơn nữa, theo tôi sự phát triển của công nghệ chỉ là phương tiện chuyển tải còn bản sắc văn hóa mới là cái gốc. Và thực tế, sự liên kết phát triển của những thế hệ người làm phát thanh truyền hình không hề bất biến mà luôn được bồi đắp theo thời gian”.
Và cũng tại buổi ghi hình ấy, tôi đã may mắn được trò chuyện với ông ở phía sau cánh gà để hiểu thêm được về một nhà báo dù đã bước vào tuổi 75 nhưng ngọn lửa nghề vẫn hừng hực cháy. Nhớ về thời đã qua, nhạc sĩ Lương Nguyên kể, ông tốt nghiệp Khoa Nhạc cụ dân tộc, Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), sau đó về công tác tại Ban Âm nhạc, Đài Tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, khác với nhiều người ông phải đến với âm nhạc không phải vì đam mê mà vì… hoàn cảnh. “Khi ấy ở nhà nghèo khổ quá nên khi nghe trường Nhạc có học bổng thế là tôi xin đi học luôn. Và cứ thế, tôi bị cuốn vào dòng xoáy của âm nhạc, đặc biệt là dân ca mà đến giờ vẫn chưa dứt ra được”, nhạc sĩ Lương Nguyên khề khà nói.
Tuy học nhạc dân tộc nhưng ông lại luôn hướng tâm hồn mình đến nhạc nước ngoài. Vào những năm 60 của thế kỉ trước, ông đã bỏ nhiều thời gian để tự học tiếng Pháp, với mục đích thông qua các tài liệu Pháp ngữ, ông sẽ biết được người nước ngoài hiểu gì về âm nhạc Việt Nam cũng như hiểu được cái gu âm nhạc người Việt xuất phát từ tư tưởng nhận thức nào?…
Nhờ quá trình tự học ấy mà vốn tiếng Pháp của ông ngày phong phú, thậm chí ông đã dịch được cả những cuốn sách dày dặn. Không dừng ở đó, ông lại hăng hái đi học tiếng Anh theo lời mời của mấy người bạn: “Lớp tao đang thiếu một thằng!”. Tiếp đó, ông học kinh Phật bởi theo ông, khi đã hiểu được kinh Phật, tức là hiểu được tư tưởng Phật giáo, hiểu được ý nghĩa những câu hát dân ca, vì tư tưởng Phật giáo tác động đến đời sống con người rất lớn, tư tưởng đó thể hiện trong những câu hát.
Đến năm 1970, ông bắt đầu lên đường đi sưu tầm, thu âm những làn điệu dân ca của nhiều dân tộc anh em để về lưu trữ cũng như phát trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Đến mỗi nơi, có khi ông ở lại hàng tuần. Không chỉ tìm những câu hát, ông còn lăn lộn, tìm hiểu cuộc sống, văn hóa của người dân bản địa. Bởi ông hiểu rằng, với mỗi vùng, sẽ có khí hậu khác nhau, con người khác nhau, giọng nói khác nhau, điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giọng hát. Và đó chính là cái hay, cái độc đáo và mang bản sắc riêng của từng dân tộc.
Nghĩ khác, làm mới
Thế nhưng, nhiều người biết đến Lương Nguyên còn là một MC với kiến thức sâu rộng nhưng không kém phần dí dỏm, hài hước và đặc biệt là việc sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình mang tính tương tác cao. Vào cái thời mà các trò chơi truyền hình còn chưa phát triển, ông đã cho ra đời một chương trình ấn tượng, lôi cuốn mang tên “Bạn yêu nhạc”. Đây cũng là chương trình đầu tiên mà khán giả vừa được chơi, vừa được xem. Ý tưởng của ông là ban đầu sẽ cho khán giả bất ngờ, sau đó họ lại được hát. Và đúng như dự đoán, chương trình đã rất thành công, đã được tổ chức ở hầu hết các thành phố, mà ở đâu người dân cũng nhiệt liệt chào đón. Đó được coi như một cuộc “cách mạng phát thanh” khi phát thanh đã len lỏi vào đời sống, phản ánh đậm nét hơi thở của cuộc sống. Nối tiếp sự thành công, Lương Nguyên lại nghĩ ra hàng loạt chương trình lấy âm nhạc làm trung tâm như: “Làng vui chơi, làng ca hát”, “Nghe nhạc hiệu đoán chương trình”, “Đi tìm ẩn số”… dành cho mọi thành phần trong xã hội ở khắp các vùng, miền trên cả nước.
Nói về những chương trình trò chơi lấy âm nhạc làm trung tâm do ông thực hiện, nhà báo Lương Nguyên chia sẻ rằng: “Thực ra tôi đã có ý tưởng sản xuất những chương trình trò chơi mang lại tiếng cười cho khán, thính giả từ rất lâu rồi nhưng do quan niệm cũ mà chưa thể thực hiện được. Rất may từ khi ông Trần Mai Hạnh về làm Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam có nói một câu mà tôi cho rằng đến bây giờ chúng ta vẫn nên áp dụng: “Phải mở cổng Quán Sứ”. Sẵn có chủ trương của lãnh đạo, chúng tôi đã xắn tay sản xuất những chương trình trò chơi lấy âm nhạc làm trung tâm và có thể nói nó đã “thổi làn gió mới” cho sóng phát thanh thời bấy giờ”.
Các chương trình do ông tổ chức hầu như diễn ra ở sân đình. Thế nhưng có làng không có đình, đã đổ hẳn một mô đất trống để làm sân khấu và làm hẳn một con đường dẫn ra đó. Hay như ở một làng khác, khi biết chương trình sẽ được tổ chức ở làng mình, từ 16h chiều, người dân đã kéo ra chật kín, khiến cho những người làm chương trình không còn lối đi vào. Đến khi anh em phải dùng loa phóng thanh thông báo, mọi người mới giãn ra.
“Trong một lần đi biểu diễn ở Nhà hát Hòa Bình (TP. Hồ Chí Minh), tôi xuống tận trường đại học mời các em sinh viên đến chơi, vé toàn bộ là miễn phí. Hôm ấy, tôi ném quả còn từ trên xuống, nếu ai bắt được là phải hát. Thật không ngờ, một bạn khiếm thị nhặt được và hát rất hay. Hôm sau, có một tờ báo giật tít là: “CLB âm nhạc mở con đường sáng cho người khiếm thị”. Nhưng đôi khi, chương trình của tôi cũng gặp những sự cố trầm trọng. Đó là lần tổ chức tại một nhà văn hóa ở Phú Yên. Hôm ấy, sân chật kín khán giả, có người không vào được sân bèn trèo lên nhà mái ngói. Khi chương trình đang diễn ra sôi nổi thì mái nhà sập xuống. Tuy nhiên, ông Giám đốc Nhà văn hóa hỏi “có chơi nữa không”? Mọi người ùa lên “vẫn chơi”. Hôm sau một tờ báo lại giật tít: “Yêu nhạc đến gẫy… xương sườn”, nhạc sĩ Lương Nguyên nhớ lại.
Sự nổi tiếng của Lương Nguyên được khán giả khắp trong Nam, ngoài Bắc biết đến nhưng rồi ngay cái tên ấy cũng đem lại cho ông không ít chuyện cười ra… nước mắt. Ấy là nhiều lần dòng họ Lương ở các địa phương điện mời ông đến dự giỗ tổ. Rồi có lần đang làm chương trình thì có người chạy lên sân khấu nói: “Dòng họ Lương nhà tôi thật vinh dự có người như anh”…. Sự thật là ông là người họ Đặng ở Chương Mỹ (tên khai sinh là Đặng Tuấn Nhuệ). Ông khề khà nói lấy tên bút danh Lương Nguyên vì có thời kỳ đến 10 năm không được… tăng lương.
Dù đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng nhà báo, nhạc sĩ, Nghệ sĩ Ưu tú Lương Nguyên vẫn được trời phú cho sức khỏe cùng với lối sống lạc quan, yêu đời bên cạnh những thành viên trong một gia đình âm nhạc (vợ của ông nguyên là nhạc công của Đài, con trai của ông là nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên). Và trong sâu thẳm trái tim ông vẫn luôn đau đáu, trăn trở với các chương trình lấy âm nhạc làm trung tâm trên sóng phát thanh truyền hình như “Giai điệu tự hào”, “Quán Thanh xuân”… do Đài Truyền hình Việt Nam đang thực hiện./.
Đức Huy
(CLO) Các loại xe và linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy tại Việt Nam của liên doanh với Nga sẽ được ưu đãi thuế nhập khẩu kể từ ngày 6/1/2025.
(CLO) Ngày 23/11, Công an quận Thanh Khê (Đà Nẵng) cho biết, đơn vị vừa ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Ngọc Hậu (SN 1994, trú TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
(CLO) Sáng 23/11, Công an TP Hà Nội cho biết, Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy (SN 2004, trú tại Thanh Thịnh, Chợ Mới, Bắc Kạn) để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
(CLO) Đến 10h30 sáng 23/11, thi thể nạn nhân thứ 2 trong vụ xe rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích được tìm thấy tại vị trí giữa cầu Bình Thành và cầu Hữu Trạch.
(CLO) Công ty vệ tinh Trung Quốc SpaceSail vừa công bố kế hoạch triển khai dịch vụ vệ tinh tại Brazil nhằm cạnh tranh với Starlink của tỷ phú Elon Musk.
(CLO) Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết nước này đang phát triển các hệ thống phòng không mới để đối phó với "những mối đe dọa mới", sau khi Nga triển khai loại tên lửa tầm trung mới trong cuộc chiến kéo dài 33 tháng.
(CLO) Thay vì chọn những vườn hoa hay cảnh sắc quen thuộc, nhiều người lại quyết định tạo dấu ấn cho bộ ảnh của mình bằng việc chụp ảnh tại vườn bưởi Diễn, một địa điểm hấp dẫn và mới lạ ở phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội đang thu hút hàng trăm lượt khách đến check-in mỗi ngày.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Trước diễn biến của bệnh sởi, TP.HCM đã triển khai chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi. Sau 1 tuần, TP đã tiêm được 3.043 mũi cho trẻ trong độ tuổi này.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Trong đợt 3, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương phân bổ cho 18 tỉnh, thành phố, với tổng số tiền 948 tỷ đồng để hỗ trợ khắc phục hậu quả của siêu bão Yagi (cơn bão số 3).
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Theo người dân, khoảng 50-70 năm trước, khu vực ngõ 167 phố Tây Sơn là nghĩa trang. Hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục kiểm đếm, đưa các hài cốt vào tiểu quách mới.
̣̣̣(CLO) Hiện nay cả nước có khoảng 300.000 cá nhân là môi giới bất động sản đang hoạt động, tuy nhiên nghề môi giới có sự phân hóa về trình độ chuyên môn và khả năng tuân thủ chuẩn mực đạo đức. Trước thực tế này, Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đã tổ chức Lễ ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, văn hóa và ứng xử nghề nghiệp của nhà môi giới bất động sản.
(CLO) Thấy ngôi nhà trên phố Ngô Thì Nhậm (phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) khoá cửa bốc cháy ngụt ngụt, nhóm thanh niên dũng cảm phá cửa, dùng bình cứu hỏa phun thẳng vào vị trí ngọn lửa bùng lên.
(CLO) Dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ GD&ĐT có nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là phương thức xét tuyển học bạ.
(CLO) Ngày 22/11, tại Nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) đã diễn ra Vòng Chung kết Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
(CLO) Ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Dự thảo luật được Chính phủ trình Quốc hội đề xuất ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo điện tử, truyền hình, phát thanh giảm 5%, về mức 15%; với báo in vẫn tiếp tục áp dụng mức ưu đãi 10% như hiện nay.
(CLO) Ngày 22/11, Báo Giáo dục và Thời đại đã tổ chức trao giải cuộc thi viết Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường. Cuộc thi do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, Báo Giáo dục và Thời đại là đơn vị thường trực.
(CLO) Ngày 22/11, tại Trung tâm Báo chí TPHCM, Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TPHCM tổ chức Hội nghị hướng dẫn đặt hàng truyền thông các cơ quan báo chí.
(CLO) Sáng 22/11, tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã diễn ra Triển lãm Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề “Cộng đồng kiến tạo”.
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại của thuốc lá.
(CLO) Ngày 21/11, Báo Kiểm toán tổ chức Hội nghị tập huấn thông tin về tài chính công, kiểm toán tài chính công cho phóng viên chuyên trách đưa tin hoạt động của Kiểm toán nhà nước (KTNN) nhằm trang bị kiến thức, thông tin về hoạt động kiểm toán của KTNN.
(CLO) Hướng đến các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), ngày 21/11 Chi bộ và Chi hội Báo Nhà báo và Công luận phối hợp tổ chức Chương trình “Về nguồn và Trao thẻ hội viên" cho các phóng viên, biên tập viên tại Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
(NB&CL) “Chúng tôi đi sâu tìm hiểu câu chuyện cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên giữa trường sư phạm và địa phương. Vì sao các trường đào tạo sư phạm sẵn sàng đáp ứng “cung”, nhưng các địa phương chưa mặn mà đặt hàng?... Trước những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn triển khai, việc sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh Nghị định 116 là yêu cầu, đòi hỏi hết sức cấp thiết” - nhà báo Lê Thu đại diện nhóm tác giả vừa đoạt giải đặc biệt Giải Báo chí toàn quốc Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam với tác phẩm “Nghị định 116 về đặt hàng đào tạo giáo viên “Cung” hào hứng - “Cầu” thờ ơ” (do nhóm tác giả Lê Thị Thu, Lê Thị Hằng, Trần Hữu Hưng, Nguyễn Văn Cường thực hiện) đã chia sẻ như vậy trong cuộc trò chuyện với Báo Nhà báo & Công luận về loạt bài.