Tiếp nhận hiện vật quý về Chủ tịch Hồ Chí Minh
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo dõi báo trên:
Tìm địa chỉ của Trường dạy báo đầu tiên để có chỗ đi về
Về với ngôi trường đầu tiên và duy nhất dạy làm báo trong kháng chiến chống Pháp ở nước ta, chúng tôi có dịp cùng nhà báo Phan Hữu Minh - Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam (nguyên Giám đốc Đài PTTH Thái Nguyên), người đã 40 năm trăn trở để tìm và cắm mốc địa danh này tìm hiểu thông tin về ngôi trường dạy viết báo Huỳnh Thúc Kháng. Về địa danh nơi trường Huỳnh Thúc Kháng đóng khi xưa, nhà báo Phan Hữu Minh chia sẻ: “Trong chuyến đi làm việc cùng nhà báo Chính Yên - báo Nhân dân, là học viên của lớp, ông đã kể cho tôi nghe về nơi học nghề làm báo. Nguyện vọng của nhà báo Chính Yên là nơi đây được ghi danh và trở thành lối đi về cho những người làm báo nói chung”. Ông chia sẻ thêm rằng, khi ông còn làm phóng viên, cán bộ, lãnh đạo báo Bắc Thái (Thái Nguyên), đã 3 lần (năm 1990, 1994, 1996) tiếp xúc với đoàn là học viên của lớp về nguồn, từ đó, nhà báo Hữu Minh càng để tâm sức hơn vào việc này.
“Tôi đã biết và theo dõi về việc xác minh địa danh trường Huỳnh Thúc Kháng đến nay đã tròn 40 năm. Mốc các di tích về báo chí, cũng như nơi thành lập: Hội Nhà báo Việt Nam, báo Quân đội nhân dân, báo Nhân dân, Sự hy sinh anh dũng của nhà báo Thôi Hữu - Ủy viên Bộ Biên tập báo Nhân dân… đều đã được cắm bia di tích lịch sử, riêng địa danh Bờ Rạ (nay là xóm Gốc Mít, Tân Thái, Đại Từ), nơi trường Huỳnh Thúc Kháng (4/4/1949 – 6/7/1949), đến đầu năm 2019 vẫn chưa được ghi nhận” - ông Minh nhấn mạnh.
Từ trăn trở ấy, ý tưởng cắm mốc địa danh này đang dần được hiện thực hóa bởi những con người tâm huyết. Theo nhà báo Phan Hữu Minh, các cụ từng là học viên trường Huỳnh Thúc Kháng khi về thăm lại trường xưa, cứ đến hồ Núi Cốc, lại nhớ về nơi mình từng học, các cụ đều mơ ước có địa chỉ của Trường báo chí để có chỗ đi về. Nhưng các cụ cứ tâm tưởng rằng, nơi trường đóng khi xưa, nay đang ở trong lòng hồ, vì thế, làm cho công tác bảo tồn, vinh danh chậm trễ.
Cho đến đầu năm 2018, đoàn công tác Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam khi trích xuất bản đồ xã Tân Thái thì xã Tân Thái chỉ ngập có 1/5 diện tích, riêng xóm Bờ Rạ bị ngập ¾, hơn 20 hộ dân trong xóm, là người Cao Lan đã chuyển đi nơi khác. Xóm Bờ Rạ nay còn những mỏm đất cao, phía sau là núi. Nhà báo Phan Hữu Minh đã đưa Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam Trần Thị Kim Hoa và các cộng sự về địa danh xóm Bờ Rạ, để xác minh, thu thập tư liệu. Từ tài liệu của các cán bộ Bảo tàng Báo chí, Hội Nhà báo Việt Nam đã lập tờ trình gửi lên Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và đã được Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch cấp Bằng Di tích cấp Quốc gia về địa danh xóm Bờ Rạ nơi trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng đào tạo những cán bộ báo chí cách mạng đầu tiên. Bờ Rạ sẽ không còn là một chuyện sót lại của ATK Thái Nguyên, đó chính là di tích cách mạng thứ 131 của Thái Nguyên.
Về những kỷ niệm trong quá trình tìm về di tích Bờ Rạ, nhà báo Trần Thị Kim Hoa chia sẻ: “Chúng tôi đã chuẩn bị từ nhiều tháng cho sự kiện này với rất nhiều những chuyến đi thực tế, tìm kiếm tư liệu. Chúng tôi mong muốn có thể làm được những sự kiện ý nghĩa nhất, nội dung hay và sâu sắc, phong phú nhất có thể để gửi tới công chúng trong dịp kỷ niệm. Nhiều áp lực nhưng các cán bộ Bảo tàng thật sự cảm thấy công việc này rất ý nghĩa, khi trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được cắm mốc và được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia”.
Di tích Bờ Rạ - Bài học sinh động cho các thế hệ người làm báo
Tìm hiểu về Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng do Bác Hồ đặt tên mới thấy hết được sự quan tâm đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nghề báo. Trong thời kỳ đó (1949), kháng chiến cần nhiều cán bộ làm báo, tên trường được theo tên cụ Huỳnh Thúc Kháng, mà như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng viết về cụ Huỳnh Thúc Kháng “là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao… Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời cụ Huỳnh không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập…”.
Từ câu chuyện về tên ngôi trường ý nghĩa này, chúng tôi lại có dịp được nghe kể lại nhiều câu chuyện gắn với 70 năm về trước. Trong diễn văn tại Lễ khai giảng ngày 04/04/1949, đồng chí Hoàng Quốc Việt thay mặt Tổng bộ Việt Minh đã nói: “Lớp mang tên cụ Huỳnh Thúc Kháng bởi ngoài các phẩm chất của người yêu nước, là đức tính căn bản của một ký giả”. Và tự hào hơn khi được biết, Ban lãnh đạo Trường gồm: ông Đỗ Đức Dục - Phó Bí thư Tổng bộ Việt Minh (Giám đốc), Xuân Thủy (Phó Giám đốc), Như Phong, Đồ Phồn và Tú Mỡ là các ủy viên của ban lãnh đạo. Không chỉ vậy, lớp học trong 3 tháng đã được đón 29 giảng viên như: Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Tố Hữu, Nguyễn Thành Lê, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Xuân Diệu, Nam Cao, Thế Lữ, Nguyễn Tuân, Quang Đạm,… đại điện cho nhiều bộ môn mà người viết báo cần phải trau dồi. Tuy ngắn hạn nhưng đồ sộ về nội dung, cán bộ giảng dạy là những lãnh đạo của cuộc kháng chiến, giàu kinh nghiệm, phong phú lý luận và thực tiễn… Có thể nói, Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là điển hình của học đi đôi với hành, vừa học lý thuyết vừa thực hành. Từ đó đào tạo được những cán bộ nòng cốt, hạt nhân của báo chí cách mạng Việt Nam tỏa sáng và góp phần to lớn xây dựng nền báo chí hôm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với tỉnh Thái Nguyên sẽ kỷ niệm lần thứ nhất và đón nhận bằng Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Di tích lịch sử cấp Quốc gia này với 3 “báu vật” (2 bức thư của Bác Hồ và bút tích Tổng Bí thư Trường Chinh), như là cẩm nang cho những người làm báo chí cách mạng Việt Nam hôm nay. Sự kiện ấy có được là nhờ biết bao nỗ lực nên đó thực sự là “quả ngọt” cho những tâm huyết của nhà báo Phan Hữu Minh, nhà báo Trần Thị Kim Hoa nói riêng và tâm huyết của Hội Nhà báo Việt Nam nói chung. Như lời của nhà báo Phan Hữu Minh chia sẻ: “Tôi mong muốn di tích Bờ Rạ được khắc ghi, trước hết, đó là việc tôn trọng những giá trị, sứ mệnh lịch sử của ngôi trường và để các thế hệ sinh viên báo chí, người làm báo Việt Nam, mỗi lần đến đây, sẽ cảm nhận được giá trị của nền báo chí cách mạng Việt Nam, thấy được nghề báo luôn cần thiết học đi đôi với hành”.
“Chúng tôi đã chuẩn bị từ nhiều tháng cho sự kiện này với rất nhiều những chuyến đi thực tế, tìm kiếm tư liệu. Chúng tôi mong muốn có thể làm được những sự kiện ý nghĩa nhất, nội dung hay và sâu sắc, phong phú nhất có thể để gửi tới công chúng trong dịp kỷ niệm. Nhiều áp lực nhưng các cán bộ Bảo tàng thật sự cảm thấy công việc này rất ý nghĩa, khi Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được cắm mốc và được công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia” - Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam.
Minh Nam
(CLO) Những hiện vật và tư liệu quý mà gia đình cụ Phạm Văn Công lưu giữ hơn 60 năm qua vừa được tặng lại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(CLO) Tối 3/4, ông Tạ Hoàng Linh, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương đã chia sẻ với báo chí những quan điểm của Bộ Công Thương về việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ban hành Sắc lệnh về thuế đối ứng áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào nước này.
(CLO) Tối ngày 3/ 4, Lễ khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025 đã chính thức diễn ra tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Phú Thọ. Sự kiện không chỉ khởi đầu cho giải đấu bóng chuyền đỉnh cao được mong đợi, mà còn hứa hẹn cống hiến cho khán giả trên quê hương Đất Tổ và người hâm mộ cả nước những trận cầu "nảy lửa", đầy kịch tính và hấp dẫn trong những ngày tranh tài sắp tới.
(CLO) Tối ngày 3/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ khai mạc chương trình “Sắc màu du lịch Đất Tổ” và phát động hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch năm 2025 “Phú Thọ - Đi để yêu”.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia, sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Yerevan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Trưởng Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Armenia - Việt Nam Hasmik Hakobyan.
(CLO) Tối 3/4, Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye và Phu nhân đến Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong khẳng định, quản lý đất đai và trật tự xây dựng luôn là vấn đề “nóng”, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Ông yêu cầu lãnh đạo các quận, huyện, thị xã phải thể hiện trách nhiệm tối đa, không để xảy ra tình trạng “tranh tối tranh sáng” hay khoảng trống trong quản lý.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Các kịch bản phim truyện điện ảnh có chất lượng sẽ được đầu tư chiều sâu, nhằm hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng vào năm 2030.
(CLO) Khi đang đi làm thì ông C. nhận được điện thoại của người quen báo nhà đang bị cháy. Trở về nhà, ông C. phát hiện nhà đã bị con trai đốt.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Xuất sắc đánh bại hàng loạt đối thủ, kỳ thủ Lê Quang Liêm giành chức vô địch Giải cờ vua trực tuyến hàng đầu thế giới Titled Tuesday.
(NB&CL) Công tác bồi dưỡng, rèn giũa nghiệp vụ cho các tay bút, tay máy, các “nhà báo số” đang cần một “tốc lực” mạnh mẽ… Các chương trình kế hoạch tại Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam với rất nhiều lớp học bổ ích, thiết thực, được triển khai đều đặn… với tinh thần “không mang đến những gì mình có mà mang đến những thứ học viên cần”.
(CLO) Ngày 1/4, tại TP Tuy Hòa, Hội Nhà báo Phú Yên đã tổ chức hội nghị tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí với chuyên đề "Biên tập và rút tít báo chí hiện đại". Sự kiện này thu hút sự tham gia của đông đảo phóng viên, biên tập viên và hội viên các chi hội nhà báo trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Ngày 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Ngãi khai mạc lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng". Sự kiện thu hút sự tham gia của gần 30 học viên, là lãnh đạo, phóng viên và biên tập viên đến từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Chiều 27/3, Đoàn công tác do Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Trần Trọng Dũng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV).
(NB&CL) Nghị quyết 18-NQ/TW, một bước đi quan trọng trong chiến lược đổi mới hệ thống chính trị, đã đặt ra yêu cầu kép đối với các cơ quan báo chí: trước hết là “gọn”, sau đó là “tinh”. Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí không chỉ cần giảm số lượng nhân sự mà còn phải nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên và nhà báo.
(CLO) Trong các ngày từ 22- 23/3, Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí - Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo tỉnh Thái Nguyên tổ chức Khóa bồi dưỡng với chủ đề “Kỹ năng sản xuất video và ứng dụng AI cho báo điện tử trên thiết bị di động”.
(CLO) Trong suốt các giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng, cùng với báo giới cả nước, những người làm báo Quảng Trị đã vượt qua khó khăn, gian khổ để làm tốt công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phương. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí để nâng cao chất lượng đội ngũ người làm báo luôn được Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị chú trọng nhằm hướng tới nền báo chí hiện đại chuyên nghiệp và nhân văn.
(CLO) Đoàn đại biểu Hội Nhà báo Việt Nam do Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Đức Lợi dẫn đầu, đã có những đóng góp quan trọng tại Hội thảo quốc tế "Patria" lần thứ IV về thông tin và truyền thông, diễn ra từ ngày 17-22/3 tại La Habana, Cuba.
(NB&CL) Việc thẩm định, sàng lọc tác phẩm từ các cơ quan báo chí, các chi hội cơ sở ở địa phương luôn là một trong những khâu trọng yếu để sàng lọc nên những tác phẩm chất lượng cho mỗi mùa giải Báo chí Quốc gia. Mùa Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX – năm 2024 cũng vậy, sự sàng lọc cẩn trọng và sáng suốt từ cơ sở sẽ là nền tảng để có được những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất…