Trao đổi nghiệp vụ giữa Báo Hải Dương và Báo Quảng Ngãi
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
Theo dõi báo trên:
Trước tiên, thực ra cuộc bầu cử Pháp vẫn chưa… kết thúc, dù rằng ông Macron đã chính thức trở thành vị tổng thống của quốc gia này thêm 5 năm nữa! Lý do vì vẫn còn một cuộc bỏ phiếu quan trọng nữa để ông Macron thực sự nắm toàn quyền lãnh đạo nước Pháp. Đó là cuộc bỏ phiếu trong quốc hội vào các ngày 12 và 19 tháng 6 tới đây.
Jordan Bardella, một đồng minh thân cận của bà Le Pen, tuyên bố: “Bầu cử vẫn chưa kết thúc, cuộc bỏ phiếu lập pháp là vòng thứ ba"; đồng thời nói với cử tri: "Đừng để tất cả quyền lực vào tay Emmanuel Macron”. Ngoài ra, Jean-Luc Melenchon từ phe cánh tả, người đứng thứ ba trong cuộc bỏ phiếu vòng 1, cũng đã không ngừng gây sức ép lên ông Macron ngay sau khi vị tổng thống này tái đắc cử, khi thẳng thừng tuyên bố muốn giữ chức thủ tướng Pháp.
Có nghĩa, các đối thủ của ông Macron đang muốn giành được đa số phiếu trong quốc hội như một sự lật ngược tình thế, dù rằng trong các cuộc bỏ phiếu lập pháp gần đây của Pháp, đảng của tân tổng thống (hoặc tổng tống tái đắc cử) luôn giành được đa số ghế trong quốc hội.
Nhưng kết quả lần này có thể khác, khi mà đây là một trong những thời kỳ nhiều biến động nhất về chính trị của nước Pháp. Việc bà Le Pen, ứng viên cực hữu, tức theo chủ nghĩa dân túy, chút nữa tạo nên một "cơn địa chấn" trong giới chính trị phương Tây, phần nào đã nói lên tất cả. "Thực tế là có nhiều điều trong câu chuyện bầu cử Pháp hơn là chiến thắng của ông Macron", chiến lược gia Jane Foley của Rabobank FX cũng đã từng phải thừa nhận như vậy.
Việc giành được ít hơn 2 triệu phiếu bầu so với năm 2017 cũng cho thấy khó khăn của ông Macron trong 5 năm điều hành nước Pháp tiếp theo. Có thể nói, chính trường Pháp hiện đang bị thúc đẩy bởi ba lực lượng - đứng đầu là ông Macron, bà Le Pen và cánh tả Jean-Luc Mélenchon. Sự chia rẽ còn được thể hiện qua việc thậm chí có tới gần 30% người Pháp không đi bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu trắng trong cuộc bầu cử vừa rồi, tức không hài lòng với bất cứ đảng phái hay nhà lãnh đạo nào hiện tại.
Như vậy, vấn đề đã vượt ra cả ngoài chính trị. Nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Macron đã làm bùng nổ sự bất bình của một bộ phận không nhỏ dân chúng. Điều này diễn ra dưới nhiều hình thức, từ các cuộc biểu tình Áo vàng - một phong trào ban đầu chống lại việc tăng thuế nhiên liệu, sau đó đã lan rộng thành sự phản đối toàn diện đối với tổng thống - đến các cuộc chiến văn hóa và rồi cả những chính sách trong đại dịch Covid-19.
Rõ ràng, ông Macron tiếp tục đắc cử, nhưng đây không phải là một chiến thắng thực sự, chứ đừng nói đến một chiến thắng trọn vẹn của cả nước Pháp. Bản thân ông Macron cũng thừa nhận sau kết quả bầu cử rằng: “Nhiều người đã bỏ phiếu cho tôi, không phải vì những ý tưởng mà tôi đại diện, mà là để ngăn chặn những ý tưởng cực hữu".
Nếu nhìn lại cuộc bầu cử vào năm 2002, tức chỉ cách đây 2 thập kỷ, người ta thấy rõ xã hội và nền chính trị Pháp đã thay đổi như thế nào. Đó là khi Jean-Marie Le Pen, cha của bà Marine Le Pen, đại diện cho phe cực hữu lọt vào vòng 2. Để rồi, ngay lập tức có tới một triệu người xuống đường biểu tình tại thủ đô Paris để đảm bảo ứng viên cực hữu theo chủ nghĩa dân túy và cực đoạn này không thể lên nắm quyền nước Pháp.
Kết quả là sau đó, nhờ cuộc biểu tình nói trên mà ông Jacques Chirac đã giành chiến thắng với tỷ lệ phiếu bầu áp đảo là 82%. Và có thể nói, đó là lần gần đây nhất mà người ta cảm nhận được một chiến thắng trọn vẹn cho cả nước Pháp.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng đệ nhất phu nhân Brigitte Macron ăn mừng sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Pháp 2022. Ảnh: Reuters
Không thể phủ nhận, mọi thứ lần này trông rất khác. Khi con gái của ông Le Pen, bà Marine, lọt vào vòng hai cho cuộc bầu cử thứ hai liên tiếp vừa rồi thì đã không có điều gì xảy ra. Thậm chí, nó chẳng khiến cả một bộ phận người dân nào tỏ ra ngạc nhiên, chứ đừng nói đến bất bình hoặc đổ ra đường phản đối.
Người dân Pháp đã coi sự xuất hiện của phe cực hữu như một điều bình thường trong chính trị và xã hội lúc này, điều mà khó có ai có thể tưởng tượng được chỉ cách đây vỏn vẹn 20 năm. Và có thể nói, đó là một hệ quả từ sự bất ổn trong chính trường Pháp đã kéo dài nhiều năm qua.
Thực tế, việc ông Macron chiến thắng ở cuộc bầu cử 2017 cũng phản ánh sự mong manh của chính trường Pháp. Như đã biết, lúc đó Macron chỉ mới bước lên vũ đài chính trị, thậm chí còn đại diện cho một đảng phái hoàn toàn mới - Đảng Tiến bước (En Marche!), song đã vượt qua nhiều chính trị gia cựu trào và các đảng phái lâu đời để trở thành nhà lãnh đạo nước Pháp trẻ nhất sau Hoàng đế Napoleon.
Sự chia rẽ của nước Pháp càng lớn hơn sau đó khi mà chính ông Macron tiếp tục không đáp ứng được kỳ vọng. Năm năm cầm quyền của ông đã gây thất vọng cho những người đã hy vọng ông sẽ thực hiện đúng lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình: Trở thành tổng thống cho tất cả mọi người!
Hay nói cách khác, chính trị Pháp còn trở nên phân tán hơn sau nhiệm kỳ của ông Macron. Gần như mọi vấn đề trong xã hội đều được tranh luận một cách gay gắt, từ các khía cạnh văn hóa, Hồi giáo, nhập cư hay bản sắc dân tộc.
Đó là lý do tại sao phe cực hữu, cũng như cả phe cánh tả được lãnh đạo bởi ông Jean-Luc Mélencho, đã tận dụng được cơ hội để trở thành lực lượng đối lập thực sự. Hay ngay cả Eric Zemmour, một chuyên gia truyền thông cũng đã trở thành chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn chỉ vì lập trường cực đoan về Hồi giáo và nhập cư.
Với những gì đang diễn ra, có thể nói Tổng thống Macron sẽ còn rất nhiều việc phải làm trong 5 năm điều hành nước Pháp tiếp theo. Ông rõ ràng không có thời gian nghỉ ngơi, cũng như khó có một “tuần trăng mật” sau chiến thắng.
Hải Anh
(CLO) Chiều 2/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Quảng Ngãi (1975 - 2025), đoàn công tác của Báo Hải Dương đã tới thăm và có buổi trao đổi nghiệp vụ với Báo Quảng Ngãi.
(CLO) Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng.
(CLO) UBND TP Hà Nội quyết định thành lập Tổ công tác đánh giá Hồ sơ đăng ký thực hiện 02 Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở xã hội (NƠXH) Tiên Dương 1 và xây dựng Khu nhà ở xã hội Tiên Dương 2, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính mong muốn Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (tỉnh Khánh Hòa) ra đời phải là khu công nghiệp thông minh, hiện đại và bền vững, hình thành các hệ sinh thái công nghiệp - đổi mới sáng tạo - đô thị - dịch vụ - công nghệ cao; đảm bảo phát triển hài hòa với cộng đồng, hạ tầng cơ sở và phát triển kinh tế tri thức cho địa phương.
(CLO) Về thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị Quảng Ninh tiếp tục chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương trên tinh thần "vừa chạy vừa xếp hàng" trong công tác tinh gọn, sắp xếp bộ máy.
(CLO) Ngày 2/4, theo thông tin từ UBND thành phố Hải Dương, bài đánh giá năng lực vào lớp 6 trường THCS trọng điểm năm học 2025 - 2026 sẽ có thêm môn tiếng Anh.
(CLO) Ngày 2/4, thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường Hải Dương, Sở này vừa ban hành thông báo công khai kế hoạch, danh mục các khu đất thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất năm 2025 (đợt 1) trên địa bàn tỉnh.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 3/4, Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ, sáng sớm sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Khu vực Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 35 độ, chiều tối có mưa rào và dông vài nơi.
(CLO) Ngày 2/4, triển lãm “Nghe vải kể chuyện” đã diễn ra tại Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam. Đây là triển lãm cá nhân lần thứ ba của họa sĩ Trần Thanh Thục, người đã dành 45 năm theo đuổi nghệ thuật hội họa trên vải cắt dán - một thể loại hiếm gặp.
(CLO) Trưng bày “Hội ngộ gốm Nam Bộ xưa - Tiền Giang 2025” giới thiệu hơn 200 hiện vật, trải đều trên các dòng gốm.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Chỉ từ 30.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm bắt mắt trên vỉa hè Hà Nội. Nhưng đằng sau mức giá “hạt dẻ” ấy là những chiếc mũ mỏng manh, sẵn sàng vỡ tan khi va chạm,
(CLO) Tin từ Cục Đường sắt (Bộ Xây dựng), dự kiến sẽ có 9 dự án đường sắt quốc gia trên toàn mạng lưới được khởi công xây dựng trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Chính quyền Trung Quốc vừa cấp giấy phép đầu tiên cho dịch vụ taxi bay không người lái, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc phát triển giao thông hàng không tầm thấp.
(CLO) Nhà Trắng xác nhận rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công bố mức thuế quan mới trong tuần này, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về quy mô và phạm vi của các biện pháp, khiến các nhà quan sát lo ngại về khả năng chiến tranh thương mại toàn cầu leo thang.
(CLO) Nga đẩy mạnh tuyển quân với đợt nhập ngũ lớn nhất trong nhiều năm, trong khi Đức lần đầu tiên triển khai quân thường trực sát Kaliningrad của Nga, làm gia tăng căng thẳng quân sự ở Đông Âu.
(CLO) Châu Âu đang có động thái mạnh mẽ nhằm gây sức ép lên Nga bằng hai biện pháp then chốt: tiếp tục đóng băng hàng trăm tỷ USD tài sản Nga, đồng thời công bố hàng loạt gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine.
(CLO) Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố Nga không thể chấp nhận đề xuất ngừng bắn của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc chiến tại Ukraine.
(CLO) Chính quyền Mỹ bắt đầu sa thải hàng loạt 10.000 nhân viên tại các cơ quan y tế Mỹ vào thứ Ba. Một số nhân viên bị cấm vào nơi làm việc chỉ vài giờ sau khi nhận thông báo thôi việc.
(CLO) Hôm 1/4, Mỹ đã phê duyệt thương vụ bán 20 máy bay chiến đấu F-16 và các thiết bị liên quan trị giá 5,58 tỷ USD cho Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ.
(CLO) Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tiếp đón Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Moscow trong khuôn khổ chuyến thăm ba ngày nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia.
(CLO) Trong bối cảnh tình hình chính trị và toàn cầu ngày càng bất ổn, nhiều công dân Mỹ đang chọn cách sở hữu hộ chiếu thứ hai như một biện pháp đảm bảo trước những rủi ro trong tương lai.