Hậu cổ phần: Cần quản lý doanh nghiệp ra sao?

Thứ năm, 20/12/2018 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cổ phần hóa (CPH) đang được triển khai mạnh mẽ tới các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có một thực tế cần phải có sự gỡ khó về việc quản lý sau CPH của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nhiều chuyên gia kinh tế đã lên tiếng cảnh báo, sau CPH, kỹ năng quản trị doanh nghiệp nhà nước đang bộc lộ những hạn chế thậm chí còn hết sức yếu.

Theo đại diện của Viện kinh tế Việt Nam, sau cổ phần hóa, doanh nghiệp đã có cơ cấu vốn mới nhưng đội ngũ lãnh đạo hầu như vẫn là những người cũ. Quản trị doanh nghiệp sau cổ phần hóa là đặt trong quá trình nền kinh tế chuyển đổi, không thể theo một mô hình hay theo sách vở nào được nữa.  Do vậy thách thức đặt ra hiện nay là làm sao quản lý để DNNN sau CPH sẽ nâng cao được kỹ năng quản trị DN. Đề cập về vấn đề quản lý DNNN sau CPH, nhiều chuyên gia cho rằng, hiện quản lý DN của chúng ta sau khi CPH vẫn còn thực hiện chính sách đa cấp trong khi đó đối với thế giới thì sau khi CPH họ chỉ thực hiện quản lý DN ở mức độ 2 cấp. Cụ thể với cấp độ quản trị doanh nghiệp họ đã không cần ban kiểm soát hoặc nếu có thì ban kiểm soát sẽ hoạt động độc lập và có thể kiểm soát cả thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT).

Hiện nay, theo đánh giá, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam có ban kiểm soát nhưng ban kiểm soát lại thuộc HĐQT và không có nhiều quyền hạn cũng như yếu kém năng lực kiểm soát. Vai trò của ban kiểm soát chủ yếu hoạt động kế toán và khá mờ nhạt. Nguyên tắc quản trị DN của chúng ta hiện nay được coi là “có nhiều vấn đề” mà cái phải đề cập đến đó là vai trò của các nhà đầu tư rất hạn chế. Các DN phần lớn đều không tuân thủ nguyên tắc công bố và minh bạch thông tin. Trong khi đó theo tiêu chuẩn của WB, OECD thì cổ đông nhỏ phải có sự công bằng trong các quyết sách như các cổ đông đa số, còn ở ta thì các quyết sách lại nằm trong tay cổ đông lớn; thậm chí quyền lực lại tập trung vào một người là Chủ tịch HĐQT.

Báo Công luận
Muốn quản lý tốt doanh nghiệp cần tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng.

Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, trước nay chúng ta quản lý DNNN theo kiểu tăng cường thanh tra, kiểm tra… Như thế vô tình chúng ta khoác cho DNNN một “cái áo chật chội” mà không nói đến cái gốc của tái cơ cấu, đổi mới DN đó chính là việc phải quản trị tốt. Theo Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, muốn quản lý tốt DNNN sau CPH cần phải thúc đẩy sự thay đổi trong quản trị. Phải tách biệt chức năng chủ sở hữu nhà nước với chức năng quản lý nhà nước thông qua hình thành tổ chức chuyên trách thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu vốn nhà nước đầu tư. Cần phải xây dựng hệ thống quản trị DNNN tiệm cận thông lệ quốc tế, cụ thể là các nguyên tắc quản trị doanh nghiệp hiện đại của OECD, từng bước áp dụng cho các DNNN đã cổ phần hóa, DNNN nói chung. Các bộ, ngành cần khẩn trương chuyển giao các tập đoàn, tổng công ty nhà nước về Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Ngoài các biện pháp phải khắc phục trên thì cần nâng cao tính minh bạch và năng lực giám sát DNNN. Nhà nước cần xây dựng và công khai hóa chiến lược, chính sách đầu tư tại các DNNN; minh bạch hóa thông tin hằng năm về đầu tư vốn nhà nước tại các DN, danh sách và số lượng DN có vốn nhà nước cũng như mức độ đầu tư, hiệu quả đầu tư; hiệu quả kinh doanh của các DNNN...

Theo Vụ Kinh tế Tổng hợp Ban Kinh tế Trung ương, muốn quản lý tốt DNNN sau CPH cần tăng cường mối quan hệ giữa DNNN với ngân hàng quốc doanh, tổ chức tài chính và các doanh nghiệp trên cơ sở thương mại thuần túy. Chính phủ không bảo lãnh cho các DNNN trong các khoản vay trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhanh chóng tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đơn giản hóa và hợp lý hóa thông lệ hoạt động và khuôn khổ pháp lý cho DNNN.

Thúy An

 

Tin khác

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp