Hậu Covid: Kinh tế Sri Lanka khủng hoảng với nợ nần chồng chất, dự trữ cạn kiệt

Thứ năm, 15/07/2021 06:24 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sri Lanka đã cắt giảm nhập khẩu hóa chất nông nghiệp, ô tô và thậm chí cả bột nghệ - gia vị chủ yếu của nước này khi dự trữ ngoại hối giảm dần, cản trở khả năng trả một núi nợ khi quốc đảo Nam Á này phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch.

Một người bán rau ở Sri Lanka ngủ bên gian hàng của cô ấy tại một chợ rau bán buôn đã đóng cửa để hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Một người bán rau ở Sri Lanka ngủ bên gian hàng của cô ấy tại một chợ rau bán buôn đã đóng cửa để hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Thiếu hụt hàng trăm mặt hàng thiết yếu

Bàn chải đánh răng, rèm, dâu tây, giấm, khăn ướt và đường là một số trong hàng trăm mặt hàng sản xuất ở nước ngoài bị cấm hoặc buộc phải thực hiện theo các yêu cầu cấp phép đặc biệt nhằm giảm thâm hụt thương mại đang làm sâu sắc thêm tình trạng khó khăn về tài chính nhiều năm qua của Sri Lanka.

Tình trạng thiếu hụt này đang đẩy giá nhiều mặt hàng tiêu dùng, từ bánh mì đến vật liệu xây dựng đến xăng dầu tăng cao, gây ra các cuộc biểu tình của những người Sri Lanka bị dồn đến đường cùng bởi cuộc khủng hoảng kéo dài.

Đáng buồn, Sri Lanka đã gặp khó khăn trước khi đại dịch xảy ra, điều này khiến doanh thu của ngành du lịch thiệt hại nặng, trong khi đây vốn là nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Nó thường cung cấp việc làm cho hơn 3 triệu người và chiếm khoảng 5% GDP.

Những người lao động đi làm thuê hàng ngày ở Sri Lanka vận chuyển một xe tải tỏi nhập khẩu trong thời gian áp dụng các quy định nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 tại một khu chợ bán buôn ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Những người lao động đi làm thuê hàng ngày ở Sri Lanka vận chuyển một xe tải tỏi nhập khẩu trong thời gian áp dụng các quy định nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 tại một khu chợ bán buôn ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Giờ đây, dự trữ ngoại hối của quốc gia này đã cạn kiệt, chỉ còn đủ để thanh toán cho 3 tháng nhập khẩu vào thời điểm mà các khoản trả nợ nước ngoài lớn đang đến hạn, gây căng thẳng cho hệ thống tài chính của nước này. Bộ trưởng Dầu mỏ, ông Udaya Gammapilla, gần đây cho biết nước này thiếu tiền mặt để thanh toán cho việc nhập khẩu dầu.

Để bảo tồn ngoại hối quý giá, Chính phủ nước này đã hạn chế các giao dịch bằng đồng USD. Nhưng bất chấp các giới hạn áp vào năm ngoái, nhập khẩu vẫn vượt xa con số xuất khẩu chè, cao su, hải sản và hàng may mặc của nước này.

Sri Lanka cần thanh toán 3,7 tỷ USD các khoản nợ nước ngoài trong năm nay, cho đến nay nước này đã trả 1,3 tỷ USD. Đó là chưa tính đến các khoản nợ địa phương, ngân hàng trung ương nước này cho biết. Đồng nội tệ của nó cũng đang dần suy yếu so với các loại tiền tệ chính khác, làm cho việc trả nợ trở nên tốn kém hơn tại địa phương.

Họ đang phải đối mặt với việc có thể mất quy chế thương mại ưu đãi đối với hàng may mặc xuất khẩu sang châu Âu, do bị chỉ trích về đạo luật chống khủng bố mà các nhà phê bình cho rằng vi phạm nhân quyền.

Nông dân trồng rau Pathmasiri Kumara nhổ bỏ cỏ dại trên cánh đồng khoai tây của mình ở Keppetipola, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Nông dân trồng rau Pathmasiri Kumara nhổ bỏ cỏ dại trên cánh đồng khoai tây của mình ở Keppetipola, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Hạn chế nhập khẩu ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp

Để xây dựng lại các nguồn dự trữ của mình, Sri Lanka đã có được một cơ sở hoán đổi trị giá 1,5 tỷ USD từ Trung Quốc vào đầu năm nay. Ngân hàng Trung ương cho biết khoản hoán đổi 400 triệu USD từ Ấn Độ sẽ có sẵn vào tháng 8.

Các quan chức cho biết họ hy vọng sẽ thu hút thêm vốn đầu tư nước ngoài và tránh tìm kiếm sự trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vốn có xu hướng áp đặt các điều kiện chính sách nghiêm ngặt đối với những nước đi vay.

Quyết định của Chính phủ vào tháng 4 về việc cấm sử dụng hóa chất nông nghiệp, ra lệnh cho nông dân chuyển sang canh tác hữu cơ, nhằm mục đích tiết kiệm 400 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu những hoá chất này.

Áp lực cũng đang đè lên các nhà sản xuất hàng may mặc khi Liên minh châu Âu xem xét lại ưu đãi về thuế quan đối với các sản phẩm của Sri Lanka theo Hệ thống ưu đãi tổng quát (GSP). Nó loại bỏ thuế nhập khẩu đối với một phần lớn các sản phẩm của Sri Lanka, chẳng hạn như dệt may, chè và cá, trị giá khoảng 360 triệu USD hàng năm, theo EU.

Công nhân nghỉ ngơi tại một chợ bán buôn đóng cửa để hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Công nhân nghỉ ngơi tại một chợ bán buôn đóng cửa để hạn chế sự lây lan của Covid-19 ở Colombo, Sri Lanka. (Nguồn: Eranga Jayawardena/AP Photo).

Khoảng 20% tổng xuất khẩu của Sri Lanka là sang các nước EU. Ông Abeyratne cho biết 10% khác đến Vương quốc Anh, quốc gia có thể dẫn đầu EU nếu nước này đình chỉ quy chế GSP.

Trong khi đó, người dân Sri Lanka tỏ ra khó chịu trước những hạn chế nhập khẩu đang làm chậm lại hoạt động trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Vipulanayake, chủ một đại lý xe máy, cho biết anh đang dựa vào thu nhập từ một đồn điền cao su nhỏ mà anh sở hữu, bên cạnh doanh thu bán nhiều sản phẩm khác nhau để kiếm sống.

“Tôi tin rằng mọi thứ sẽ ổn và xe đạp sẽ lại được nhập khẩu về. Có lẽ tôi chỉ đang mơ, vì mọi thứ rất không chắc chắn”, anh nói.

Sơn Tùng

Bình Luận

Tin khác

Báo cáo: Năng lượng sạch đã chiếm 30% tổng điện năng toàn cầu

Báo cáo: Năng lượng sạch đã chiếm 30% tổng điện năng toàn cầu

(CLO) Theo báo cáo của Ember, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại London, 2023 là một năm đột phá của năng lượng tái tạo. 30% lượng điện được sản xuất trên toàn thế giới đến từ các nguồn năng lượng sạch, bao gồm thủy điện, năng lượng mặt trời và năng lượng gió.

Thế giới 24h
Pháp và Trung Quốc ra tuyên bố chung phản đối Israel tấn công Rafah

Pháp và Trung Quốc ra tuyên bố chung phản đối Israel tấn công Rafah

(CLO) Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra tuyên bố chung phản đối kế hoạch tấn công của Israel nhằm vào thành phố Rafah ở phía nam Dải Gaza, sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo tại Paris vào thứ Ba (7/5).

Thế giới 24h
Cuộc biểu tình sinh viên ủng hộ Palestine tiếp tục lan rộng, gây khó cho các trường đại học

Cuộc biểu tình sinh viên ủng hộ Palestine tiếp tục lan rộng, gây khó cho các trường đại học

(CLO) Làn sóng biểu tình ủng hộ Palestine tại các trường đại học đã lan rộng khắp Bắc Mỹ và châu Âu. Các trường học buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là cho phép hoặc can thiệp vào cuộc biểu tình này.

Thế giới 24h
Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi

Pháo binh Ukraine vừa bắn vừa chạy do bị UAV Nga truy đuổi

(CLO) Di chuyển ra khỏi nơi ẩn náu trong rừng, khẩu pháo khổng lồ của Ukraine do Đức cung cấp chỉ có vài phút để khai hỏa trước khi ẩn nấp để tránh bị máy bay không người lái (UAV) của Nga phát hiện.

Thế giới 24h
Tìm thấy thi thể công nhân thiệt mạng cuối cùng trong vụ sập cầu Baltimore

Tìm thấy thi thể công nhân thiệt mạng cuối cùng trong vụ sập cầu Baltimore

(CLO) Thi thể của công nhân mất tích cuối cùng thiệt mạng trong vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore hồi tháng 3 đã được tìm thấy, theo các quan chức thông báo hôm thứ Ba. Hiện, các đội phá dỡ chuẩn bị sử dụng chất nổ để dọn dẹp hiện trường.

Thế giới 24h