Hậu trường chưa kể của những nhà báo “chiến đấu” với “cò sân bay”

Chủ nhật, 20/01/2019 12:38 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nhóm phóng viên báo Kinh tế & Đô thị (Công Thọ - Hồng Hạnh) đã thâm nhập thực tế điều tra thực hiện loạt bài “Lừa đảo, chặt chém khách nước ngoài: Vụ việc nhỏ, tác hại to”. Tác phẩm vừa đoạt Giải A Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

4 ngày 3 đêm “bám” “cò sân bay”, vừa lo vừa sợ

Lựa chọn một đề tài được xem là nóng và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm này, nhà báo Công Thọ tâm sự rằng, để lột trần được mánh khóe lừa bằng cách nào và vì sao lại lừa được người nước ngoài, là chuyện không dễ nắm bắt hết. Chính điều ấy, cùng với mong muốn rộng đường dư luận và góp tiếng nói chấn chỉnh hành vi, hướng đến mục tiêu vì một môi trường Thủ đô văn minh, đã thôi thúc chúng tôi thực hiện tuyến bài này. Ngay từ khi xác định thực hiện, Công Thọ đã hình dung được nỗi vất vả, khó khăn gian nan nhưng khi bắt tay vào nhiệm vụ, câu chuyện tác nghiệp lại có nhiều tình tiết khó khăn, thậm chí nguy hiểm ngoài dự tính. Có được các thông tin từ hoạt động của “cò sân bay” lừa đảo khách nước ngoài cụ thể như thế nào, nhóm phóng viên đã phải mất đến 4 ngày 3 đêm bám sát các đối tượng, từ sân bay cho đến tận khách sạn nơi “cò” trả khách. Nhà báo Công Thọ cho biết, trong 2 ngày đêm đầu tiên, anh và Hồng Hạnh phân công nhau theo dõi và chia nhau các góc quay với mục đích nhận diện được “cò” cũng như quan sát được mánh khóe của cò hoạt động ở địa điểm sân bay. “Cò sân bay” làm việc rất chuyên nghiệp và có khả năng nhận biết nhanh được đâu là “con mồi” nên ngay khi anh vừa lên tới sân bay, lập tức đã bị “cò” phát hiện là người lạ, cử người bám sát để theo dõi. Thực sự lúc đó rất căng thẳng, nguy hiểm, dễ dẫn đến sự manh động của đối tượng nếu để sơ hở. “Trước đó, được nghe chuyện từ một cán bộ quản lý sân bay Nội Bài tâm sự, từng bị “cò” đi theo về đến tận nhà để đe dọa. Nhưng lại nghĩ đã đặt ra mục tiêu không chỉ phản ánh thông thường mà phải làm rõ bản chất tại sao “cò” bắt và lừa được khách. Thế rồi máu nghề, sự liều lĩnh đã thôi thúc tôi và đồng nghiệp quyết định ở lại tiếp tục “chiến đấu”” – Công Thọ nhấn mạnh.

Nhà báo Công Thọ thay mặt nhóm tác giả nhận giải A Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Nhà báo Công Thọ thay mặt nhóm tác giả nhận giải A Giải báo chí về phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Vào đêm thứ ba, cũng là buổi tác nghiệp đáng nhớ nhất khi thực hiện đề tài này. Anh kể lại: tại một khách sạn trong phố cổ, anh được cung cấp thông tin về một người khách từ Ấn Độ sang Việt Nam. Người này đã đến đây làm việc, dự hội thảo nhiều lần, đặc biệt có sử dụng số điện thoại của nhà mạng Việt Nam. Dựa vào những thông tin được cung cấp trên, anh và đồng nghiệp đã lên kế hoạch thống nhất “bày binh bố trận” theo dõi để quay được hình ảnh “cò” chăn dắt vị khách này. Thông thường khách nước ngoài sẽ cầm biển báo để tài xế khách sạn nhận ra mình, nhưng Công Thọ đã quyết định lựa chọn không đón vị khách Ấn Độ từ sân bay theo hình thức nhìn biển báo, mà anh để khách tự xuống sân bay. Khi xuống sân bay không có người đón ngay, dựa vào biểu hiện đó, “cò” sẽ tiếp cận ngay và đón khách. Ngay khi “cò” dắt được hành khách lên xe thành công, anh gọi điện báo để vị khách xuống xe, dự định nhờ cách này anh sẽ chủ động quan sát và ghi hình được một dạng bắt khách khác của “cò”. Nhưng thật không may, lúc đó vào khoảng 12h đêm, kế hoạch đã không thuận lợi như mong muốn, điện thoại của vị khách lại không liên lạc được. Anh và đồng nghiệp ngay lập tức phải bám theo xe “cò” nhưng xe “cò” di chuyển nhanh, ngay lập tức bị mất dấu. Rất nhanh trí, anh cùng đồng nghiệp quyết định về đến khách sạn nơi trả khách, ngồi đợi một tiếng sau vẫn không thấy vị khách Ấn Độ đâu. Trời đã sang ngày mới, hoang mang và lo sợ. Sợ rằng du khách Ấn Độ sẽ gặp nguy hiểm nên anh cùng đồng nghiệp và nhân viên khách sạn chia nhau đi tìm khắp phố. Cuối cùng, may mắn thay, khi tìm thấy vị khách nước ngoài đang đi lạc trên một con phố gần khách sạn do bị “cò” đuổi xuống xe vì không trả tiền (Thông thường, khách nước ngoài sang Việt Nam, nếu đi taxi do khách sạn đón thì sẽ không phải thanh toán trực tiếp – PV). Cả nhóm phóng viên lẫn nhân viên khách sạn được một phen thót tim, phải đến khi tìm được du khách mới thấy hoàn hồn.

Quyết tâm dẹp loạn “chặt chém”

Sau buổi tác nghiệp đáng nhớ ở sân bay, Công Thọ cùng đồng nghiệp tiếp tục tìm hiểu về phố cổ, nơi chặt chém du khách nước ngoài diễn ra hằng ngày hằng giờ. Để hiểu được sự khó chịu và nỗi khổ của du khách phải mua những món đồ giá trên trời, nhóm phóng viên đã thâm nhập thực tế bằng cách cải trang đóng vai làm người nước ngoài, cụ thể là người Hàn Quốc sang Việt Nam du lịch. Với điện thoại cá nhân được trang bị phần mềm quay trộm, thực trạng đã xảy ra rất bức xúc, phóng viên đã bị một tay xích lô chặt chém 200.000 đồng cho 1 quãng đường dài 1,2km, gần 20 người bán hàng rong xung quanh phố cổ đã bắt phải mua những món đồ lưu niệm cũng như đồ ăn giá trên trời: 300.000 đồng/1 vỉ kẹo cao su, 120.000 đồng 1 chiếc quạt giấy, 200.000 đồng 1 miếng dứa... Anh và đồng nghiệp đã bỏ ra khoản tiền túi hơn 3 triệu chỉ để mua những món đồ giá trên trời này và cảm nhận được sự bức xúc của khách du lịch cũng như quay được hành vi chặt chém của những “con sâu làm rầu nồi canh” này.

Nhà báo Công Thọ.

Nhà báo Công Thọ.

Ngay sau đó, loạt bài được thực hiện nhanh chóng với rất nhiều những tư liệu quý, công chúng, dư luận cũng như các nhà quản lý rất quan tâm. Về vụ việc cò sân bay, bài viết vừa được đăng, chỉ sau 2 tiếng đồng hồ, cò lái xe là chủ biển số xe đón khách xuất hiện trên clip đã chủ động liên hệ với phóng viên và tòa soạn, nhờ kết nối với nạn nhân để trực tiếp xin lỗi. Ngày hôm đó, nhà báo Công Thọ cũng trực tiếp lên kiểm tra lại tình hình sân bay và thấy rằng số lượng cò giảm rõ rệt. An ninh tại sân bay cũng được xiết chặt hơn. Rõ ràng, nhờ có 2 clip được đăng tải trong bài viết mà cơ quan chức năng cũng nhận ra được những chiêu trò lừa khách của cò và chủ động hơn trong việc cử trinh sát cả trong và ngoài giống như cách phóng viên thực hiện để bắt được cò.

Sau khi bài viết được đưa lên, lập tức công an cũng tìm ra và bắt ngay người bán hàng rong, sau khi được áp tải về đồn thì bà Phạm Thị Phương -  là trùm cầm đầu của đội chặt chém phố cổ chuyên dụ dỗ khách nước ngoài mua đồ giá trên trời đã xin lỗi và hứa sẽ về quê làm ruộng, không bao giờ làm việc như vậy nữa. Nói đến điều còn trăn trở, Công Thọ cho biết thêm, khi gặp và trò chuyện với một số người bán hàng rong ở trụ sở công an, có những trường hợp hoàn cảnh thật sự rất thương tâm. Công Thọ nói rằng anh vừa giận mà lại vừa thương, giận là vì những hành vi của họ làm xấu hình ảnh Thủ đô văn hiến, thương vì họ rất khó khăn, vì bần cùng bất đắc dĩ mà làm liều.

Niềm vui lớn của nhóm phóng viên còn là khi loạt bài viết được cộng đồng doanh nghiệp viết thư cảm ơn. Trên mạng xã hội, mỗi bài viết được chia sẻ với khoảng 200.000 lượt đọc, rất nhiều người vào bình luận, nhất là những doanh nghiệp trên phố cổ. Họ cảm ơn phóng viên cũng như tờ báo đã phát hiện và giúp cho công chúng hiểu hơn về thực trạng này để có những biện pháp điều chỉnh. Những doanh nghiệp ở phố cổ chia sẻ rằng, nhờ có những bài báo này đã lấy lại cho họ sự trong sạch, sự tử tế trong kinh doanh. Cũng nhờ thế mà họ tiếp tục thực hiện được mong muốn xây dựng thương hiệu và lấy lại được nụ cười với du khách nước ngoài khi đến Việt Nam.

Để hoàn thành loạt bài trên, nhà báo Công Thọ chia sẻ rằng anh và đồng nghiệp đã bỏ chi phí cá nhân khá lớn để chi trả cho việc tác nghiệp thực hiện đề tài, vượt qua những khó khăn vất vả, áp lực, cũng như luôn phải ở tư thế sẵn sàng cho việc đối mặt với những nguy hiểm có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Nhưng điều anh cảm thấy hạnh phúc nhất đó là đóng góp được những bài báo có hiệu ứng xã hội cao, có sức lan tỏa lớn, góp phần vì một Thủ đô văn minh trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.

Huy Hoàng

Tin khác

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

Bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh làm Tổng Biên tập Báo Công thương

(CLO) Ngày 28/3, Bộ Công thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công thương về việc bổ nhiệm nhà báo Nguyễn Văn Minh, Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công thương.

Nghề báo
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.

Nghề báo
Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

Trao giải cho 174 tác phẩm tại Giải báo chí “Hải Dương khát vọng, phát triển”

(CLO) Nhân kỷ niệm 120 năm ngày sinh Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng (2/4/1904 - 2/4/2024), chiều 27/3, tại TP Hải Dương, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt, trao Giải báo chí "Hải Dương khát vọng, phát triển".

Nghề báo
Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư tại tỉnh Tuyên Quang

(CLO) Ngày 26/3, nhân kỷ niệm 93 Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đoàn Thanh niên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) tổ chức trao tặng Tủ sách Đinh Hữu Dư cho Trường Trung học Cơ sở Trung Yên, xã Trung Yên, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nghề báo
Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

Phát động cuộc thi báo chí về công tác sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ” tỉnh Ninh Bình năm 2024

(CLO) Thông qua cuộc thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về tầm quan trọng, mục tiêu của công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và xây dựng “Đô thị di sản thiên niên kỷ”.

Nghề báo