Hãy hành động vì dòng sông Đa Độ sạch hơn (Kỳ 1)

Thứ sáu, 03/04/2015 17:26 PM - 0 Trả lời

Hãy hành động vì dòng sông Đa Độ sạch hơn (Kỳ 1)

(NB&CL) - Lưu vực sông Đa Độ nằm ở phía Tây Nam thành phố Hải Phòng, được bù đắp phù sa bởi hạ du các dòng sông Thái Bình, Sông Hồng và mang đặc điểm của thủy lợi vùng triều (Chế độ nhật triều đều). Sông Đa Độ uốn mình như giải lụa mềm trên tay nghệ sỹ múa lấp lánh, quanh co. Bắt đầu từ Cống Trung Trang (Đê tả sông Văn Úc), chảy qua địa bàn 5 đơn vị hành chính là huyện An Lão, Kiến Thụy, quận Kiến An, Dương Kinh và quận Đồ Sơn rồi đổ ra biển qua công trình thủy lợi Cống Cổ Tiểu với chiều dài 48.600m.
 
Báo Công luận 
 
Sông Đa Độ ngoài nhiệm vụ làm hồ điều hòa tự nhiên còn giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước thô cho trên 40 nhà máy nước sạch thành thị, nông thôn với lưu lượng lên đến hàng trăm nghìn m 3/ngày đêm phục vụ nước sinh hoạt cho 576.000 nhân khẩu thuộc 5 đơn vị hành chính (Số liệu năm 2010), phục vụ tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích tự nhiên 33.578ha, diện tích đất canh tác 31.000ha/năm và cung cấp nước sạch phục vụ các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn. Vì vậy có thể nói chất lượng và lưu lượng nước trên sông đa độ là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh, đến kinh tế - xã hội của trên nửa triệu người dân trong khu vực.
 
Những năm qua, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và năng động của thành phố Hải Phòng thì những ảnh hưởng tiêu cực, tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước cũng đang có xu hướng gia tăng không ngừng, đáng báo động đỏ về chất lượng. hội đồng nhân dân, UBND thành phố Hải Phòng đã rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ nguồn nước ngọt đối với các con sông trong đó có sông Đa Độ được thể hiện bằng các văn bản, quyết định như: thông báo số 05/TB - VHXHKTNS của ban văn hóa xã hội, kinh tế ngân sách hđND thành phố về kết luận sau khi giám sát tình hình quản lý và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt thành phố; Quyết định số 781/2004/Qđ-UBND của UBND thành phố Hải Phòng về ban hành quy chế quản lý bảo vệ nguồn nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố; chỉ thị số 17/ CT/UBND của UBND thành phố về tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi… đặc biệt là Nghị quyết số 23/2013/NQ HĐND của HĐND thành phố hải Phòng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013 -2020 là khung pháp lý cùng với sự nỗ lực của nhiều đơn vị hữu trách đặc biệt là công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Đa Độ (gọi tắt thủy lợi Đa Độ) đã như một cứu cánh cho dòng sông Đa Độ nói riêng, hệ thống thủy lợi của thành phố nói chung khỏi sự “chết dần” của nguồn nước ngọt. tuy nhiên, để thực hiện tốt chủ trương này rất cần sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đơn vị của các cấp chính quyền địa phương và cả cộng đồng dân cư phải cùng vào cuộc quyết liệt. Lặng lẽ nhiều năm, những cán bộ và công nhân thủy lợi Đa Độ đã đào sâu học hỏi, nghiên cứu cách trị thủy từ các tài liệu trong và ngoài nước, phát huy bản năng sáng tạo trong lao động sản xuất và kho tàng kinh nghiệm quý báu của cha anh để lại để vận hành hệ thống thủy nông trong mọi điều kiện khó khăn phức tạp, gồng mình giữ cho dòng sông sạch hơn, thân thiện và thực sự hữu ích cho đời sống con người. đó cũng chính là việc đi đầu trong thực hiện tốt Nghị quyết 23 của HĐND thành phố nêu trên.
 
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM SÔNG ĐA ĐỘ:
Mặc dù gánh vác một xứ mạng rất quan trọng, nhưng sông đa độ hiện nay đang bị nhiễm bẩn hàng ngày. có bốn nguyên nhân chính làm ô nhiễm dòng sông là:
Thứ nhất, do ô nhiễm từ thượng nguồn. thực chất sông đa độ là một nhánh của sông Văn Úc thuộc hệ thống sông thái bình và Sông hồng. hiện nay do ảnh hưởng mặt trái của công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa làm nguồn nước các sông này bị ô nhiễm ngay từ thượng lưu, mức độ ô nhiễm càng gia tăng về phía hạ nguồn.
 
Thứ hai, ô nhiễm do con người. Dọc theo hai bờ sông có nhiều hộ dân sinh sống, kèm theo đó là các công trình nhà ở, công trình phụ, xưởng sản xuất, trại gia súc, gia cầm, nhà hàng, chòi nổi trên mặt nước mọc lên như nấm đã trực tiếp xả thải vào dòng sông. Nước thải từ các khu dân cư đông đúc, các bãi rác tập trung ở các thị trấn, thị tứ đều góp phần làm ô nhiễm môi trường. Nguy hiểm và nghiêm trọng hơn là ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và y tế, làng nghề. theo báo cáo của thủy lợi Đa Độ thì trên toàn hệ thống có khoảng trên 120 cơ sở công nghiệp và khoảng 50 làng nghề, hầu hết có chất thải không qua xử lý mà đổ trực tiếp vào hệ thống công trình thủy lợi. có chín bệnh viện, trung tâm y tế quận và khoảng 60 cơ sở y tế phường, xã có nguồn chất thải chưa xử lý triệt để hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu đã xả trực tiếp ra môi trường.
 
Thứ ba, ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, sự chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp đã làm tăng cao năng suất nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm nhưng đi kèm với nó là sự gia tăng và lạm dụng sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón hóa chất độc hại, xác thực vật thối rữa… đã làm ô nhiễm nguồn nước mặt ruộng rồi đổ vào các tuyến kênh cấp I chảy qua các đoạn bờ sông vỡ lở, xuống cấp vào lòng sông đa độ gây ô nhiễm nguồn nước.
 
Thứ tư, ô nhiễm tự nhiên. Sông Đa Độ đổ trực tiếp ra biển, hầu hết diện tích đất thuộc hệ thống sông nằm ven biển nên chịu ảnh hưởng của nước mặn và phèn chua, vụ Đông Xuân, hệ thống sông Đa Độ được gọi là “Đầu mặn cuối chua”. tình trạng biến đổi khí hậu làm nước biển dâng cao và xâm nhập sâu vào ruộng đồng. Năm 1993 nước biển đã dâng ngập toàn bộ hệ thống với độ mặn trên một phần nghìn (Nồng độ một phần nghìn không được phép lấy nước vào hệ thống). Mười sáu năm sau, năm 2009 nước mặn lại một lần nữa dâng ngập toàn hệ thống nhưng với nồng độ mặn tăng lên đến 1,25 phần nghìn. Dự báo chu kỳ lưới mặn sẽ ngắn hơn và độ mặn sẽ tăng cao hơn càng về sau này do sự nóng dần lên của trái đất gây bất lợi cho nguồn nước ngọt, đồng ruộng bị mặn hóa, các biện pháp hóa thổ và thủy lợi mất nhiều năm nhưng vẫn chưa ngọt hóa được như mong muốn.
 
Điều đáng nói là tất cả các tác nhân gây ô nhiễm đang ngày một gia tăng cùng sự tăng nhanh dân số cơ học trên địa bàn, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, làng nghề phát triển cả về số lượng và qui mô, trong khi các công trình thủy lợi hầu hết được xây dựng và đưa vào khai thác cách đây khoảng nửa thế kỷ, đến nay đã xuống cấp, hư hỏng hoặc không còn phù hợp; bờ sông Đa Độ nhiều đoạn vỡ lở không đảm bảo chức năng điều tiết thủy lợi, tình trạng vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi và nguồn nước diễn ra ở mọi lúc mọi nơi, dưới mọi hình thức và có diễn biến phức tạp. theo báo cáo kết quả quan trắc chất lượng nước sông giá, sông Rế và Đa Độ tháng 4/2013 của Dự án JIKA, tại sông Đa Độ trong tổng số 30 mẫu quan trắc năm 2012 chỉ có 20% số mẫu quan trắc sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt, 47% mẫu đạt mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, 23% mẫu phù hợp với các mục đích sử dụng khác, 10% mẫu nước bị ô nhiễm nặng.
  • Nguyễn Quân

Tin khác

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

Nâng cao hơn chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của Hưng Yên

(CLO) Ngày 25/4, Đoàn công tác của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương do Phó Trưởng ban Thường trực điều hành Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương Trần Huy Dụng làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hưng Yên về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe