Hãy nghĩ cho tuyến đầu!

Thứ năm, 03/06/2021 09:33 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Tuy chẳng bom rơi chẳng chiến trường nguy kịch/Những áo trắng xung phong vào tâm dịch/Xa gia đình, lo cho đất nước bình yên” - những ngày này, không khó bắt gặp những vần thơ đầy xúc cảm, đầy sự ngợi ca về các y bác sĩ đang làm việc trong tâm dịch.

Họ là những người đang được mọi người trìu mến gọi tên là “những chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu”. Nhưng, nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Với những con người đang trực tiếp oằn mình, mệt lả trong cái nắng 40 độ của những ngày hè đổ lửa, của những đêm trắng xét nghiệm, điều họ mong muốn nhất, chẳng phải là những ca từ hoa mỹ, mà là những hành động thiết thực, của mỗi con người để chung tay chống dịch hiệu quả, sớm đưa cuộc sống trở lại nhịp yên bình vốn có.

1. Trung tâm Y tế huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, chiều 22/5/2021, một nam, một nữ bác sĩ ngồi bệt trên sàn nhà, gần như kiệt sức. Gương mặt mệt mỏi như bị lấy hết sinh khí. Xung quanh họ là gương mặt đầy lo âu của các đồng nghiệp. Họ vội vã tiếp nước, cởi phanh đồ bảo hộ, dùng quạt tay mong đồng nghiệp của mình tỉnh lại. Hai gương mặt kiệt sức ấy là hai bác sĩ đang làm nhiệm vụ tại Trung tâm Y tế huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh. Họ kiệt sức vì phải mặc liên tục bộ đồ bảo hộ trong nhiều giờ giữa nắng nóng để lấy mẫu thử Covid-19.

Các y bác sĩ của chúng ta, đã, đang sống và làm việc thực sự đúng như những người lính, kiên cường và quả cảm.

Các y bác sĩ của chúng ta, đã, đang sống và làm việc thực sự đúng như những người lính, kiên cường và quả cảm.

3 ngày sau, ngày 25/5/2021, người dùng mạng xã hội đồng loạt chia sẻ hình ảnh, clip một nam nhân viên y tế kiệt sức, ngất xỉu khi lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Núi Hiểu, xã Quang Châu, huyệt Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nam sinh ấy tên Phạm Trung Anh, mới tròn 20 tuổi, lớp Xét nghiệm 12B, Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, thuộc đội tăng cường cho Bắc Giang. Tuổi 20 đầy sức trẻ, lại thêm sự hào hứng, tự tin của một chàng sinh viên từng có kinh nghiệm “chiến đấu” tại tâm dịch Hải Dương trong đợt dịch thứ 3, nhưng rốt cuộc, vẫn không chống chọi nổi với lượng công việc quá lớn trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, nắng nóng có khi lên đến 40 độ.

Báo Công luận

Thật đau xót, những hình ảnh đấy đã không còn là sự hiếm gặp tại tâm dịch trong những ngày hè đổ lửa này. Cái nóng hầm hập đến 40 độ C, việc phải mặc đồ bảo hộ kín mít, thiếu ngủ, mất nước… đã khiến nhiều chiến sĩ áo trắng ngất xỉu. Nhưng cũng thật đáng trân quý là các y bác sĩ của chúng ta, đã, đang sống và làm việc thực sự đúng như những người lính, kiên cường và quả cảm. Những dòng tin nhắn hỏi thăm, chỉ khiến họ xúc động nhưng không xao động. “Tôi/em/anh/mình… vẫn ổn” - là những hồi âm thường thấy nhất của họ. Họ bền bỉ, bền gan chia sớt công việc cho nhau, người kia nghỉ, người này thay, người nghỉ rồi, đỡ mệt, hồi sức lại lao vào tiếp nối. Đúng như phẩm chất của những người lính cụ Hồ trên chiến trường năm xưa, càng trong khó khăn, ý chí và tinh thần “thép” của mỗi y bác sĩ của chúng ta hôm nay càng thêm được rèn luyện, thử thách và tỏa sáng.

Chúng ta không thể nào quên những hình ảnh cảm động của những bác sĩ, nhân viên y tế phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận những hy sinh cá nhân, tận tình, chu đáo chăm sóc người bệnh; hay những khoảnh khắc, hành động cao đẹp lay động lòng người của những “chiến sĩ áo trắng” trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt của mùa hè oi nóng, dù đã kiệt sức nhưng quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khoẻ của người dân, của cộng đồng... Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những cống hiến, nỗ lực không mệt mỏi, tận tâm tận lực, không quản ngại vất vả, gian nan và hiểm nguy của đội ngũ cán bộ y tế chống dịch thời gian qua. Chiến trường nào cũng gian khổ, trận chiến nào cũng có những mất mát hy sinh; các anh, các chị và các bạn thực sự là những “chiến sĩ áo trắng” đang dấn thân thực hiện sứ mệnh cao cả của mình như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Lương y phải như từ mẫu”, “… thương yêu săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn…”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã viết như vậy trong bức Thư khen “chiến sĩ áo trắng” ở tuyến đầu chống dịch ngày 25/5 vừa qua.

2. Để giảm tải cho các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu, đã, đang có nhiều giải pháp cấp bách được đặt ra. Như chia sẻ của Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn: “Chúng tôi yêu cầu thực hiện lấy mẫu vào sáng sớm và buổi tối để tránh thời tiết nắng nóng, đồng thời cần đảm bảo an toàn cho lực lượng phòng chống dịch trong quá trình làm việc”. Mới đây nhất,  ngày 1/6, thông tin từ ngành y tế cho biết đang tiến hành thử nghiệm thiết bị làm mát cho nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ chống dịch Covid-19.

Theo PGS.TS Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã chế tạo ra thiết bị cấp khí sạch, làm mát để trang bị cho những người phải mang các bộ bảo hộ đặc biệt, trong môi trường khắc nghiệt do nhiệt độ cao. Thiết bị này có quạt đeo cá nhân, giúp đưa không khí bên ngoài vào phía trong bộ bảo hộ. Không khí này đã được lọc sạch qua hệ thống màng đặc biệt và cân bằng nhiệt độ, đảm bảo an toàn phòng chống lây nhiễm.

Tuy nhiên, theo ông Hải: “Hiện tại viện mới chỉ có một số lượng nhỏ sản xuất thử nghiệm. Chúng tôi là viện nghiên cứu nên không có kinh phí sản xuất và mong muốn có đơn vị hợp tác, tài trợ cho sản xuất, hoặc tiếp nhận chuyển giao để có thể sản xuất số lượng đủ lớn, tăng cường cho vùng dịch”.

Empty

Như vậy, rõ ràng trong thời gian trước mắt, những giải pháp “giảm nhiệt” cho các chiến sĩ áo trắng nơi tuyến đầu vẫn còn ở sự chờ đợi. Trong khi đó, cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 tại nước ta, tới thời điểm này, đã đi qua đợt thứ 4, mà đợt sau cho thấy khó khăn, gian khổ hơn đợt trước, với những diễn biến ngày càng khó lường.

Theo các chuyên gia y tế, thực tế đánh giá đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam cho thấy, tốc độ lây lan của biến chủng Ấn Độ rất nhanh, đặc biệt trong các môi trường kín, thông khí kém, tập trung đông người như đám cưới, đám ma, quán karaoke, khu công nghiệp. Có những người mới tiếp xúc ca bệnh 1-2 ngày đã có triệu chứng và đã có khả năng lây lan cho người khác. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, nước ta đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp mắc Covid-19, với các biến thể mới. Số lượng ca bệnh gia tăng nhanh chóng trong những ngày qua, đặc biệt là tại các khu vực điểm nóng như Bắc Giang, Bắc Ninh.

Cuộc chiến chống dịch gian nan khó lường là thế, nên rõ ràng, sự tổng lực của ngành y tế là không đủ. Cho dù ngành y tế như Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khẳng định, “là lực lượng nòng cốt chống dịch” và đã, đang chống dịch “quyết liệt nhất, chịu nhiều hy sinh nhất”.

Báo Công luận

Những ngày qua, chúng ta đang nói nhiều tới “vũ khí vaccine”, xem đây là vũ khí hữu hiệu để kết thúc cuộc chiến. Nhưng ai cũng biết, với rất nhiều cố gắng, cũng chỉ mới có hơn 1 triệu người dân Việt được tiêm chủng. Con số ấy trên tổng số dân quả thực còn quá ít ỏi. Đường đến miễn dịch cộng đồng hẳn còn xa, khi Chính phủ đang phải hết sức nỗ lực, khẩn trương tìm kiếm các nguồn tiếp cận vaccine….

Thế nên, thông điệp “ý thức của người dân là lá chắn trong cuộc chiến chống Covid” đã được báo chí và ngành y tế truyền tải liên tục những ngày qua, là trọng tâm trong rất nhiều chỉ đạo của Chính phủ. Đây còn được xem là biện pháp dễ thực hiện, không tốn kém hơn cả. Tuy nhiên, điều đáng buồn là, vẫn còn xuất hiện, chẳng hiếm gặp những hành vi thiếu ý thức, từ phòng chống dịch đến trốn tránh cách ly. Câu chuyện người phụ nữ cố thủ trên tầng 3 ở tâm dịch Bắc Giang hay vị Giám đốc một doanh nghiệp lớn tại Hà Nội vi phạm quy định phòng chống dịch… đã là hai trong những câu chuyện thiếu ý thức chẳng hiếm gặp ấy.

Báo Công luận

Chỉ vì một F0 như vị Giám đốc doanh nghiệp kia, đã có bao nhiêu F1 bao nhiêu F2 phải chịu cảnh cách ly? Nếu còn những con người như thế thì đội ngũ những chiến sĩ áo trắng sẽ phải căng mình đến bao lâu trong nắng hè đổ lửa? 

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, lãnh đạo ngành y tế, các chuyên gia, trong nhiều thông điệp, đã nhấn đi nhấn lại rằng: Chúng ta nhất định phải chiến thắng trong cuộc chiến này. Bởi, chỉ khi cuộc chiến với Covid-19 kết thúc, chúng ta mới mong cuộc sống trở lại nhịp bình thường, trẻ em mới có cơ hội trở lại trường, công nhân các khu công nghiệp tại Bắc Giang, Bắc Ninh mới có thể đi làm trở lại, nền kinh tế mới không bị ngưng trệ, đời sống người dân mới được đảm bảo…

Những ngày này, nhiều cá nhân, cơ quan, đoàn thể đang tích cực quyên góp ủng hộ cho tuyến đầu chống dịch… Những đồng tiền, những nhu yếu phẩm, lương thực, trang thiết bị y tế… đều rất đáng trân quý… Nhưng thiết nghĩ, sẽ còn trân quý hơn nữa, nếu mỗi công dân chúng ta hãy nghĩ cho tuyến đầu, hãy ủng hộ họ bằng chính ý thức phòng chống dịch. Điều đó thiết nghĩ thật ý nghĩa mà cũng thật đơn giản, chẳng hề tốn kém.

Hồng Hà

Báo Công luận

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn