Doanh nghiệp Việt trong "cuộc đua xanh"

HD Bank: Tài chính xanh cho Mô hình kinh tế bền vững

Thứ năm, 09/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Việc chuyển sang mô hình doanh nghiệp xanh - doanh nghiệp thân thiện với môi trường hiện không chỉ là xu hướng mà còn là sứ mệnh không thể khác của các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên trên thực tế, lâu nay việc chuyển đổi này dường như chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về tài chính, còn lại nhóm các doanh nghiệp đang “chạy ăn từng bữa” vẫn đang đối diện với nhiều trắc trở. Vì vậy nếu không có sự “tiếp sức” từ các tổ chức tài chính thì e rằng hành trình để trở thành “doanh nghiệp xanh” của nhóm các doanh nghiệp này sẽ còn kéo dài hơn.

Tài chính xanh dành cho các mô hình kinh tế phát triển bền vững ra đời chính là giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi nhanh theo hướng sản xuất xanh, đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đang theo đuổi. Trong những năm gần đây, việc tạo động lực cho các doanh nghiệp trong nước chuyển đổi sang hướng sản xuất xanh đã được nhiều tổ chức tài chính triển khai mạnh mẽ. Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà TP.HCM (HDBank) là một trong những ngân hàng tiên phong.

HDB1

Ưu tiên năng lượng tái tạo và chuỗi giá trị

HDBank - Ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận giải “Ngân hàng xanh” của ADB- đã áp dụng chương trình tài chính xanh dành riêng cho các “doanh nghiệp xanh” từ nhiều năm nay. Với nhiều chính sách ưu đãi trong hỗ trợ tài chính, HDBank đã khuyến khích được nhiều doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, cải tạo dây chuyền sản xuất theo hướng tiết kiệm năng lượng, thay thế nhiên liệu sử dụng từ hóa thạch sang nhiên liệu sinh học, tiết giảm nguồn nước, hạn chế chất thải phát sinh… Đây cũng chính tiêu chí cho vay theo chương trình tín dụng xanh, được áp dụng chủ yếu cho các dự án đáp ứng được các tiêu chí về giảm năng lượng tiêu thụ, giảm khí thải CO2, giảm ô nhiễm môi trường. Ngược lại, HDBank không chấp nhận tài trợ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành ô nhiễm nhiều khói, bụi.

Đặc biệt đối với các dự án năng lượng tái tạo, HDBank tài trợ đầu tư dự án, tỷ lệ tham gia vốn chủ sở hữu vào dự án tối thiểu là 30% tổng mức đầu tư. Cụ thể, đối với dự án điện mặt trời, HDBank sẽ tài trợ vốn với tỷ lệ tài trợ đến 70% tổng mức đầu tư, thời hạn cho vay lên đến 12 năm. Tài sản đảm bảo đa dạng bao gồm tài sản và nguồn thu hình thành từ vốn vay. Với nhà thầu, HDBank tài trợ trọn gói đến 85% giá trị hợp đồng và tài sản đảm bảo đa dạng bao gồm nguồn thu hình thành từ vốn vay.

Riêng điện mặt trời trên mái nhà, doanh nghiệp đầu tư để sử dụng hoặc đầu tư để kinh doanh đều được hưởng ưu đãi vốn vay với tỷ lệ 70%, thời hạn cho vay 5 năm. Tài sản đảm bảo chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với mức tài trợ lên đến 10 tỷ đồng. Đồng thời, doanh nghiệp còn được HDBank hỗ trợ đối tác liên kết chuyên lắp đặt, thi công, bảo trì, bảo hành hệ thống.

HDB2

Bên cạnh chính sách tín dụng xanh dành cho năng lượng tái tạo, HDBank cũng tập trung vốn cho các dự án hướng đến tăng trưởng xanh bền vững khi đưa các doanh nghiệp vào chuỗi giá trị nội địa và toàn cầu. Nhiều năm qua, HDBank cũng đã triển khai mạnh mẽ nhiều gói giải pháp tài trợ chuỗi khép kín từ nhà phân phối, đại lý đến nhà cung cấp, nhà cung ứng của nhiều doanh nghiệp có uy tín và có kênh phân phối trong và ngoài nước. Điển hình như chuỗi công nghiệp phụ trợ cho Samsung/LG, chuỗi chăn nuôi CP/CJ, chuỗi máy nông nghiệp Yanmar, cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón cho DPM/DCM, Chuỗi xăng dầu PLX/PVOIL và chuỗi siêu thị SGCoop/ VIN…

Tuy nhiên, để tiếp cận được gói giải pháp tài trợ chuỗi khép kín của HDBank, ngoài các quy định chung về cấp tín dụng của HDBank, doanh nghiệp cần đạt doanh số bán hàng tối thiểu với các đối tác. Đặc biệt ở nhiều chuỗi, tỷ lệ tài trợ đối với tài sản đảm bảo là bất động sản có thể lên đến 100% hoặc vay không có tài sản đảm bảo. Ngoài ra, HDBank còn hỗ trợ nhà cung ứng, nhà cung cấp thẩm định về mức độ uy tín bên mua và ứng trước đến gần 90% khoản phải thu mà không cần tài sản đảm bảo.

Tăng trưởng ổn định với hệ sinh thái HDBank, HDSaison và Vietjet Air 

Tại Việt Nam, có thể nói HDBank là Ngân hàng TMCP tiên phong triển khai chương trình tài trợ điện mặt trời với các gói giải pháp linh hoạt, phù hợp với nhu cầu vay của doanh nghiệp. Cụ thể, với gói tài trợ điện mặt trời hiện nay của HDBank, doanh nghiệp có thể vay với tài sản đảm bảo là nguồn thu hình thành từ vốn vay. Hay với gói tài trợ điện mặt trời trên mái nhà, tài sản đảm bảo chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà. Ngoài ra, khi vay tại HDBank doanh nghiệp còn có thể sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ, tiện ích khác với nhiều ưu đãi.

Không chỉ tiên phong trong việc triển khai chương trình tài trợ điện mặt trời, HDBank còn khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường bằng việc “tiếp sức” cho các doanh nghiệp chuyển đổi nhanh sang mô hình sản xuất xanh, bảo vệ môi trường khi tham gia tài trợ chuỗi giá trị. Ở chuỗi giá trị do HDBank tài trợ, doanh nghiệp được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn về lãi suất thấp hơn từ 1% - 2% /năm so với khách hàng thông thường, miễn phí kiểm đếm, phí chuyển tiền cho các đối tác của các Nhà phân phối. Đặc biệt ở nhiều chuỗi, tỷ lệ tài trợ đối với tài sản đảm bảo là bất động sản có thể lên đến 100% hoặc vay không có tài sản đảm bảo. HDBank còn hỗ trợ nhà cung ứng, nhà cung cấp thẩm định về mức độ uy tín bên mua và ứng trước đến gần 90% khoản phải thu mà không cần tài sản đảm bảo.

Và theo kế hoạch, sắp tới HDBank sẽ triển khai mạnh chương trình tín dụng xanh điện mặt trời với quy mô lên đến 10.000 tỷ đồng, và dự kiến tăng lên 16.000 tỷ đồng trong năm 2020. Chương trình tín dụng xanh này một lần nữa thể hiện và khẳng định định hướng của HDBank trong việc trở thành ngân hàng xanh. Nhằm cung cấp cho khách hàng những giải pháp tài chính tốt nhất, hướng tới những giá trị bền vững, giúp đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, giảm mạnh tiêu thụ điện lưới, giảm ô nhiễm môi trường, với mỗi 1MWp giảm phát thải lên tới 25.000 tấn CO2, đảm bảo an ninh năng lượng địa phương và quốc gia, hội nhập toàn cầu.

Trong những năm tới, HDBank dự kiến tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao thông qua khai thác hệ sinh thái đặc quyền với hơn 30 triệu khách hàng của HDBank, HDSaison và Vietjet Air. Bên cạnh đó, HDBank triển khai mạnh các gói tài trợ chuỗi khép kín từ tài trợ nhà phân phối đến tài trợ các nhà cung cấp của gần 30 chuỗi cung ứng. Việc tài trợ tín dụng xanh theo chuỗi góp phần gắn kết và giúp các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững chuỗi toàn cầu, định hướng doanh nghiệp Việt phát triển theo xu hướng xanh của thế giới, giảm khí thải ra môi trường, đáp ứng các tiêu chí sản xuất khắt khe từ các nhà phân phối lớn tên tuổi trên thế giới. Bên cạnh đó còn tối ưu hóa được chuỗi cung ứng sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm về mặt chi phí kinh doanh; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Từ đó góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt tại thị trường trong nước và quốc tế.

Thanh Hải

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp