Hệ thống Ngân hàng tạo “vắc xin” phòng, chống ảnh hưởng của dịch Covid-19

Thứ tư, 04/03/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Diễn biến của Covid-19 khiến không ít doanh nghiệp phải đối diện với khó khăn, thách thức trong triển khai hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng hiểu rõ được những khó khăn của người vay sẽ tác động trực tiếp lên hoạt động của chính mình, cho nên đã và đang tung các giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp.

Lợi nhuận đang bị sụt giảm

Theo Ngân hàng Nhà nước, qua báo cáo sơ bộ của 23 tổ chức tín dụng, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có khoảng 926.000 tỉ đồng dư nợ, chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống. Trong đó, một số ngành bị ảnh hưởng lớn gồm nông, lâm nghiệp và thủy sản, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ lưu trú, ăn uống, thực phẩm, đồ uống, vận tải, dệt may, da giày, điện tử, điện lạnh, dầu khí, du lịch, giáo dục...

Để tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, theo Ngân hàng Nhà nước, trong vòng 3 tuần qua, các ngân hàng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho trên 44.000 khách vay với dư nợ khoảng 222.000 tỉ đồng để chia sẻ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân khắc phục thiệt hại.

Đánh giá mức độ thiệt hại do dịch COVID-19 gây ra, lãnh đạo của nhiều ngân hàng cho rằng lợi nhuận của chính ngân hàng cũng bị giảm trong năm nay bởi khách vay bị ảnh hưởng do doanh thu sụt giảm, không có nguồn để trả lãi.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm có khả năng bị tổn thương cao nhất trong các nhóm doanh nghiệp bởi nguồn vốn của họ có hạn, dòng tiền cũng không đủ dồi dào để trù bị cho một quãng thời gian ngắt quãng kinh doanh lâu. Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoài Nam - GĐ Công ty CP Cường Thịnh VSC cho biết: "Chúng tôi đang hoàn thiện các hồ sơ để vay vốn kinh doanh, tuy nhiên đúng vào thời điểm có dịch nên các thủ tục cũng gặp nhiều khó khăn. Hi vọng thời gian tới mọi chuyện khởi sắc hơn, các ngân hàng tôi định vay như BIDV và Agribank sẽ có những hướng dẫn để có thể vay được vốn theo như cầu".

Hiện nay, các ngân hàng đã thực hiện việc phân tích, đánh giá, dự báo, những thiệt hại, khó khăn của doanh nghiệp, người dân, khách hàng vay vốn, nhất là những lĩnh vực, nhành nghề chịu thiệt hại trực tiếp như: du lịch, nông nghiệp, vận tải, xuất nhập khẩu, khách sạn, nhà hàng...để chủ động có biện pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn kịp thời, giảm thiệt hại.

Nhiều ngân hàng đang có những giải pháp hỗ trợ khách hàng hiệu quả cho cá nhân cũng như các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại trước ảnh hưởng của dịch bệnh.

VPBank cũng kịp thời có những kế hoạch giúp đỡ khách hàng doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Dương

VPBank cũng kịp thời có những kế hoạch giúp đỡ khách hàng doanh nghiệp. Ảnh: Hoàng Dương

Theo ông Đào Gia Hưng, Phó giám đốc khối SME – Ngân hàng VP Bank: “Doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm có khả năng bị tổn thương cao nhất trong các nhóm doanh nghiệp bởi nguồn vốn của họ có hạn, dòng tiền cũng không đủ dồi dào để trù bị cho 1 quãng thời gian ngắt quãng kinh doanh lâu. Vì thế, sau Tết Nguyên đán, chúng tôi đã ngay lập tức rà soát các khách hàng có thể bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp từ dịch bệnh Covid 19. Phối hợp với bộ phận chuyên môn đánh giá tình hình của từng doanh nghiệp, thiết kế các phương án tài cấu trúc nợ: giãn thời gian trả nợ để đảm bảo dòng tiền của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng tiêu cực nhất có thể. Đối với 1 số trường hợp đặc biệt, áp dụng giảm lãi suất để giảm phần nào áp lực tài chính cho doanh nghiệp”.

Gỡ khó cho các doanh nghiệp

Vừa qua, tại cuộc họp với các tổ chức tín dụng về tăng cường triển khai các giải pháp của ngành ngân hàng, qua đó nhằm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 được Ngân hàng Nhà nước tổ chức, tại cuộc họp này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng, các tổ chức tín dụng phải xác định chia sẻ đồng hành hỗ trợ với các doanh nghiệp. Trên thực tế trong 1 tháng vừa qua ngành ngân hàng đã làm rất tốt, nhưng phải làm tốt hơn nữa. Những đơn vị chưa quyết liệt thì giờ phải quyết liệt hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Đến nay, hệ thống tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Ngân hàng là một trong những ngành đi đầu trong việc chủ động đề xuất, quyết liệt thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, được Chính phủ, các tổ chức Hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp, người dân đánh giá cao.

Nói về vấn đề này, ông Phạm Quang Dũng -Tổng giám đốc Vietcombank cũng cho biết đã thông báo giảm lãi suất từ 0,5%-1,5% cho các khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch. Đối với khách hàng vay USD hiện hữu sẽ giảm lãi suất 0,5% với các khoản vay ngắn hạn và 0,75% đối với các khoản vay trung, dài hạn. Dư nợ của các khoản vay hiện hữu với các khách hàng nói trên hiện khoảng 30.000 tỷ đồng, tức ngân hàng sẽ giảm lãi khoảng 300-450 tỷ đồng.

Ông Lê Ngọc Lâm, quyền Tổng Giám đốc BIDV cho biết thêm, hiện BIDV đã giảm lãi suất, cơ cấu nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng. COVID-19 ảnh hưởng đến tổng thể của nền kinh tế nên BIDV cũng bị ảnh hưởng khi huy động và cho vay trong 2 tháng đầu năm bị sụt giảm 2% so với cuối năm 2019. Theo đánh giá sơ bộ, số khách hàng, ngành nghề bị ảnh hưởng với tổng dư nợ 140.000 tỷ đồng, gần 13% toàn bộ dư nợ cho vay của BIDV tới các các khách hàng.

Còn ông Phạm Hoàng Đức, thành viên điều hành Hội đồng thành viên của Agribank cho hay; dịch COVID-19 ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến khách hàng của Agribank do đó ngân hàng quyết định giữ nguyên nhóm nợ. Ngân hàng cũng dự định sẽ giảm 1%/năm lãi suất cho các đối tượng bị ảnh hưởng này và theo tính toán, số tiền hỗ trợ lãi suất khoảng 500 tỷ đồng (quý 1).  Nếu dịch này kéo dài sang quý 2 thì con số này khoảng 1.000 tỷ đồng, và dịch kéo hết năm thì số tiền hỗ trợ giảm lãi suất khoảng 2.000 tỷ đồng. Cùng với đó, Agribank cũng dành 70.000-100.000 tỷ đồng để cho vay các đối tượng ưu tiên trong việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ. 

Như vậy, xét một cách toàn diện thì hệ thống Ngân hàng cũng đã có cho mình những kế hoạch hợp lý để giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp phủ bóng đen lên nền kinh tế. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục đưa ra lấy ý Dự thảo Thông tư quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh này. 

Hoàng Dương

Tin khác

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

Nhà Đà Nẵng (NDN) sa đà đầu tư chứng khoán, lãi Quý 1/2024 sụt giảm gần 70%

(CLO) CTCP Đầu tư Phát triển Nhà Đà Nẵng (NDN) ghi nhận lợi nhuận Quý 1/2024 sụt giảm tới gần 70%. Công ty đang mang tới 30% tổng tài sản đi đầu tư chứng khoán.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

BHXH Việt Nam tổ chức giao lưu trực tuyến về chính sách

(CLO) Ngày 17/4, BHXH Việt Nam tổ chức Giao lưu trực tuyến về chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên Cổng TTĐT BHXH Việt Nam. Theo đó, Chương trình đã kịp thời cung cấp thông tin, giải đáp khoảng 100 câu hỏi, ý kiến của các tổ chức, cá nhân trên cả nước về chính sách BHXH, BHYT và BHTN.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

Nhiều ngân hàng lọt top đổi mới, sáng tạo và kinh doanh hiệu quả năm 2024

(CLO) Theo nghiên cứu, gần 80% đại diện các ngân hàng xem đổi mới, sáng tạo là động lực tăng trưởng quan trọng nhất của ngân hàng trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó chú trọng vào đổi mới sáng tạo về công nghệ, quy trình và con người.

Tài chính - Bảo hiểm
Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm