Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải “oằn mình” gánh ô nhiễm

Thứ năm, 14/05/2020 14:27 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp cũng như đối với đời sống của người dân ở một số địa phương của thành phố Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

Tuy nhiên, hiện hệ thống thủy lợi này đang bị “bức tử” bởi các dòng sông, kênh xả thải ra hằng ngày.

Chỉ cá dọn bể mới có thể sống sót

Đã quá 12 giờ trưa, khi chiếc dòng dọc được kéo tới lần thứ 8 trong một buổi sáng, ông Nguyễn Văn Bình ở Kiêu Kỵ (Gia Lâm – Hà Nội) không thể kiếm cho mình dù chỉ là một con cá rô. Dưới vó là tiếng động rào rào từ những con cá đen trùi trũi bật nhảy tanh tách bắt đầu vang lên, tới lúc đáy vó không còn chạm mặt nước nữa ông Bình đứng trên bờ mặt đăm chiêu như muốn cố gắng tìm xem có một màu nào khác lạ không? Sau khoảng 30 giây đảo mắt, khác với vẻ háo hức của tôi, ông Bình lặng lẽ thả từng đoạn dây thừng để hạ vó xuống. Khi những đoạn dây cuối cùng được thả xuống, chiếc vó lại làm nhiệm vụ nhử cá cho mẻ cất tiếp theo, mặt nước trên sông Bắc Hưng Hải bắt đầu chuyển từ màu đen nhạt sang đen bóng, dòng nước đông đặc lừ đừ chảy qua như dầu luyn của động cơ.

Cống xả nước thải từ sông Cầu Bây ra Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải tại xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm – Hà Nội).

Cống xả nước thải từ sông Cầu Bây ra Hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải tại xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm – Hà Nội).

“Hôm nay họ mở cống sông Cầu Bây”, như thấy tôi chưa hiểu chuyện, ông Bình giải thích. Cống xả thải sông Cầu Bây cách đây khoảng 2km chảy từ các khu công nghiệp trên địa bàn quận Long Biên, các làng nghề, các hộ chăn nuôi và hộ dân từ Long Biên qua Gia Lâm rồi xả thẳng ra đây, cứ cách vài ngày lại xả một lần, mỗi lần như thế này dòng sông bốc mùi xú uế, tanh nồng xộc lên rất khó chịu.

30 phút trôi qua, ông Bình lại tiếp tục cất vó, và lần này cũng như lần trước có tới khoảng 4 kilogram cá nhưng cũng chỉ toàn cá dọn bể. Ông Bình cho biết loài cá này ăn được nhưng chúng tôi không ăn, vì chúng ít thịt mà lại tanh, khó chế biến món ăn.

Trầm ngâm một lát ông Bình chỉ chiếc máy bơm đã hoen ghỉ phần vỏ vì lâu ngày không sử dụng: “Tôi để nó ở đây cũng được hơn 1 tháng, đang canh xem hôm nào cống Xuân Quan (một trong những cửa lấy nước từ sông Hồng vào hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải) mở nước để bơm lên ao, chứ nước ô nhiễm như thế này không dám bơm”.

Vịt trụi lông, rau vàng lá vì nước ô nhiễm

Cũng giống như cống xả tại sông Cầu Bây, xuôi về Hạ Lưu dọc hai bên bờ sông Bắc Hưng Hải, thỉnh thoảng lại gặp những cống nước đen ngòm bốc mùi hôi thối đổ trực tiếp ra sông. Phía dưới, dòng nước đen ngòm ấy lừ đừ chảy cuộn theo đó là đủ thứ các loại rác thải như tấm xốp, túi nilon…

Mẻ vó ông Bình cất chỉ toàn cá dọn bể.

Mẻ vó ông Bình cất chỉ toàn cá dọn bể.

Cách cống sông Cầu Bây về hạ lưu khoảng 3 kilomet là cửa xả nước thải trực tiếp từ một cụm công nghiệp gần đó, chỉ cần bằng mắt thường cũng có thể dễ dàng nhận ra mức độ ô nhiễm là vô cùng nghiêm trọng. Tại đây, dưới mương là dòng nước đặc quánh, nhầy nhụa giống như dầu luyn thải của động cơ, hai bên bờ cây cỏ chết khô, phía xa hơn một chút thì lá cây cũng vàng vọt, lay lắt.

Nhà bà Nguyễn Thị Huyền (xã Kiêu Kỵ - Gia Lâm, Hà Nội) có gần 70 con vịt nuôi tới nay cũng được hơn 3 tháng, tuy chúng đều được chăm sóc và cho ăn cám tăng trọng nhưng càng lớn lông chúng càng xù ra, khi đạt trọng lượng khoảng gần 2 kilogam thì không lớn thêm lên nữa. Những con vịt gầy trơ xương, nhẹ tõm xì xụp kiếm ăn trên một khoảng diện tích chừng gần trăm mét vuông được vây lưới cao hơn mét.

Phía dưới, cá dọn bể thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước với số lượng dày đặc. Bà Huyền cho biết: “Đợt đầu năm nay thấy người bán vịt đi qua rao giá rẻ tôi mua mấy chục con về nuôi nhưng nước sông ô nhiễm vịt không thể lớn, bây giờ bỏ đi thì tiếc còn thịt ra thì cũng không dám ăn”.

Ngoài thả mấy chục con vịt bà Huyền còn trồng thêm rau, vườn rau nhà bà có đủ thứ từ rau khoai, rau muống, rau đay... nhưng tuyệt nhiên chẳng có loài nào tốt cả. Nhìn những mớ rau bà Huyền cắt từ sáng sớm, trên lá vẫn còn lờ mờ váng vàng của nước tưới. Chỉ cần nghĩ tới tối, những mớ rau này sẽ được xào thơm trên mâm cơm của gia đình nào đó cũng cảm thấy rùng mình.

Theo kết quả quan trắc của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, chất lượng nước trong hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải trong năm 2019 có tỷ lệ số điểm quan trắc vượt QCVN cao nhất từ trước đến nay với 12/15 vị trí, chiếm 80% số vị trí quan trắc. Các thông số hóa lý, vi sinh như: TSS, BOD5, COD, NO2-, PO43- chủ yếu vượt quy chuẩn Việt Nam (QCVN) ở mức nhỏ hơn 5 lần thuộc nguồn nước bị ô nhiễm. Trong khi thông số NH4+ và Coliform có mức vượt QCVN lớn hơn 10 lần (thuộc nguồn nước ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng) chiếm tỷ trọng cao.

Ông Nguyễn Văn Bình bên chiếc máy bơm đã gần 1 tháng nay chưa thể sử dụng vì nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ông Nguyễn Văn Bình bên chiếc máy bơm đã gần 1 tháng nay chưa thể sử dụng vì nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Các vị trí bị ô nhiễm nghiêm trọng là: Cống Xuân Thụy, cống Như Quỳnh, cống Kênh Cầu, cầu Lương Bằng, cống Cầu Cất, cống Tranh, cống Bá Thủy, cống Ngọc Đà, cống Ngọc Lâm, cống Phần Hà, cống Bình Lâu, cống Neo.

Công ty TNHH một thành viên Bắc Hưng  Hải cho biết, gần 100% nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, làng nghề và 70-80% nước thải công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa được xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu trước khi xả vào công trình thủy lợi.

Hùng Long

Tin khác

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống