Hết thời đào Bitcoin ở Trung Quốc- nơi từng đào tiền ảo lớn nhất thế giới

Thứ năm, 27/05/2021 14:56 PM - 0 Trả lời

(CLO) Từng là nơi đào tiền ảo Bitcoin lớn nhất thế giới, giờ đây, chính quyền Trung Quốc đang mạnh tay trấn áp ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa tại quốc gia này với mục tiêu “phát triển xanh”.

Chính quyền Trung Quốc đang mạnh tay trấn áp ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa. Ảnh: Bloomberg.

Chính quyền Trung Quốc đang mạnh tay trấn áp ngành công nghiệp khai thác tiền mã hóa. Ảnh: Bloomberg.

Cuối tuần trước, Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính thuộc Hội Đồng Nhà nước Trung Quốc do Phó Thủ tướng Liu He lãnh đạo đã đưa ra tuyên bố rằng, chính phủ nước này sẽ “trấn áp các hành vi khai thác và kinh doanh Bitcoin, đồng thời kiên quyết ngăn chặn việc lan truyền rủi ro từ cá nhân sang xã hội”.

Ông Li Yi, trưởng nhóm nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải cho biết: “Tuyên bố mới nhất vẫn dừng lại ở việc cấm hoàn toàn việc khai thác tiền điện tử. Ngoài ra, họ cũng không đề cập chi tiết về các biện pháp liên quan hoặc quy mô của cuộc đàn áp này”.

“Chúng ta nên mong đợi các bộ phận liên quan, bao gồm cả cơ quan thực thi pháp luật, đưa ra các biện pháp chi tiết về việc cấm khai thác Bitcoin trong thời gian sớm nhất,” ông Li cho biết. “Khi tất cả các hoạt động khai thác bị cấm ở Trung Quốc, đó sẽ là một bước ngoặt đối với số phận của Bitcoin”.

Các cơ quan quản lý Trung Quốc cũng nhiều lần cảnh báo về những rủi ro tài chính mà tiền mã hoá có thể gây ra. Tuyên bố của Ủy ban Phát triển và Ổn định Tài chính thuộc Hội Đồng Nhà nước Trung Quốc cũng đã tác động nặng nề lên đồng tiền mã hóa Bitcoin. Ngay lập tức, giá Bitcoin và các loại tiền mã hóa khác lao dốc mạnh.

Theo nhận định của các chuyên gia, tuyên bố của Ủy ban Hội đồng Nhà nước cuối tuần trước cũng nhấn mạnh “sự chuyển đổi xanh của quá trình phát triển”, thể hiện cam kết của chính phủ Trung Quốc trong việc đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch và giảm phát thải carbon.

Khai thác tiền mã hoá yêu cầu một lượng lớn điện để chạy các mảng máy chủ máy tính lớn cần thiết để thực hiện các tính toán phức tạp cần thiết cho các giao dịch tiền điện tử, cũng như điều hòa không khí cần thiết để làm mát các hệ thống này.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã và đang thúc đẩy tiền tệ kỹ thuật số của riêng mình (CBDC). Đồng NDT kỹ thuật số là một loại tiền số do Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc phát hành, có giá trị tương đương với tiền giấy và tiền xu của đất nước. Các tổ chức tài chính Trung Quốc, bị cấm xử lý các giao dịch liên quan đến tiền điện tử, cũng đang dần triển khai các dịch vụ với đồng NDT kỹ thuật số.

Phạt nặng hành vi khai thác tiền số

Vị trí các mỏ khai thác tiền mã hóa lớn trên thế giới. Ảnh: SCMP.

Vị trí các mỏ khai thác tiền mã hóa lớn trên thế giới. Ảnh: SCMP.

Mặc dù Trung Quốc cấm các giao dịch tài chính tiền mã hóa từ năm 2017, tuy nhiên, việc khai thác Bitcoin tại nước này vẫn được diễn ra tại nhiều nơi như Nội Mông, Tứ Xuyên, Tân Cương.

Trung Quốc là địa điểm khai thác tiền điện tử lớn nhất thế giới, chiếm 65% tỷ lệ đào Bitcoin toàn cầu. Việc khai thác Bitcoin đòi hỏi những dàn máy tính chuyên dụng và rất tốn điện. Chính vì vậy, những khu vực như Nội Mông được các thợ đào ưa chuộng do có giá điện rẻ. Đặc biệt, riêng Nội Mông chiếm tới 8%.

Theo báo cáo của Đại học Cambridge, hoạt động đào Bitcoin toàn cầu tiêu tốn khoảng 121,36 Twh/năm, lớn hơn tổng lượng điện Argentina tiêu thụ hàng năm. Việc khai thác Bitcoin tiêu tốn nguồn năng lượng lớn đi ngược lại với cam kết giảm lượng khí thải CO2 ít nhất 65% vào năm 2030 so với mốc năm 2005 và đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060 trước đó của Trung Quốc.

Các chính quyền địa phương và khu vực khác nhau ở Trung Quốc đã và đang mạnh tay trấn áp các cơ sở khai thác tiền điện tử. Đầu tuần này, chính quyền Nội Mông (Trung Quốc) đã đề xuất thu giấy phép kinh doanh các công ty liên quan đến khai thác tiền số. Ngoài ra, các trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây cũng có thể bị tước bỏ những chính sách ưu tiên đang được hưởng. Đối với các cá nhân liên quan đến hoạt động rửa tiền thông qua tiền mã hóa, cũng sẽ chịu những hình phạt mạnh tay và quyết liệt.

Trước đó, vào hồi tháng 3, chính quyền Nội Mông cũng từng phát đi thông điệp cứng rắn đối với hoạt động khai thác tiền số. Họ công bố kế hoạch cấm tất cả các dự án khai thác tiền số mới và đóng cửa toàn bộ các cơ sở hiện tại nhằm cắt giảm lượng điện năng tiêu thụ. Nguyên nhân được cho là bởi Nội Mông đã không hoàn thành chỉ tiêu về sử dụng năng lượng do Bắc Kinh đề ra vào năm 2019.

Hương Vũ

Tags:
\

Tin khác

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

SeABank kết nối hưng thịnh, tri ân khách hàng doanh nghiệp nhân dịp 30 năm

(CLO) Khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, SSB) có cơ hội nhận e-Voucher trị giá tối đa 3 triệu đồng, 01 lượng vàng AJC kèm nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng lên tới hàng tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

3 giải pháp số của Vietcombank nhận giải thưởng Sao Khuê 2024

(CLO) 3 giải pháp số của Vietcombank là VCB CashUp, Host to Host/API Intergration và VCB i-School được đánh giá cao và vinh danh tại lễ trao giải thưởng Sao Khuê 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

Bamboo Capital (BCG) doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ, lãi sau thuế tăng 10 lần

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) ghi nhận doanh thu Quý 1 đạt 985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 98,1 tỷ đồng, tăng gấp 10 lần cùng kỳ.

Tài chính - Bảo hiểm
VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

VPBank (VPB) lãi trước thuế tăng 64% so với cùng kỳ

(CLO) Trong quý 1/2024 ghi nhận lợi nhuận trước thuế (LNTT) hợp nhất tăng gần 66% so với cuối năm 2023 và 64% so với cùng kỳ, hoàn thành 1/4 mục tiêu năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

OCB tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 1, ưu đãi lãi suất vay, chuyển đổi ngân hàng “xanh”

(CLO) Ngân hàng TMCP Phương Đông (Mã CK: OCB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024, ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh so với cùng kỳ, bên cạnh việc ưu tiên hỗ trợ lãi suất vay, triển khai chiến lược chuyển đổi ngân hàng “xanh” và đẩy mạnh số hóa.

Tài chính - Bảo hiểm