Hiệp định thương mại thế hệ mới: Nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn “ngắn hạn”

Thứ năm, 29/10/2020 15:21 PM - 0 Trả lời

(CLO)  Theo TS Trần Đình Thiên, áp dụng hệ thống khuyến khích “thưởng người thắng” là cách làm “đàng hoàng” để giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước những thời cơ và thách thức từ các hiệp định thương mại thế hệ mới. 

Bài liên quan
Toàn cảnh Diễn đàn Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới sáng nay (29/10).

Toàn cảnh Diễn đàn Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới sáng nay (29/10).

Hàng Việt đang được ưa chuộng

Sáng nay, 29/10/2020, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các hiệp định thương mại thế hệ mới (FTA).

Tại Diễn đàn, các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và doanh nghiệp khẳng định bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thì hàng Việt vẫn còn nhiều vướng mắc xuất phát chính sách điều hành cũng như chính tầm nhìn hạn chế của một bộ phận doanh nghiệp.

Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, việc tham gia các FTA đã giúp thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng và đa dạng hóa; thị trường dịch vụ tài chính phát triển hơn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài; hệ thống thể chế, chính sách cũng từng bước được hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực thi cam kết trong các FTA...

“Cùng với việc gia nhập WTO từ năm 2007, việc tham gia các FTA đã góp phần thúc đẩy GDP của Việt Nam tăng hơn 300%, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 350%”, thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin.

Trong khi dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn thế giới dẫn đến nguồn cung và nhu cầu bị gián đoạn, nhiều chỉ số kinh tế sụt giảm so với cùng kỳ thì bán lẻ hàng hóa nổi lên là một trong những điểm sáng của kinh tế vĩ mô.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý III/2020 ước tính đạt 1.305,8 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với quý II/2020 và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2020 đạt 2.907,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 79,1% tổng mức và tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng “Đây là kết quả tích cực, thể hiện rõ vai trò của nguồn cung hàng hóa nội địa trong các bối cảnh dịch bệnh, thiên tai diễn biến khó lường. Đồng thời thể hiện rõ vai trò của hàng Việt tại thị trường nội địa khi ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.

Tuy nhiên, để khẳng định vị thế cho hàng Việt trong bối cảnh hội nhập và thực thi cam kết trong các FTA, theo ông Lê Văn Sơn, Chủ tịch HĐQT của Công ty Dược Việt Nam cần xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm Việt.EVFTA, CPTPP và các FTA khác khiến các tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam ngày một nhiều hơn, doanh nghiệp Việt phải cạnh tranh nhiều hơn.

"Trong cạnh tranh, dù chất lượng tốt, giá thành tốt và đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng khó tính nhưng quan trọng hơn là hàng tốt, giá tốt nhưng phải được người tiêu dùng biết đến. Vì thế, quảng bá thương hiệu tốt cũng là một cách để người tiêu dùng yên tâm hơn về sản phẩm”, ông Sơn nhấn mạnh.

Ý chí - nhận thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn “ngắn hạn” 

“Cũng vì chất lượng của các doanh nghiệp Việt vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của những thương hiệu lớn, và dù có một vài sản phẩm đáp ứng được thì quy mô, năng lực sản xuất cũng không đủ. Bên cạnh đó, những dịch vụ khác như logistics, bảo hiểm, tài chính, thậm chí ngay cả dịch vụ cung ứng thực phẩm , an ninh cũng còn yếu. Do vậy, các công ty nước ngoài, hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài thường bao thấy luôn các dịch vụ này dù họ cũng đang có nhu cầu tiếp cận doanh nghiệp Việt.

Sự không hài hoà giữa các liên minh nghề với nhau và thiếu thốn nguyên liệu phụ trợ trong nước dẫn đến phụ thuộc nước ngoài cũng đang là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp trong nước, và đây là thực trạng mang tính điển hình của sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước…”, bà Nguyễn Việt Hồng – đại diện Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam nêu thực trạng.

Nhận định về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cho rằng, mặc dù động lực phát triển quan trọng của nền kinh tế chiếm tới gần 98% tổng số doanh nghiệp hoạt động nhưng đa số là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các doanh nghiệp vừa và lớn chiếm tỉ trọng quá ít (khoảng 3%), tạo thành chỗ khuyết thiếu cơ cấu nghiêm trọng.

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho rằng “doanh nghiệp quy mô nhỏ bé nên chưa đầu tư vào công nghệ, chưa có chiến lược lâu dài để đầu tư cho sự phát triển dài hạn. Ngược lại, khi doanh nghiệp chưa có công nghệ và chiến lược, dẫn tới doanh nghiệp khó tạo được sự tin tưởng từ các đối tác. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam rất khó để hợp tác phát triển cùng nhau, khó trở thành các đối tác dài hạn cùng phát triển, không hỗ trợ và nâng đỡ nhau để cùng hướng tới mục tiêu phát triển chung”.

Bên cạnh đó, ý chí và nhận thức của chủ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn “ngắn hạn”. Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có tư duy chiến lược dài hạn, bài bản, do đó, các doanh nghiệp thường phát triển ngắn hạn, cơ hội. Nhận thức về việc phải phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao chưa được đề cao, đặc biệt là với các doanh nghiệp khu vực phía Bắc… ,ông Đông nhận định. 

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông.

Phải "đoạn tuyệt" với cơ chế “xin – cho” 

Trước thực trạng này, các giải pháp cụ thể, các khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng Việt đã được nêu lên tại Diễn đàn hôm nay (29/10). Nhưng tựu chung lại vẫn là phải để doanh nghiệp Việt lớn mạnh, vững vàng hơn thì chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần thiết thực hơn. Cùng với đó, Nhà nước cần cải cách mạnh hơn để giảm mọi chi phí liên quan cho doanh nghiệp và điều doanh nghiệp thực sự cần là một không gian “công khai, minh bạch”.

Đóng góp ý kiến với tư cách là một Thành viên Tổ tư vấn của Chính phủ - TS Trần Đình Thiên cho rằng “Không thể bác bỏ thực trạng yếu kém thực lực của các doanh nghiệp Việt sau 35 năm chuyển sang mở cửa kinh tế thị trường mở cửa. Trong bối cảnh nền kinh tế và doanh nghiệp phải đặc biệt nỗ lực đạt được “trạng thái bình thường mới”, cần nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp nóng. 

"Cụ thể là, nỗ lực xây dựng các nền tảng của kinh tế thị trường, chính là các thị trường đầu vào đúng nghĩa. Bên cạnh đó, nhanh chóng "đoạn tuyệt" với hệ thống phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc “xin - cho”. Đây là nguồn gốc cơ bản và trực tiếp của hệ thống tham nhũng, lãng phí, làm méo mó toàn bộ cấu trúc thị trường", ông Thiên nói.

Vận hành trong không gian “công khai, minh bạch”, sẽ là nền tảng để phát triển môi trường cạnh tranh lành mạnh - đây là điều mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nhất hiện nay. Cùng với đó, cần áp dụng hệ thống khuyến khích “thưởng người thắng” thay cho cách điều hành nền kinh tế theo nguyên lý “chọn người thắng” như trước đây. Sự thay thế này sẽ giúp kích thích tinh thần đua tranh giành thắng một cách đàng hoàng trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, ông Thiên khuyến nghị. 

Ngọc An

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4-1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp