(CLO) Hiệp ước liên minh quốc phòng Úc-Anh-Mỹ (AUKUS) vừa được ký kết vào ngày 15/9. Sự bắt tay giữa 3 quốc gia ở 3 châu lục khác nhau này được đánh giá sẽ thiết lập một trật tự mới cho thế giới trong tương lai gần.
Aukus là một liên minh phòng thủ chiến lược ba bên mới giữa Úc, Anh và Mỹ, ban đầu nhằm chế tạo một đội tàu ngầm hạt nhân, để cùng hợp tác với nhau ở vùng biển Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều đó có nghĩa là Úc chấm dứt hợp đồng đã ký với Pháp vào năm 2016 cho việc đóng 12 tàu ngầm chạy bằng điện và dầu.
Chưa có ngày nào được công bố tàu ngầm sẽ sẵn sàng và ai sẽ chế tạo chúng, song thời gian để chế tạo được xác định trong phạm vi khoảng 18 tháng. Mỹ sẽ dẫn đầu dự án và công nghệ mà nước này sẵn sàng chia sẻ với các quốc gia đồng minh trong hiệp ước.
Ba nguyên thủ của 3 quốc gia vừa ký kết hiệp ước liên minh quốc phòng Úc - Mỹ - Anh. Thủ tướng Úc Scott Morrison (phải), Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) - Ảnh: The Sydney Morning Herald
Hiệp ước Aukus vừa được ký kết hôm 15/9 đã khiến nước Pháp nổi giận. Bộ trưởng ngoại giao Pháp, Jean-Yves Le Drian, coi hiệp ước là “một cú đâm sau lưng”. Còn cựu thủ tướng Anh Theresa May lo ngại về việc nước này sẽ bị kéo vào cuộc chiến vì tương lai của các quốc gia khác.
Song phản ứng của Trung Quốc là khá im lặng, dù rằng họ đã cáo buộc phương Tây đang có “tâm lý chiến tranh lạnh”.
Aukus có ý nghĩa hơn nhiều so với các nội dung trên giấy tờ, bởi mục đích 3 quốc gia trong hiệp ước đang hướng tới. Một số nhà quan sát gọi nó là một “thỏa thuận hạt nhân”, dù những chiếc tàu ngầm đi ra từ hiệp ước không mang vũ khí hạt nhân như trong phim ảnh, mà là những chiếc tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng hoạt động và tầm vươn xa vượt trội.
Đối với phương Tây, Aukus đặc biệt đáng sợ nếu tổng thống tiếp theo của Mỹ là Donald Trump hoặc một trong những tín đồ của ông. Song thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố rằng Aukus sẽ kéo dài trong “nhiều thập kỷ”, bất kể tổng thống Mỹ là ai đi nữa. Hiệp ước này sẽ ràng buộc Mỹ vào an ninh khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Dù chưa thực sự rõ ràng, song hiệp ước Aukus cũng sẽ khiến Mỹ phải duy trì sự hiện diện của mình nhiều hơn tại châu Âu. Trong tuần này, Pháp đã tức giận về việc mất hợp đồng tàu ngầm với Australia. Nhưng chỉ trong một thập kỷ tới, một sự sắp xếp mới sẽ xảy ra: Anh và Pháp sẽ là trụ cột của trật tự an ninh châu Âu. Việc liên kết với Aukus được nhận một phần thưởng lớn: có một đồng minh vững chắc là Mỹ tại châu Âu, dù họ không thuộc về khu vực này.
Việc Trung Quốc cho rằng, hiệp ước giống như một cuộc chiến tranh lạnh đã bỏ sót một điểm quan trọng. Đó là giờ không còn phải thời đại song cực và cứng nhắc như hàng chục năm về trước. Trật tự đến từ Aukus có thể tự tái tạo thông qua các thỏa thuận. “Diễn đàn tứ giác an ninh Quad” giữa Nhật Bản, Úc, Ấn Độ và Mỹ là ví dụ nổi tiếng nhất về điều này, nhưng Aukus sẽ còn có tác động lớn hơn nhiều trong tương lai.
Những chiếc tầu ngầm năng lượng hạt nhân sẽ ra đời sau hiệp ước Aukus, để can thiệp nhiều hơn tại các vùng biển Ấn Độ-Thái Bình Dương - Ảnh: Getty
Aukus có thể khiến các quốc gia liên quan tức giận trong thời gian ngắn, theo kiểu Anh tức giận Mỹ về Afghanistan, Pháp giận Australia vì chính… Aukus, nhưng dần dần trật tự sẽ được thiết lập. Đó không phải là chiến tranh lạnh, mà là một loạt sự chuyển thể và thay đổi liên tục.
Trọng tâm của Aukus có thể không nằm trong lĩnh vực an ninh, mà ở một lĩnh vực khác: thương mại. Trung Quốc là đối tác lớn nhất của tất cả các nước láng giềng. Họ từng chỉ đứng ngoài một khối thương mại lớn: Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Nhưng chỉ một ngày sau khi hiệp ước Aukus được công bố, Trung Quốc cho biết chính thức tham gia quan hệ đối tác với tổ chức này.
Đây là một bước đi thông minh, nhưng cũng rủi ro. CPTPP đòi hỏi một loạt các tiêu chuẩn về thương mại và lao động, những tiêu chuẩn này yếu hơn các quy tắc của EU, nhưng vẫn khắc khe hơn so với các quy tắc của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc có sức mạnh và có thể đàm phán các điều khoản cho riêng mình.
Chính cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa Mỹ ra khỏi TPP, tiền thân của CPTPP. Song việc Trung Quốc tham gia vào CPTPP sẽ khiến họ phải quay trở lại. Khi đó điều trớ trêu nhất mà Aukus có thể mang đến là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ chia rẽ hơn về an ninh, song lại gắn bó chặt chẽ hơn trong thương mại.
Hiệp ước Aukus được đánh giá là dấu hiệu cho một sự thiết lập trật tự thế giới giới - Ảnh: Getty
Tác động tức thì của hiệp ước sẽ như thế nào?
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Washington sẽ càng trở nên căng thẳng và phức tạp hơn sau hiệp ước Aukus. Liên minh châu Âu cũng sẽ bị lung lay bởi sự bắt tay giữa Úc, Anh và Mỹ.
Điều này có vi phạm hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân không?
Cơ quan giám sát hạt nhân IAEA cho biết họ sẽ điều tra, nhưng cho đến nay đã có 6 quốc gia sử dụng công nghệ hạt nhân để cung cấp năng lượng cho tàu ngầm.
(CLO) Ngày 4/4/2025, Công an xã Diễn Thọ, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cho biết, đang hoàn tất hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính đối với một cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng chức năng.
(CLO) Ghi nhận chiều ngày 4/4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10/3 Âm lịch), giao thông tại Hà Nội nhìn chung thông thoáng, chưa xảy ra tình trạng ùn tắc kéo dài tại các tuyến đường chính và cửa ngõ ra vào thành phố.
(CLO) Ước tính nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không Việt Nam đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng; được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
(CLO) Trong 3 tháng đầu năm 2025, lượng đặt phòng của khách châu Âu ở Mỹ đã giảm khoảng 18-20%, khiến nước này có thiể mất hàng tỷ USD doanh thu từ du lịch.
(CLO) Ngày 4/4, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục TDTT Việt Nam giữ chức Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ, Đào tạo và Môi trường thuộc Bộ VHTT&DL. Quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành.
(CLO) Ngày 4/4, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, chỉ tính từ đầu tháng 3/2025 đến nay, các phòng nghiệp vụ đã bắt, xử lý 4 vụ, 28 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép; thu giữ 6 tầu hút cát, 5 máy xúc và nhiều tang vật có liên quan.
(CLO) Chỉ trong một ngày, 500 người giàu nhất thế giới đã mất tổng cộng 208 tỷ USD sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế nhập khẩu mới, kéo theo làn sóng bán tháo dữ dội trên các thị trường toàn cầu.
(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có thông tin trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam liên quan đến đầu tư nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14H và đoạn tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn để đảm bảo an toàn giao thông.
(CLO) Để khắc phục khó khăn, kịp thời chấn chỉnh những bất cập, tháo gỡ “điểm nghẽn”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng đề nghị, trong thời gian tới cần đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, sắp xếp đơn vị hành chính.
(CLO) Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành ban hành các tiêu chuẩn, tiêu chí, nguyên tắc phân bổ vốn, cải cách thủ tục hành chính, cái gì địa phương làm được thì phân cấp, phân quyền, nghiên cứu Nghị quyết 57 để bổ sung, hoàn thiện; tập trung vào phát triển công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về văn hóa, nghệ thuật.
(CLO) Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Luật gia Việt Nam.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đối với hệ thống đèn tín hiệu, biển báo giao thông, hoàn thành trong tháng 4/2025.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi họp báo định kỳ Bộ Công Thương, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương cho biết, Uỷ ban này đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt với tổng số tiền 80 triệu đồng.
(CLO) TP. HCM hạn chế giao thông nhiều tuyến đường để phục vụ quá trình lắp đặt, vận hành trận địa pháo lễ phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(NB&CL) Xúc động, biết ơn - đó là cảm xúc của người dân Myanmar cũng như giới chức nước này trước những nỗ lực chung tay cùng hỗ trợ trong thảm họa của Việt Nam. Trước đó, chiều ngày 30/3 - chưa đầy 2 ngày sau thảm họa tại Myanmar, đội cứu hộ của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam gồm 106 người cùng hàng cứu trợ đã hạ cánh xuống sân bay Yangon.
(CLO) Chính phủ của tân Thủ tướng Canada Mark Carney đã có động thái đáp trả mạnh mẽ đối với chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Không chỉ gây ra khó khăn cho Mỹ, mà động thái còn cho thấy Canada sẽ không khuất phục trước sức ép của ông Trump.
(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “bật đèn xanh” cho chương trình tiêm kích F-47, chiếc máy bay mà ông mô tả rằng “đáng gờm nhất từng được chế tạo”. Vậy F-47 mạnh cỡ nào, nhất là khi so sánh với so với những máy bay tàng hình mà Nga và Trung Quốc đang phát triển?
(CLO) Ngày 24/3 vừa rồi, vòng đàm phán thứ hai giữa Nga và Mỹ đã diễn ra tại Riyadh (Ả Rập Xê Út), nơi chứng kiến vai trò ngoại giao con thoi của Mỹ nhằm tìm kiếm tiếng nói chung giữa Nga và Ukraine.
(CLO) “Ngừng bắn” có lẽ là từ khóa được truyền thông và giới chuyên gia nhắc đến nhiều nhất trong những ngày gần đây. Câu hỏi được đặt ra ở đây là các bên trong cuộc xung đột sẽ kiểm soát quá trình này như thế nào?
(CLO) Việc Trung Quốc ngày càng mở rộng ảnh hưởng và tăng cường đầu tư vào các mỏ tại châu Phi đang làm dấy lên lo ngại ở Mỹ về nguy cơ thất thế trong cuộc đua giành khoáng sản quan trọng ở châu lục này.
(CLO) Một cuộc chiến tranh hạt nhân do AI khởi xướng nghe có vẻ giống trong phim khoa học viễn tưởng. Nhưng nhiều nhà khoa học và chính trị gia hàng đầu thế giới cho rằng không phải vậy.
(CLO) Cộng đồng quốc tế đã kỳ vọng nhiều hơn vào cuộc điện đàm thứ hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Nga so với cuộc điện đàm đầu tiên. Điều này được thúc đẩy bởi sự lạc quan trong mối quan hệ Mỹ-Nga và diễn biến các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Ukraine tại Ả Rập Xê Út.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.