Hiểu rõ hơn về những tranh chấp trong hợp đồng xây dựng

Thứ sáu, 06/03/2020 19:15 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vấn đề pháp lý và những tranh chấp trong hợp đồng xây dựng luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Trinh Đức - Công ty Luật TNHH IPIC để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Luật sư Nguyễn Trinh Đức - Công ty Luật TNHH IPIC

Luật sư Nguyễn Trinh Đức - Công ty Luật TNHH IPIC

PV: Thưa Luật sư, xin Luật sư cho biết hiện nay, pháp luật quy định về “Hợp đồng xây dựng” như thế nào?

LS Nguyễn Trinh Đức: Theo quy định tại Điều 138 Luật Xây dựng năm 2014: “Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng”.

PV: Thưa Luật sư, thực tế hiện nay những tranh chấp nào về Hợp đồng xây dựng thường hay gặp phải nhất?

LS Nguyễn Trinh Đức: Theo số liệu trên trang Thông tin điện tử công bố bản án, quyết định của Tòa án nhân dân Tối cao, tính từ đầu năm 2018 đến tháng 7 năm 2019 đã có 128 bản án, quyết định về lĩnh vực tranh chấp xây dựng, chủ yếu là Tranh chấp về hợp đồng xây dựng liên quan đến Thanh toán hợp đồng xây dựng (121 bản án) – chưa kể các vụ án được giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam.

Song song với đó, cũng có những vấn đề tranh chấp (nhưng ít xảy ra): về thời gian và tiến độ thực hiện công việc có 3 bản án; chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm có 4 bản án;

Các địa phương xảy ra nhiều tranh chấp nhất trên trang Bản án như: Thành phố Hà Nội có 42 bản án, Thành phố Hồ Chí Minh có 21 bản án, còn lại là các địa phương khác như: Thành phố Đà Nẵng, Thành phố Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thanh Hóa,….

PV: Như Luật sư có nói, hiện nay việc tranh chấp về việc thanh toán trong Hợp đồng xây dựng diễn ra rất nhiều. Vậy Luật sư có thể nói rõ hơn về việc tranh chấp về thanh toán trong hợp đồng xây dựng lại diễn ra nhiều như vậy?

LS Nguyễn Trinh Đức: Từ đầu năm 2018 đến tháng 7/2019. Có khoảng 128 bản án tranh chấp về xây dựng được Tòa án nhân dân các cấp tuyên (chưa kể các vụ án được giải quyết tại trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam). Trong đó có khoảng 121 bản án giải quyết tranh chấp về Thanh toán trong hợp đồng xây dựng.

Theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 19 Nghị định 37/2015/NĐ-CP:

“1. Việc thanh toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng mà các bên đã ký kết. Khi thanh toán theo các thỏa thuận trong hợp đồng các bên không phải ký phụ lục hợp đồng, trừ trường hợp bổ sung công việc chưa có trong hợp đồng.

Các bên thỏa thuận trong hợp đồng về số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán, thời hạn thanh toán, hồ sơ thanh toán và điều kiện thanh toán.

Bên giao thầu phải thanh toán đầy đủ (100%) giá trị của từng lần thanh toán cho bên nhận thầu sau khi đã giảm trừ tiền tạm ứng, tiền bảo hành công trình theo thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”.

Như vậy, pháp luật cũng quy định rõ về việc thanh toán được các bên tự thỏa thuận và được ghi nhận trong hợp đồng xây dựng.

Tuy nhiên, hiện nay, các tranh chấp thường gặp phải nhất trong Thanh toán hợp đồng xây dựng phải kể đến là:

Tranh chấp về thanh toán liên quan đến khối lượng cuối cùng khi bàn giao công trình.

Đây là tranh chấp phổ biến nhất về nghĩa vụ thanh toán hợp đồng. Tranh chấp này diễn ra theo các hình thức sau:Một là, bên nhận thầu muốn bên giao thầu thanh toán khi đã hoàn tất khối lượng công trình. Tuy nhiên bên giao thầu lại không muốn thanh toán cho bên nhận thầu; Hai là, nhà thầu phụ muốn nhà thầu chính thanh toán khi đã hoàn tất khối lượng công trình. Tuy nhiên bên giao thầu lại chưa thanh toán với nhà thầu chính nên nhà thầu chính không thanh toán với nhà thầu phụ.

Bản chất của việc thanh toán này là sự giao kết giữa các bên. Các bên cần phải nắm rõ và đặt mình vào từng hoàn cảnh cụ thể phù hợp với thực tiễn thanh toán. Không tự đặt mình vào thế bị động. Ví dụ: Như bên nhận thầu khi giao kết hợp đồng với các nhà thầu phụ khác, cần chú ý tới việc khả năng thanh toán của mình đến đâu.

Khi nhà thầu phụ hoàn thành công việc và thanh lý hợp đồng liệu có thanh toán được không? Đối với những trường hợp nhà thầu chính không có khả năng thanh toán với nhà thầu phụ khi nhà thầu phụ thanh lý hợp đồng thì nhà thầu chính khi ký kết hợp đồng xây dựng với bên giao thầu cần quy định rõ về việc thanh toán, cần phải ghi rõ trong hợp đồng về việc thanh toán ngay sau khi hoàn thành từng giai đoạn của công trình.

Vấn đề thanh toán còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của nhà thầu chính (nên nhà thầu chính cần cân nhắc đến vấn đề này).

Bên cạnh đó là tranh chấp thanh toán về hồ sơ, thủ tục thanh toán. Về tranh chấp này, thường xảy ra đối với bên nhà thầu chính. Việc bên nhà thầu không thực hiện hồ sơ thanh toán theo đúng quy định của hợp đồng. Cho nên chủ đầu tư không thể thanh toán cho bên nhà thầu.

Ví dụ: Khi bàn giao công trình, bên nhà thầu không lập biên bản nghiệm thu, dẫn đến việc không xác định được ngày tháng cụ thể, khối lượng công việc; đề nghị thanh toán của nhà thầu không đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 20 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Việc nhà thầu không thể xuất hóa đơn cũng ảnh hưởng đến việc thanh toán.

Từ hai nội dung trên, ta có thể nhận thấy bản chất của vấn đề là bên nhà thầu luôn là bên yếu thế hơn. Nên không thể tự giải quyết được các tranh chấp và thường sẽ phải khởi kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án hoặc Trọng tài). Một vấn đề khác nữa là do việc thanh toán ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của của nhà thầu nên đó là động lực để khởi khiện. Còn các vấn đề về thời gian hay chất lượng thì đều có chế tài thưởng, phạt quy định trong hợp đồng nên ít xảy ra khởi kiện.

PV: Vậy theo Luật sư, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ thực tế trên?

LS Nguyễn Trinh Đức: Bài học rút ra là các bên phải cân nhắc kỹ trong việc ký kết hợp đồng xây dựng, các điều khoản phải quy định chính xác, rõ ràng,…

Bên cạnh đó, soạn thảo hợp đồng chặt chẽ, rõ ràng, mang tính khả thi cao, đúng với điều kiện thực tế, không nên tự ràng buộc mình vào các vấn đề gây khó khăn cho mình.

Để tránh các tranh chấp xảy ra, các công ty xây dựng nên nhờ các Luật sư tư vấn trong bước soạn thảo hợp đồng xây dựng và tư vấn pháp lý cho công trình xây dựng, tạo một vành đai pháp lý đầy đủ để bảo vệ cho chủ đầu tư, nhà thầu, ….

PV: Xin cám ơn Luật sư!

Thủy Tiên

Tin khác

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

The Global City không ngừng “thay da đổi thịt” xứng tầm trung tâm mới của thành phố Hồ Chí Minh

(NB&CL) “Thật không ngờ The Global City có thể xây dựng và hoàn thiện nhanh như thế, thay đổi và nhộn nhịp đến không ngờ. Dãy nhà phố thương mại SOHO ngoài thực tế còn đẹp và hiện đại hơn cả trên bản vẽ”, đó chính là nhận xét của hầu hết những khách hàng đến tham quan, hay từ những chủ sở hữu nhà phố SOHO khi quay lại The Global City nhận bàn giao nhà trong thời gian qua.

Bất động sản
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản
GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

GS6 The Miami ghi điểm tuyệt đối với “tiện ích tầng không” độc bản phía Tây Hà Nội

(CLO) Được phát triển theo xu hướng đề cao tính cá nhân hóa và duy nhất, “tiện ích tầng không” thời thượng với tầm view khoáng đạt của GS6 The Miami (Vinhomes Smart City, Hà Nội) mang đến những trải nghiệm nâng tầm cho giới tinh hoa.

Bất động sản
Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

Nhu cầu nhà ở tại TP HCM : cung giảm, cầu tăng

(CLO) Với nhu cầu nhà ở ngày một tăng, nguồn cung tại chỗ và 3 tỉnh lân cận vẫn không thể đáp ứng được lực cầu của TP HCM. Điều đó cũng dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường tỉnh đều đang nhắm đến nhu cầu khách hàng của TP HCM.

Bất động sản
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản