Hiểu thế nào cho đúng về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ?

Thứ ba, 08/12/2020 13:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia, chủ trương học ngoại ngữ đối với cán bộ công chức là chủ trương đúng nhưng có tình trạng dùng chứng chỉ “chết” để đối phó.

Thời gian gần đây, vấn đề bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học được dư luận quan tâm,  trong đó có đội ngũ giáo viên.

Thậm chí, có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhiều người hiểu chưa đúng về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đồng nghĩa với việc không cần học ngoại ngữ, tin học.

Hay bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thì phủ nhận những chứng chỉ  được cấp bởi các trung tâm quốc tế có uy tín. Các cách hiểu đó là sai.

Vì yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ, công chức viên chức trong đó có giáo viên là bắt buộc. Không cần chứng chỉ nhưng trình độ thì luôn cần và công chức, viên chức phải đáp ứng được theo chuẩn.

Yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với công chức, viên chức là bắt buộc. Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ không có nghĩa không cần học ngoai ngữ (ảnh nguồn internet)

Yêu cầu trình độ ngoại ngữ đối với công chức, viên chức là bắt buộc. Bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ không có nghĩa không cần học ngoai ngữ (ảnh nguồn internet)

Xung quanh vấn đề này, tiến sĩ luật Đỗ Văn Đương, nguyên Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, cho rằng cần nhìn nhận khách quan, các chứng chỉ ngoại ngữ có chất lượng, đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức nghe, đọc, viết tốt ngoại ngữ là các chứng chỉ dành cho hoạt động thực hành chứ không phải chứng chỉ “chết”.

Với những điều kiện thi công chức, chuyên viên chính hay chuyên viên cao cấp thì phải có điều kiện tiếng Anh, tin học là phù hợp.

Thời gian qua theo dõi nắm bắt thông tin cho thấy không ít trường hợp thi tuyển công chức, các loại hình thi nâng ngạch trượt do không vững ngoại ngữ, tin học, có khi vì học “giả dối”.

Do vậy, theo nguyên Phó Trưởng ban Dân nguyện Quốc hội, đối với những chứng chỉ do các trung tâm cấp thì không thực tế, còn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cấp các chứng chỉ quốc tế uy tín, được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì phù hợp.

Những cơ sở cấp chứng chỉ quốc tế có năng lực, được thẩm định kĩ rồi thì đảm bảo cho phục vụ nâng cao năng lực trình độ, đảm bảo học tập liên tục đến khi đạt trình độ thì không nên bỏ.

Chất lượng của các chứng chỉ quốc tế cũng không ai có thể phủ nhận chất lượng và ứng dụng trong thực tế.

Đây là điều kiện quan trọng để tiến tới hội nhập, nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

Tới đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng chứng chỉ tiếng Anh cần được đổi mới. Ví dụ, tiếng Anh cho lĩnh vực tài chính, kế toán tập trung các từ vựng cho lĩnh vực tài chính kế toán và các giao dịch về tài chính, kế toán và liên quan.

Còn tiếng Anh cho người hoạt động pháp luật thì cần được học về pháp luật về: Dân sự, hình sự, tư pháp...

Đặc biệt, coi trọng tiếng Anh chuyên ngành gắn với các nghề nghiệp, vị trí việc làm của công chức, viên chức để giúp đối tượng này nâng cao trình độ, nghiệp vụ, phục vụ tốt cho công việc.

Theo một chuyên gia giáo dục nhìn nhận, phải khẳng định vững chắc rằng, chủ trương hội nhập quốc tế là một trong những chiến lược cơ bản, lâu dài mà Đảng và Nhà nước đã xác định để Việt Nam trở thành một nước có nền công nghiệp hiện đại.

Trong đó, giáo dục giữ vai trò cực kỳ quan trọng, là quốc sách hàng đầu, phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Thực tế, sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 1659/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”, các Bộ, ngành, địa phương liên quan cũng đã có văn bản triển khai Đề án, bước đầu đã có một số Bộ, ngành triển khai hiệu quả.

 Đây là quyết sách đúng đắn, một quyết tâm chính trị có tầm nhìn xa và có cơ sở thực tiễn vững chắc.

Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua, do chưa hoàn thiện hành lang pháp lý về khung đánh giá chuẩn, bên cạnh đó có nhiều vấn đề trong triển khai, dẫn đến tình trạng một số trường, một số đơn vị tổ chức việc đánh giá, sát hạch, cấp chứng chỉ ngoại ngữ chỉ nặng về hình thức, không thực sự coi trọng chất lượng đào tạo, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác đào tạo ngoại ngữ. Điều này gây nên bức xúc trong xã hội.

Song cần phân biệt cho đúng rằng, đây là bất cấp cập trong đánh giá, kiểm định chất lượng của việc cấp chứng chỉ, chứ không phải bất cập trong chính sách.

Và không phải từ bất cập đó mà bỏ chứng chỉ, vì chứng chỉ là tất yếu phải có cho một quá trình kiểm định, đánh giá.

Nếu vì bất cập trong đánh giá, kiểm định mà bỏ chứng chỉ thì không lô gic. Giống như, lỗi ở vận hành chiếc đồng hồ mà bỏ luôn chiếc đồng hồ thì lãng phí và không có gì để đo thời gian.

Theo các chuyên gia, quan điểm đúng đắn trong mọi sự việc là sai đâu, sửa đó. Sai ở khâu kiểm định, đánh giá thì chỉnh sửa quyết liệt vào hệ thống cơ quan làm chuyên môn kiểm định, đánh giá và quy trình kiểm định, đánh giá để cấp chứng chỉ cho đúng chất lượng.

Cần chọn lựa các đơn vị kiểm định, đánh giá năng lực ngoại ngữ đảm bảo trung thực, khách quan, theo chuẩn Quốc tế và chứng chỉ do các cơ sở đó cấp được áp dụng rộng rãi, được công nhận phù hợp với chuẩn tương đương các nước trong khu vực và thậm chí là trên thế giới.

Trinh Phúc

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sản xuất kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng

Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra sản xuất kinh doanh chế phẩm diệt côn trùng

(CLO) Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, công bố rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo cho cộng đồng.

Giáo dục
Hà Giang: Khai mạc Hội thi xếp sách nghệ thuật 2024

Hà Giang: Khai mạc Hội thi xếp sách nghệ thuật 2024

(CLO) Mới đây, Huyện đoàn và Hội đồng đội huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã phối hợp tổ chức Hội thi xếp sách nghệ thuật năm 2024, sự kiện đã thu hút được đông đảo các Hội đồng đội trên địa bàn huyện tham gia.

Giáo dục
Các mốc thời gian tuyển sinh đại học thí sinh cần lưu ý

Các mốc thời gian tuyển sinh đại học thí sinh cần lưu ý

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành chi tiết kế hoạch, các mốc thời gian tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Giáo dục
Tấm gương vượt khó của hai giáo viên khuyết tật hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Tấm gương vượt khó của hai giáo viên khuyết tật hết mình vì sự nghiệp giáo dục

(CLO) Không may mất cả hai chân sau khi bị tai nạn trên đường đi dạy về, sau bao nỗ lực vượt khó, cô giáo ở Bắc Kạn được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.

Giáo dục
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho thầy giáo không bàn chân ở Thanh Hoá

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho thầy giáo không bàn chân ở Thanh Hoá

(CLO) Thầy giáo Đào Thanh Hương, giáo viên Trường THCS Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trao tặng Bằng khen là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.

Giáo dục