Hình phạt của Bloomberg hay sức nóng từ cuộc chiến chống tin giả

Thứ năm, 19/12/2019 10:51 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sự vụ một cơ quan báo chí lớn như hãng tin Bloomberg phải chấp nhận mức phạt 5 triệu euro vì đã đưa tin dựa trên thông cáo báo chí giả về Tập đoàn xây dựng Vinci đã một lần nữa cho thấy cuộc chiến chống tin giả vẫn đang diễn ra hết sức nóng bỏng và là bài học chưa bao giờ cũ.

Từ nỗi ấm ức của Bloomberg

Ấm ức nhưng bất lực - đó dường như là nỗi niềm của Bloomberg lúc này. Ngày 16/12 vừa qua, Cơ quan giám sát thị trường tài chính Pháp (AMF) đã ra quyết định phạt hãng tin tài chính này 5 triệu euro với lý do đã đưa tin dựa trên nguồn tin mà theo nhận định của AMF là “đúng ra phải được nhận biết là giả mạo”.

5df8f63559bf5b489451272e

Mọi chuyện bắt đầu từ một thông tin được phát đi trong một thông cáo báo chí được xem là giả được phát tán cách đây 3 năm, hồi tháng 11/2016. Theo thông cáo báo chí này, Vinci đã sa thải Giám đốc phụ trách tài chính Christian Labeyrie sau khi phát hiện các sai sót kế toán lên tới hàng tỷ euro. Điều đáng nói là thông cáo báo chí giả mạo này lại được đăng tải trên trang giả mạo trang web chính thức của Tập đoàn Vinci, trên bản thông cáo báo chí còn có cả chữ ký của người đứng đầu bộ phận truyền thông của Vinci. Lẽ dĩ nhiên là vào thời điểm đó, rất ít người nhận ra trang web đó chỉ là trang giả mạo và chữ ký kia cũng chỉ là chữ ký giả. Dù chỉ 24 phút sau khi tin giả xuất hiện, Vinci đã phủ nhận “mọi thông tin trong thông cáo báo chí giả mạo” và khẳng định sẽ điều tra mọi hành vi pháp lý liên quan tuy nhiên, sự phủ nhận này đã quá trễ. Sự quá đỗi vội vàng cộng với sức nóng của thông tin đã khiến hàng loạt phương tiện truyền thông nhanh chóng bị “sập bẫy”, đua nhau “nhảy” vào “chộp” ngay lấy thông tin nóng sốt này. Là hãng tin tài chính lớn, như một lẽ đương nhiên, các phóng viên của Bloomberg cũng không là ngoại lệ. 

Theo điều tra của AMF, từ 16 giờ 6 phút 4 giây - 16 giờ 7 phút ngày 22/11/2016, nghĩa là chỉ trong vòng chưa đầy một phút sau khi tiếp nhận thông tin trên trang web giả mạo, hai phóng viên của Bloomberg thường trú tại Paris đã soạn nên bản tin và cũng gần như ngay sau đó, bản tin được xuất bản. Nghĩa là, theo cáo buộc của AMF, Bloomberg đã cho phép xử lý và xuất bản thông tin mà không hề xác minh thông tin đó. Điều này đồng nghĩa với việc, AMF nhận định, Bloomberg đã không tôn trọng đạo đức báo chí khi đưa tin mà không xác minh kỹ nguồn tin. Hệ quả là ngay trong ngày 22/11/2006 đó, cổ phiếu của Vinci đã giảm giá gần 1/5 trên thị trường chứng khoán Paris.

Về phần mình, theo người phát ngôn của Bloomberg, hãng tin này chỉ là nạn nhân của một vụ lừa đảo tinh vi, rằng Bloomberg sẽ kháng cáo. AMF đáng lẽ phải tìm ra thủ phạm đăng thông cáo giả mạo thì lại chọn cách xử phạt Bloomberg.

Nhưng thực tế, mọi chuyện không thể được lý giải một cách đơn giản như Bloomberg mong muốn. Nếu xác minh kỹ nguồn tin được Bloomberg xem là công đoạn không thể thiếu trong quá trình xuất bản thì có lẽ câu chuyện Bloomberg hóa thành “nạn nhân” của Fake News sẽ khó lòng xảy ra. Nỗi ấm ức của Bloomberg cũng sẽ không có đất để tồn tại và lòng tin của độc giả vào Bloomberg nói riêng cũng như báo chí nói chung sẽ khó lòng bị suy chuyển. Hình phạt của Bloomberg âu cũng là bài học đáng nhớ cho báo chí trong bối cảnh vấn nạn tin giả đang hoành hành khắp toàn cầu.

f5df8bf23438c0_5df8bf23438ff.thumb

Tới cuộc chiến chứa đựng quá nhiều những nan giải

Sự bành trướng lên mức độ toàn cầu của vấn nạn tin giả đã là điều không còn phải bàn cãi. Cuộc chiến chống tin giả cũng đã thành cuộc chiến mang quy mô toàn cầu.  Trong khuôn khổ kỳ họp thứ 74 Đại Hội đồng LHQ ở New York, Mỹ tháng 9/2019, 20 quốc gia đã ký thỏa thuận ngăn chặn lan truyền tin giả trực tuyến. Cũng trong năm 2019 vừa qua, hàng loạt quốc gia đã đưa ra các biện pháp chống lại vấn nạn này. Đơn cử như tháng 4/2019, Singapore đề xuất luật chống nạn tin trực tuyến giả. Theo dự luật này, những ai có hành vi phát tán các thông tin sai sự thật có chứa nội dung cố ý gây hại tới lợi ích của công chúng sẽ phải đối mặt với án tù giam lên tới 10 năm. Các nền tảng mạng internet bao gồm các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter cũng sẽ được yêu cầu phải thực hiện chuyển đổi để hạn chế tình trạng phát tán những thông tin sai lệch bằng cách hiển thị các thông báo đính chính trên các nội dung đó, hoặc xóa bỏ chúng. Nếu không thực hiện điều này, các nhà cung cấp mạng xã hội có thể chịu phạt tới 1 triệu đôla Singapore. Nội dung do các cá nhân phát tán có thể bị trực tiếp gắn các đính chính tương tự, và có thể bị phạt lên tới 20.000 đôla Singapore và phạt tù tới 12 tháng nếu không thực hiện biện pháp sửa sai. Ngày 18/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký ban hành luật về tin giả và thông tin xúc phạm chính quyền trên Internet. Chính quyền có thể khóa các trang web không đáp ứng các yêu cầu xóa bỏ những nội dung sai lệch. Các cá nhân có thể bị phạt tới 400 nghìn rúp (8.302USD) vì phát tán và lan truyền tin giả trực tuyến vi phạm nghiêm trọng tới trật tự công cộng…

Các công ty công nghệ cũng liên tiếp vào cuộc trong cuộc chiến này. Mạng xã hội Twitter từng quyết định đóng cửa hàng ngàn tài khoản vì phát tán tin giả, thổi phồng hay kích động tình hình. Facebook từng xóa hơn 2 tỷ tài khoản giả mạo vì đăng thông tin sai sự thật về các điểm nóng trong khu vực như Libya, Sudan và Yemen. Hiện có khoảng 60 hãng truyền thông, trong đó có các hãng tin tức và tổ chức kiểm chứng thông tin chuyên nghiệp, đang làm việc cho chương trình của Facebook. Theo chương trình này, nội dung bị xếp hạng là “giả mạo” sẽ lập tức bị đẩy xuống phía dưới bảng tin (news feeds) trên Facebook để đảm bảo rằng sẽ có ít người nhìn thấy những tin này hơn. Nếu ai đó tìm cách chia sẻ một bài viết đã bị phát hiện là giả hoặc nhầm lẫn, Facebook sẽ gửi tới họ bài viết đã được xác minh sự thật. Mới đây nhất, ngày 17/12/2019, Instagram thông báo đã mở rộng mạng lưới kiểm chứng thông tin bên thứ ba ra toàn thế giới, qua đó tăng quy mô cuộc chiến chống tin giả ra toàn cầu. Nội dung bị cho là giả mạo sẽ bị loại khỏi kết quả tìm kiếm của Instagram hoặc các công cụ khuyến cáo và được hiển thị cùng với một dấu cảnh báo nếu người sử dụng lướt qua nó.

Có thể nói cuộc chiến chống tin giả đang bước vào hồi khốc liệt nhất. Tuy nhiên, hiệu quả của cuộc chiến ấy đến đâu lại là câu hỏi ngỏ, chưa thể có đáp án trong nay mai.

Hà Trang

Tin khác

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đài Truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng nhiều chương trình đặc sắc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhiều chương trình trọng điểm, phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.

Nghề báo
Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Gần 100 hội viên học tập chuyên đề làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo tỉnh Bình Dương đã tổ chức hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho gần 100 hội viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí trong tỉnh.

Nghề báo
Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo