Công bố Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030:

Hình thành hệ thống đường cao tốc hiện đại, nâng cấp các quốc lộ

Thứ tư, 15/09/2021 15:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được phê duyệt, Nhà nước sẽ đầu tư, tạo cơ chế chính sách đầu tư để hình thành hệ thống đường cao tốc hiện đại kết nối các vùng kinh tế trọng điểm, thành phố... đi đôi với việc nâng cấp các quốc lộ.

Sáng 15/9, tại trụ sở Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã diễn ra buổi lễ Công bố Quyết định Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

hinh thanh he thong duong cao toc hien dai nang cap cac quoc lo hinh 1

Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tăng cường tính kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành vận tải và các vùng miền. Ảnh minh họa

Thông tin từ Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Nguyễn Văn Huyện cho biết, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 sau một thời gian lập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đây là quy hoạch chuyên ngành đầu tiên được phê duyệt theo Luật Quy hoạch được đánh giá có quy mô, phạm và sức ảnh hưởng lớn trong 37 quy hoạch chuyên ngành quốc gia của cả nước và là 1 trong 5 quy hoạch chuyên ngành Giao thông Vận tải (GTVT).

“Lần đầu tiên các quy hoạch chuyên ngành GTVT được thực hiện đồng thời, có phân công rõ vai trò dựa trên lợi thế từng phương thức, từng hành lang vận tải chính, đảm bảo tính hệ thống, kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành...”, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Huyện chia sẻ.

Nhấn mạnh về vai trò của Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kì 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, đây là quy hoạch đầu tiên trong 5 quy hoạch chuyên ngành GTVT được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021.

Điểm nổi bật của Quy hoạch là dự báo, phân tích kỹ vai trò lợi thế từng phương thức vận tải trên 30 hành lang vận tải chính, để tăng cường tính kết nối đồng bộ giữa các chuyên ngành cũng như kết nối các vùng miền.

Đồng bộ với các quy hoạch các ngành, địa phương có liên quan hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phân bổ, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Ngoài ra Quy hoạch lần này cũng chú trọng đến vai trò của phương thức vận tải là phương thức linh hoạt, hiệu quả đối với cự ly ngắn và trung bình (dưới 300 km). Hỗ trợ giải tỏa hàng hóa, hành khách cho các phương thức vận tải khác, làm cơ sở để xây dựng kịch bản phát triển kết cấu hạ tầng.

hinh thanh he thong duong cao toc hien dai nang cap cac quoc lo hinh 2

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ phát biểu tại buổi lễ

Khối lượng vận chuyển hàng hóa đạt khoảng 2,76 tỷ tấn (chiếm 62,80% thị phần) và hành khách đạt 9,4 tỷ lượt hành khách (chiếm 90,16% thị phần).

Hình thành hệ thống đường cao tốc kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các vùng kinh tế trọng điểm, cảng biển và cảng hàng không cửa ngõ quốc tế, từng bước nâng cấp các quốc lộ.

Quy hoạch đến năm 2030, cả nước sẽ xây dựng hoàn thành khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc và 172 tuyến quốc lộ, tổng chiều dài 29.795 km và đến năm 2050 hình thành 41 tuyến với 9.014km cao tốc. Quy hoạch đường ven biển vào hệ thống quốc lộ.

Điều chỉnh điểm đầu, cuối cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Điều chỉnh về chiều dài và quy mô đối với cao tốc vành đai đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, tuỳ theo nhu cầu phát triển đô thị, có thể đi trên cao một số đoạn.

Mọi nguồn lực sẽ được huy động tham gia đầu tư, phát triển đường bộ cao tốc Các dự án chủ yếu triển khai đầu tư theo phương thức đối tác công tư, vốn ngân sách nhà nước sẽ đóng vai trò “vốn mồi”.

Việc huy động ngân sách địa phương tham gia đầu tư các tuyến cao tốc trên địa bàn cũng đa dạng thêm nguồn lực đầu tư thay vì chỉ “trông chờ” vào ngân sách trung ương như đã triển khai trước đây.

“Sau khi đánh giá sự thành công của các mô hình địa phương triển khai đầu tư dự án đường bộ cao tốc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tiền Giang… việc đẩy mạnh phân quyền, phân cấp đầu tư cho các địa phương cũng là đổi mới tư duy quản lý trong giai đoạn tới.

Đặc biệt, cần huy động sự vào cuộc toàn bộ hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương và của các cấp, các ngành để đảm bảo tính khả thi của Quy hoạch”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết.

Theo quy hoạch, đối với hệ thống cao tốc tính đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.004 km đường bộ cao tốc (tăng khoảng 3.841 km so với với năm 2021), đến năm 2050 mạng lưới đường bộ cao tốc cơ bản hoàn thiện với 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

Chốt tiến độ nhiều hạng mục 2 dự án trọng điểm quản lý bay khu vực miền Nam

(CLO) Ngày hôm nay (26/4), Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cùng liên danh các nhà thầu đã ký giao ước thi đua với quyết tâm “Vượt nắng thắng mưa - sớm đưa công trình về đích” nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.

Giao thông
Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

Phạt nguội xe máy: Mục tiêu tốt nhưng nhiều thách thức khi thực hiện

(CLO) Việc phạt nguội xe máy góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu tai nạn là cần thiết nhưng thực tế triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Giao thông
CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

CSGT Quảng Bình 'tung' 100% quân số đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp lễ 30/4-1/5

(CLO) Đến thời điểm này, lực lượng CSGT trong toàn tỉnh Quảng Bình đã bố trí 100% quân số trực, sẵn sàng các phương án, kế hoạch để đảm bảo trật tự an toàn giao thông trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân.

Giao thông
Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

Kẹt xe 10km trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận do tai nạn ô tô liên hoàn

(CLO) Vụ tai nạn liên hoàn giữa 3 xe ô tô trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận khiến giao thông hướng TP.HCM đi miền Tây ùn tắc nghiêm trọng, lượng lớn phương tiện nối đuôi nhau mắc kẹt kéo dài hơn 10km.

Giao thông
Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

Mặt đường đèo Lò Xo nứt toác, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông

(CLO) Đèo Lò Xo là cung đường ám ảnh nhất với cánh tài xế đường dài vì có độ dốc dài, quanh co với nhiều “điểm đen” tai nạn. Nguy hiểm hơn, hiện nay mặt đường đèo còn xuất hiện chằng chịt vết nứt lớn tạo thành những rãnh sâu, sắt thép lộ ra ngoài gây mất an toàn giao thông.

Giao thông