Đề xuất gói hỗ trợ COVID-19 mới về thuế, phí cho doanh nghiệp khó khăn vì COVID-19:

Hỗ trợ phục hồi thay vì hỗ trợ cầm cự

Thứ sáu, 06/08/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trước diễn biến dịch Covid-19 đang có nguy cơ lan rộng như hiện nay, các chính sách hỗ trợ nên “đúng, trúng, đủ” và mang tính dài hạn hơn, giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng khả năng chống chịu với dịch bệnh.

Sự kiện: COVID-19

Đại dịch Covid-19 đã trở thành biến cố bất ngờ nhất đối với nền kinh tế toàn cầu; trong đó, có Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do dịch bệnh, bao gồm các gói hỗ trợ về tài khóa, tín dụng và an sinh xã hội…

Cụ thể như Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19... cùng nhiều nghị định, thông tư hướng dẫn và triển khai thực hiện ở từng lĩnh vực cụ thể, từng bộ, ngành và địa phương trên khắp cả nước.

Kết quả tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất thế giới và quý 1/2021 ở mức gần 5% cho thấy tác dụng của “liều thuốc” đặc trị. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế gói chính sách vẫn chưa thực sự phủ rộng đến cộng đồng doanh nghiệp. 

Mới đây, Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ Covid-19 mới về thuế, phí cho doanh nghiệp khó khăn vì Covid-19, ước tính khoảng 24.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp đang kỳ vọng nhiều vào gói hỗ trợ này, tuy nhiên làm sao cho đúng, trúng và sát sườn với doanh nghiệp vẫn khiến bản thân doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế băn khoăn.

anh-ho-tro

Hiệu quả chưa như kỳ vọng

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), qua 4 tháng đầu năm 2021, cả nước có gần 44,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 627,7 nghìn tỷ đồng, tăng 17,5% về số doanh nghiệp và 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 15,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Song ở thời điểm này, cũng đã có 51,5 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, chờ làm thủ tục giải thể và đã hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020. Trung bình mỗi tháng có gần 12,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Ghi nhận và đánh giá cao việc Chính phủ đã kịp thời ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, trong vòng một năm qua, các gói hỗ trợ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất với giá trị khoảng 73,1 nghìn tỷ đồng hay gần 5 nghìn tỷ đồng được hồi tố, hoàn trả lại cho các doanh nghiệp và gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng trị giá 36,6 nghìn tỷ đồng... đã phần nào “cấp cứu” và vực đỡ không ít doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn của đại dịch.

5844_04_ukuk

Tuy nhiên, đó chưa phải là bức tranh tổng thể; chưa thể thấy rõ sự thẩm thấu và hiệu quả chính sách được phát huy trong đời sống thực tiễn của doanh nghiệp khi có đến khoảng 80% doanh nghiệp tham gia khảo sát của VCCI phản ánh đã không nhận được gói hỗ trợ Covid-19 lần thứ nhất của Chính phủ?

Ông Tô Trung Thành - Chuyên gia nghiên cứu thuộc Trường Đại học Kinh tế quốc dân phân tích, việc triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62 nghìn tỷ đồng dành cho người lao động bị giãn, hoãn hoặc mất việc do ảnh hưởng của đại dịch cũng chưa phát huy hết hiệu quả khi chỉ mới hỗ trợ được khoảng 16 triệu người, với tổng số tiền giải ngân chỉ đạt hơn 17 nghìn tỷ đồng, xấp xỉ 19%.

Đặc biệt, những người được hỗ trợ đa phần là nhóm lao động có bảo hiểm, lao động là người có công, hộ nghèo. Trong khi đó, lao động chịu tác động mạnh nhất là người lao động tự do, lao động yếu thế thuộc khối phi chính thức lại không tiếp cận được gói hỗ trợ này.

Hay như đối với gói hỗ trợ tín dụng của ngành ngân hàng cũng cho thấy còn nhiều bất cập ở khâu thực thi, khi doanh nghiệp muốn tiếp cận phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ. Với các thủ tục này, nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm cần hỗ trợ nhất nhưng cũng là nhóm khó tiếp cận chính sách…

Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) từng phối hợp với một số tổ chức nghiên cứu đánh giá tác động và hiệu quả của chính sách và khả năng hấp thụ nguồn lực của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, chính sách liên quan đến việc gia hạn nộp thuế như thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp có tỷ lệ doanh nghiệp nhận được hỗ trợ cao nhất, tiếp đến là gia hạn tiền thuê đất và chính sách không thực hiện điều chỉnh tăng giá các yếu tố đầu vào trong sản xuất như điện, nước, xăng.

Ngược lại, một số chính sách như đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn không có doanh nghiệp nào được hỗ trợ... Lý do bởi 54,6% ý kiến cho rằng khó tiếp cận hỗ trợ vì họ không đủ năng lực đáp ứng các điều kiện để nhận được hỗ trợ; gần 26% doanh nghiệp không biết đến các chính sách hỗ trợ và gần 15% doanh nghiệp cho rằng quy trình, thủ tục hỗ trợ còn quá phức tạp nên không muốn tiếp cận các gói hỗ trợ.

giay-25521

Chính sách về giảm thuế, phí là những hỗ trợ rất sát sườn

Mới đây, trong chương trình của phiên thảo luận về kinh tế xã hội ngày 25/07, tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV, một trong những thành viên Chính phủ đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu là Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng cho biết Bộ Tài chính được Chính phủ giao nghiên cứu, đề xuất gói hỗ trợ Covid-19 mới liên quan tới thuế, phí. Hiện Bộ đang hoàn thiện và sẽ báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ để quyết định.

Chính phủ hiện đã ban hành Nghị quyết 68 về gói hỗ trợ Covid-19 cho người dân, doanh nghiệp với quy mô 26.000 tỷ đồng. Gói hỗ trợ này đang được các cấp, ngành triển khai giải ngân. Đây cũng là gói hỗ trợ nhận được nhiều ý kiến, đề xuất các giải pháp từ phía các đại biểu Quốc hội để sao cho đạt hiệu quả hỗ trợ, tới tay người dân, doanh nghiệp như mục tiêu đề ra. 

Trước đó, trong tháng 4, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2021/NĐ-TTg quy định gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh bị tác động tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19... Thời gian gia hạn là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuếvề gia hạn thời hạn nộp thuế (thu nhập doanh nghiệp, VAT, thu nhập cá nhân), tiền thuê đất cho các doanh nghiệp, tổ chức gặp khó khăn vì Covid-19 đến hết năm 2021, ước tính khoảng 115.000 tỷ đồng. Trước đó, thời hạn nộp thuế cũng hai lần được cấp có thẩm quyền quyết định “nới”, để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức khó khăn vì dịch bệnh.

Ngoài ra, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ hoãn thực hiện Thông tư 40 hướng dẫn thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, đến 1/1/2022 mới thi hành (thay vì 1/8/2021 như trước đây).

Đại dịch Covid bùng phát, nhiều doanh nghiệp lữ hành - du lịch gặp khó khăn, ngưng trệ hoạt động đến nay. Nhiều doanh nghiệp cho biết, hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp ít ý nghĩa, do doanh nghiệp ngành này hầu như không hoạt động được. Doanh nghiệp kỳ vọng được giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) và các khoản phí trong gói hỗ trợ mới.

Thuế giá trị gia tăng tôi xin đề xuất với doanh nghiệp sản xuất giảm xuống 5%, với ngành lữ hành du lịch giảm từ 7% đến miễn giảm thuế. Tôi cũng đề xuất miễn hoàn toàn phí đường bộ và phí đăng kiểm cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải”, ông Hồ Xuân Phúc - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch Thương mại và Đầu tư Hà Nội Hanotours, nêu đề xuất.

Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho biết, những chính sách về giảm thuế, phí là những hỗ trợ rất sát sườn. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp phải gánh trên 30 khoản thuế, phí khác nhau.

Với gói 24.000 tỷ này, chúng tôi mong muốn rằng các khoản đó chi trực tiếp vào các khoản thuế, phí doanh nghiệp đang gánh. Hiện doanh nghiệp rất muốn giữ chân người lao động để sản xuất kinh doanh, nhưng các loại phí, chi phí người lao động phải chịu thì chúng ta cố gắng giảm”, ông Mạc Quốc Anh - Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội cho hay.

Bên cạnh đó, Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam cho rằng, những gói hỗ trợ giãn, hoãn thuế, doanh nghiệp ngành này tiếp cận còn chậm. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp ngành da giày phải ngừng sản xuất, không có doanh thu. Hiệp hội kỳ vọng gói hỗ trợ mới sẽ có thời hạn dài hơn, từ 1 - 2 năm để doanh nghiệp đủ sức phục hồi.

Hỗ trợ phục hồi thay vì hỗ trợ cầm cự

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng, thay vì hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp, cần có những giải pháp hỗ trợ, khuyến khích đầu tư để doanh nghiệp phục hồi, phát triển.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có vai trò lớn trong việc rà soát, đề xuất các giải pháp mới phù hợp; xem lại các ngành nghề kinh doanh đang được khuyến khích đầu tư như chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới… có vướng mắc gì trong thực thi chính sách không, có cần thêm chính sách khuyến khích gì không… để có phương án trình Chính phủ, trình Quốc hội bổ sung.

Mục tiêu là thúc đẩy tối đa các hoạt động đầu tư để tạo năng lực mới cho nền kinh tế, tạo ra động lực chuyển đổi cơ cấu theo mục tiêu mà nền kinh tế đang cần. Đặc biệt, các nút thắt trong thủ tục đầu tư phải được tháo gỡ quyết liệt.

Información-COVID-2048x1166

Bên cạnh đó, tập trung vào những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ các trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng. Đây sẽ là nơi cần hỗ trợ để thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mô hình tăng trưởng vào thời điểm này, khi các doanh nghiệp được đặt trong bối cảnh phải cơ cấu lại, xem xét lại chiến lược kinh doanh. Hỗ trợ, khuyến khích đầu tư nhằm vào những đối tượng, khu vực đang tạo nên những dư địa tăng trưởng mới cho nền kinh tế, chứ không phải là hỗ trợ chung chung.

Theo các chuyên gia, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp vẫn phải đặt ưu tiên và cần có giải pháp quyết liệt trong hành động. Việc này có thể làm được ngay, có tác động trực tiếp ngay, nếu thực sự hành động.

Cụ thể, cần hỗ trợ các kế hoạch kinh doanh, đầu tư hiện hữu, khả thi của doanh nghiệp, hỗ trợ phần cung, chứ không đơn thuần là hỗ trợ thanh khoản, hỗ trợ cầu như các gói chính sách năm 2020. Nếu có gói chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì mục tiêu là hỗ trợ phục hồi, chứ không hỗ trợ cầm cự.

Không ít ý kiến cho rằng, các cấp, các ngành phải cải tiến quy trình thủ tục hành chính nhanh gọn hơn, thông tin minh bạch và đầy đủ về tiêu chí, quy trình thủ tục tiếp nhận… để các khoản hỗ trợ sớm đến được tay các doanh nghiệp. Các khoản hỗ trợ này cần phải xác định đúng đối tượng thụ hưởng với những tiêu chí xác đáng và cụ thể, có sự giám sát chặt việc sử dụng nguồn hỗ trợ để bảo đảm hiệu quả của chính sách. 

Đồng tình với quan điểm đó, theo đại diện VCCI, bên cạnh biện pháp hỗ trợ thì các chính sách về thể chế rất quan trọng. Làm sao để các thủ tục hành chính phải thiết kế theo tinh thần mới, dễ dàng hơn, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Ví dụ giải quyết vấn đề tăng trưởng việc làm, thủ tục đầu tư, thủ tục xuất nhập khẩu… và các giải pháp tiếp tục mở cửa, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Trên cơ sở ý kiến của các doanh nghiệp, VCCI sẽ rà soát và đề xuất lên Chính phủ xây dựng quy trình thủ tục minh bạch, đơn giản, dễ tiếp cận phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.

Song, bên cạnh đó, các bộ, ngành liên quan cần có thêm những hướng dẫn cụ thể, chi tiết và đầy đủ về các thủ tục, quy trình nhận hỗ trợ theo hướng đơn giản, dễ thực hiện đối với các doanh nghiệp; hoàn thiện hệ thống pháp luật, tháo gỡ các nút thắt về thủ tục hành chính để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh. 

det_may_1

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh hiện đại hóa toàn diện các lĩnh vực của ngành tài chính. Trong đó, đặc biệt ưu tiên cải cách thuế, hải quan, vốn được xem là các lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp... góp phần kiến tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện để doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển.

Có thể nói, việc ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ đã động viên tinh thần đối với cộng đồng doanh nghiệp, thể hiện thông điệp tích cực về sự đồng hành từ Chính phủ đã lan tỏa tới cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước diễn biến dịch Covid-19 đang có nguy cơ lan rộng như hiện nay, các chính sách hỗ trợ nên “đúng, trúng, đủ” và mang tính dài hạn hơn, giúp cộng đồng doanh nghiệp tăng khả năng chống chịu với dịch bệnh.

Khánh An

 

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn