Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền: Tất cả vì dòng chảy chân dung

Thứ sáu, 03/04/2015 09:52 AM - 0 Trả lời

Họa sĩ Nguyễn Thị Hiền: Tất cả vì dòng chảy chân dung

Sự kiện: hoạ sĩ

Khoảng những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, một cô bé chỉ 14, 15 tuổi “nổi lên như một thần đồng” (lời Dương Tường) xuất hiện như một hiện tượng - đó là họa sĩ Nguyễn Thị Hiền, con gái của nhà văn Kim Lân.  

Chị bắt đầu cầm bút vẽ từ năm 8 tuổi, năm 1956 thì đoạt giải thưởng quốc tế đầu tiên. Chị đã có 6 cuộc triển lãm tất cả đều mang chủ đề Dòng chảy, nay lại tiếp tục với Những đứa trẻ gần 70 tác phẩm bằng chất liệu sơn dầu và sơn mài hồi đầu tháng 10/2013 tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Đến với hội họa nhờ cha

Nguyễn Thị Hiền là chị cả trong gia đình có 5 người con. Chị đến với hội họa từ niềm đam mê của người cha đáng kính - nhà văn Kim Lân. “Thầy tôi luôn tự hào mình là nhà văn của những người nghèo. Ông đã sống một cuộc đời dung dị không khoa trương. Cụ rất mong muốn con mình đi vào con đường hội họa - đó cũng là niềm đam mê và yêu thích của cụ…” Chị tâm sự. “Cụ đưa các tạp chí, báo Tiểu thuyết thứ bảy, Ngày Nay, để tôi học những minh họa của Nguyễn Gia Trí. Rồi minh họa của bác Văn Cao, Bùi Xuân Phái... Chính vì thế, tôi có một giai đoạn làm minh họa cho báo Văn Nghệ, NXB Kim Đồng, báo Thiếu Niên Tiền Phong, báo Thanh Niên, NXB Văn học, NXB Tác Phẩm Mới…"

Báo Công luận

Hoạ sĩ Nguyễn Thị Hiền và tác phẩm của mình.

“Sau giải phóng Hà Nội 1954, tôi về 51 Trần Hưng Đạo và toàn gặp gỡ văn nghệ sĩ, từ nhà văn Trần Dần, Lê Đạt, Phan Khôi, Thụy An, đến nhà thơ Chế Lan Viên và các họa sĩ Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái… kể cả nhạc sĩ Đỗ Nhuận khi ấy chưa lấy vợ. Từ mối giao cảm trong môi trường hết sức đặc biệt ấy, tôi vẽ. Nhân có cuộc thi ở Hungary mọi người động viên tôi gửi tranh đi, và ngay lập tức được giải thưởng. Quá phấn khởi, tôi gửi tiếp sang Ấn Độ, lại được huy chương! Tiếp sau lại gửi sang các nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ như Ba Lan, CHDC Đức... Sau đó tôi thi vào trường Mỹ thuật Hà Nội, tốt nghiệp khoá 1975”- họa sĩ Hiền kể.

Người vẽ chân dung đạt nhất

Thành công nhất trong hội họa của Nguyễn Thị Hiền là những bức tranh chân dung. Chị đã từng vẽ các nguyên thủ quốc gia thế giới tại các Đại sứ quán. Rồi vẽ người thân trong gia đình, người lao động bình thường… Nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng nhận định: “…Cho đến nay, chị được đánh giá là một họa sĩ tài năng - kỹ thuật vững vàng, “gu” thẩm mỹ tốt. Đặc biệt thành công ở mảng tranh chân dung. Nhiều người cho rằng ở thế hệ sau, Nguyễn Thị Hiền là người vẽ chân dung “đạt” nhất!” (Hoạ sĩ - Kẻ sáng tạo nên mình, NXB Mỹ Thuật, 2002).

Chính vì yêu thích trẻ con, chị đã dành tâm huyết tạo nên gần 70 tác phẩm về trẻ em. Chủ đề của triển lãm Dòng chảy lần thứ 7 này nhân vật chính trong tranh của chị là trẻ em với nhiều độ tuổi khác nhau, đến từ thành thị hoặc nông thôn, từ thời chiến tranh hoặc thời nay. Chị cho biết: “Sự ra đời của những đứa trẻ, những mầm non mong manh, ngây thơ chuẩn bị bước vào đời làm tôi cảm hứng. Tôi đã vẽ những đứa trẻ để lại dấu ấn, thân phận. Từ ngày còn đội mũ rơm đi học thời chiến, đến mót lúa trên đồng hay lũ trẻ chăn trâu sưởi lửa chiều mùa đông miền trung du đất đỏ. Rồi những đứa trẻ của thì hiện tại hôm nay, những năm 2013. Khi vẽ, tôi thấp thoáng thấy lại đâu đây chính cuộc đời mình, của bạn bè mình, hay cả một chặng đường tôi đã đi qua… Nhiều thân phận, nhiều cuộc đời theo suốt chiều dài đầy biến động của dân tộc cho đến tận hôm nay”.

Nguyễn Tý - Thuận Khanh

 

Tin khác

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

Nhà Xuất bản Kim Đồng ra mắt cuốn sách 'Trần Phú' của Nhà văn Sơn Tùng

(CLO) Kỉ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện kí đặc sắc “Trần Phú” của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904-1931).

Đời sống văn hóa
6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

6 bộ phim chiếu miễn phí trong 'Những ngày phim tài liệu Điện Biên Phủ'

(CLO) 6 bộ phim sẽ được chiếu miễn phí phục vụ công chúng trong “Những ngày phim tài liệu hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Đời sống văn hóa
Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

Kon Tum: Độc đáo hội thi giã gạo ngon nhất thế giới ở núi Ngọc Linh hùng vĩ

(CLO) Nằm trong khuôn khổ của Hội thi ẩm thực dược liệu quốc tế được tổ chức tại huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) còn có hoạt động giã gạo truyền thống. Loại gạo ngon nhất thế vừa bén rễ trên vùng sâm tốt nhất.

Đời sống văn hóa
Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến sỹ Điên Biên kể về Bác Hồ trong chiến dịch Điện Biên Phủ

(CLO) “…Cuối năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật sang Trung Quốc rồi Liên Xô hội đàm với các đồng chí lãnh đạo Xô Viết và Nguyên soái Stalin. Sau cuộc hội đàm Nguyên soái Stalin đã quyết định tặng cho Quân đội Nhân dân Việt Nam một trung đoàn cơ giới pháo cao xạ 37 ly mà sau này Trung đoàn pháo cao xã 367 của chúng tôi đảm nhận đưa pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ.”

Đời sống văn hóa
Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

Quyết định kéo pháo ra của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp

“Vừa kéo pháo vào hôm trước, hôm sau ngày 26/1/1954 lại đột ngột nhận lệnh kéo pháo ra. Chúng tôi bàng hoàng cả người. Nhưng cũng nhờ có quyết định ấy của Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp mà chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng…”

Đời sống văn hóa