Hoàng thành Thăng Long qua Mộc bản Triều Nguyễn – Di sản Tư liệu thế giới

Thứ bảy, 24/11/2018 10:50 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chào mừng ngày Di sản văn hóa Việt Nam lần thứ XIV (23/11/2004 – 23/11/2018), ngày 23/11, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội đã phối hợp với Cục Văn thư và lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) tổ chức triển lãm “Hoàng thành Thăng Long qua Mộc bản Triều Nguyễn – Di sản Tư liệu thế giới”.

Sự kiện: di sản

Đây là triển lãm đầu tiên khai thác đa dạng, phong phú nguồn tư liệu Mộc bản triều Nguyễn kết hợp với tư liệu hình ảnh di tích, khảo cổ học khu di sản Hoàng thành Thăng Long nhằm phản ánh khái quát, sinh động, chân thực về quá trình xây dựng và thay đổi cấu trúc không gian của Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long từ thế kỷ thứ VII – XIX, trải dài qua các thời kỳ từ Tiền Thăng Long đến Lý, Trần, Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng và Nguyễn…

Ngoài ra, triển lãm cũng khẳng định giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long trên các khía cạnh về nghệ thuật kiến trúc, kỹ thuật xây dựng, quy hoạch đô thị và là trung tâm quyền lực kế tiếp nhau của Việt Nam trong hơn 1.000 năm lịch sử.

Triển lãm “Hoàng thành Thăng Long qua Mộc bản Triều Nguyễn – Di sản Tư liệu thế giới” gồm 5 phần: Giai đoạn tiền Thăng Long, Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Hoàng thành Thăng Long thời Trần, Hoàng thành Thăng Long thời nhà Lê, Hoàng thành Thăng Long thời Mạc, Hoàng thành Thăng Long thời Nguyễn.

Báo Công luận
Các hiện vật được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: toquoc.vn 

Lịch sử xây dựng Hoàng thành Thăng Long được ghi chép rất rõ trong các bộ cổ sử như “Đại Việt sử ký toàn thư” hay “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” nằm trong khối tài liệu Mộc bản Triều Nguyễn Di sản tư liệu thế giới hiện bảo quản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia thuộc Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước.

Mộc bản là loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam và thế giới, khắc ngược chữ Hán, chữ Nôm trên gỗ để in ra thành sách, được dùng phổ biến trong thời kỳ phong kiến ở nước ta.

Nội dung của Mộc bản Triều Nguyễn phản ánh lịch sử xã hội Việt Nam từ khởi thủy đến Triều Nguyễn trên các lĩnh vực. Đây là nguồn sử liệu gốc, có giá trị lớn về nhiều mặt, có tầm ảnh hưởng khu vực và quốc tế nên đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) đã công nhận là Di sản Tư liệu thế giới vào ngày 31/7/2009.

Cùng với tài liệu Mộc bản, triển lãm cũng giới thiệu tới người xem những hình ảnh về mặt bằng, di tích kiến trúc triều Lý được khai quật tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, điểm nổi bật trong giai đoạn này là kiến trúc bát giác, dấu tích 18 móng trụ, trong đó 12 móng trụ xếp thành 2 hàng quay xung quanh 1 móng trụ vuông ở giữa tạo thành hình bát giác.

Cũng tại đây, cùng với hoạt động triển lãm đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước với Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội.

Lễ ký kết nhằm phối hợp tổ chức trưng bày, triển lãm và xuất bản các ấn phẩm để công bố, giới thiệu di sản tư liệu thế giới của Việt Nam; các tài liệu lưu trữ, hiện vật tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội nói chung, khu di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long và khu di tích Quốc gia đặc biệt Cổ Loa nói riêng.

Chương trình hợp tác này nhằm quảng bá, giới thiệu hình ảnh về con người, văn hóa, lịch sử của Thủ đô Hà Nội và giá trị của các loại hình di sản đến với công chúng trong và ngoài nước, góp phần thiết thực giáo dục thế hệ trẻ, khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước, ý thức trách nhiệm trong việc lưu trữ và phát huy giá trị di sản tư liệu, văn hóa, lịch sử.

Việc phối hợp tổ chức trưng bày nhân Ngày Di sản Việt Nam lần thứ XIV đã mở ra hướng đi mới cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tư liệu thế giới, tạo điều kiện cho công chúng trong và ngoài nước tiếp cận gần hơn với các di sản tư liệu của Việt Nam, đồng thời nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

B.V

 

Tin khác

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề 'Giữ nghề xưa trên phố'

Khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố"

(CLO) Chiều 19/4 tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, số 50 phố Đào Duy Từ, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã diễn ra chương trình khai mạc Hoạt động văn hóa năm 2024 với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".

Đời sống văn hóa
Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách 'Thưởng thức triết học'

Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt bộ sách "Thưởng thức triết học"

(CLO) Nhân dịp bộ sách Thưởng thức triết học ra mắt độc giả Việt Nam, ngày 20/4 tới đây tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng và Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách với chủ đề "Mỗi đứa trẻ là một triết gia".

Đời sống văn hóa
Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

Sơn La: Hơn 10.000 đầu sách hưởng ứng Ngày sách Việt Nam 2024

(CLO) Ngày 19/4, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Sơn La tổ chức Triển lãm, trưng bày, giới thiệu sách hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đời sống văn hóa
Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Nhiều điểm mới của Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

(CLO) Ngày 19/4, Phó chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Lê Khắc Nam thông tin tới báo chí về những điểm mới tại Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

Bắc Giang: Độc đáo lễ hội bơi chải làng Tiếu Mai

(CLO) Mới đây, Ban quản lý ba thôn (Mai Trung, Mai Thượng và Thắng Lợi, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống làng Tiếu Mai. Hoạt động sẽ diễn ra trong ba ngày (18-20/4/2024).

Đời sống văn hóa