Học phí đại học năm 2021 (bài cuối): "Níu" giấc mơ của thí sinh con nhà nghèo?

Thứ sáu, 07/05/2021 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Có lẽ chưa bao giờ câu chuyện học phí lại “nóng” như kỳ tuyển sinh đại học năm 2021. Không chỉ trường tư thục, học phí cũng bắt đầu tăng “chóng mặt” ở các trường công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính.

Việc chọn trường, chọn ngành theo đúng nguyện vọng là hết sức khó khăn đối với những thí sinh khó khăn về tài chính.

Việc chọn trường, chọn ngành theo đúng nguyện vọng là hết sức khó khăn đối với những thí sinh khó khăn về tài chính.

Học phí tăng là tất yếu khi các trường chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ nhưng đây cũng là rào cản với các thí sinh con nhà nghèo. Đặc biệt, các trường danh giá lâu nay vốn có mức học phí “vừa túi tiền” của đại đa số các gia đình từ thành thị đến nông thôn nay cũng đồng loạt tăng gấp đôi học phí.

Đây có thể là nguy cơ khiến các em sẽ không theo đuổi được mơ ước vào trường theo nguyện vọng của mình. Thậm chí phải gác lại việc học vì khả năng tài chính của gia đình, mà không phải vì năng lực của bản thân thí sinh.

Theo công bố mức thu học phí dự kiến áp dụng cho khóa tuyển sinh năm 2021 ở các trường tư thục thấp nhất là 36 triệu đồng/năm và cao nhất là 220 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, nhìn chung mức thu học phí ở các trường tư thục chênh lệch không nhiều, chỉ khác nhau ở nhóm ngành và chương trình đào tạo. Các trường cũng đã đưa ra dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm học tiếp theo từ 5 - 8%.

Còn ở các trường công lập năm đầu thực hiện đề án tự chủ tài chính, hầu hết đều đưa ra mức học phí tăng gấp đôi. Trong đó, mức thu học phí hệ đại trà, thấp nhất là 20,5 triệu đồng/năm và cao nhất là chương trình đào tạo liên kết với Đại học nước ngoài: 80 triệu đồng/năm. Dự kiến mức thu học phí những năm tiếp theo của nhóm trường này tăng cao vì mức thu trên vẫn chưa thu đúng, thu đủ chi phí đào tạo mà nhà trường đã bỏ ra.

Lý do tặng học phí mà các trường tư thục lẫn công lập tự chủ tài chính công bố sẽ áp dụng cho khóa tuyển sinh 2021 đưa ra mới đây đều rất chính đáng.

Nếu như ở các trường tư thục tăng học phí là để đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống phòng thí nghiệm, nâng cấp thường xuyên trang thiết bị phục vụ học tập để đảm bảo sinh viên có điều kiện học tập cũng như chất lượng đào tạo… thì các trường công lập, sau khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ tài chính buộc phải tăng học phí gấp đôi là để bù vào 50% học phí bị cắt từ ngân sách các Bộ, ngành chủ quản. Điều này đồng nghĩa, khi trường chuyển sang tự chủ tài chính, 100% chi phí đào tạo đều do sinh viên chi trả.

Với đà này, học phí ở các trường công lập tự chủ tài chính sẽ tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo và sớm “đuổi kịp” các trường tư thục. Vì các trường công lập tự chủ tài chính về lâu dài để không bị tụt hậu chắc chắn cũng cần phải đầu tư cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị phục vụ học tập… Trong khi đó, kinh phí hoạt động hầu hết của các trường đại học này lâu nay vẫn chủ yếu từ thu học phí, chứ không phải từ chuyển giao công nghệ hay các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác với các đơn vị kinh tế bên ngoài...

Tuy nhiên, nếu mức thu học phí hiện nay và dự kiến tiếp tục tăng theo lộ trình trong những năm tiếp theo ở các trường đại học, nhất là các trường công lập tự chủ tài chính được cho là hợp lý thì cơ hội nào để sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn theo đuổi đến cùng nguyện vọng của mình?

Một khi năng lực bản thân không còn là yếu tố quan trọng nhất thì việc chọn trường, chọn ngành theo đúng nguyện vọng của những thí sinh khó khăn về tài chính là hết sức khó khăn.

Thực trạng chung là vậy, nhưng hầu hết các trường cũng đã “chừa cửa” cho các thí sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Có điều “cánh cửa” này rất hẹp.

Đơn cử, một trường đại học công lập thuộc top đầu ở TP. HCM sau khi công bố mức học phí dự kiến tăng hơn 2 lần đã cho rằng không bao giờ có chuyện sinh viên nghèo, khó khăn, học giỏi mà mất cơ hội học tại trường. Tuy nhiên để dành được cơ hội, thí sinh trúng tuyển phải chứng tỏ “nghèo nhưng vượt khó học giỏi” để tham gia gói 800 suất học bổng miễn giảm học phí dành cho sinh viên năm nhất, ở nhiều mức giá trị từ 25 - 100% học phí năm học.

Một “cánh cửa” rộng hơn cho các thí sinh khó khăn về tài chính, đó là vay ưu đãi không lãi suất để nộp học phí suốt quá trình học. Cơ hội này chỉ mở ra đối với những thí sinh trúng tuyển vào các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM.

Theo đó, thí sinh trúng tuyển có giấy nhập học là đã có thể làm thủ tục vay để đóng học phí. Tuy nhiên để duy trì, các năm học tiếp theo sinh viên phải đảm bảo kết quả học tập đạt trung bình-khá (tương đương 6,5/10) trở lên và đạt điểm đánh giá rèn luyện 70/100 trở lên.

Ngoài ra, trước mức tăng học phí chóng mặt ở các trường đại học, nhiều trường cũng đã bắt đầu rục rịch triển khai các chính sách chia sẻ với những sinh viên khó khăn về chuyện đóng học phí.

Nhiều năm qua, chương trình cho sinh viên vay vốn ưu đãi học tập tại ĐH Quốc gia TP. HCM là cứu cánh cho nhiều sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt qua, hoàn thành tốt khóa học.

Nhiều năm qua, chương trình cho sinh viên vay vốn ưu đãi học tập tại ĐH Quốc gia TP. HCM là cứu cánh cho nhiều sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt qua, hoàn thành tốt khóa học.

Hiện giải pháp hỗ trợ sinh viên vay vốn trang trải học phí đang được nhiều trường áp dụng để giải quyết nỗi lo học phí cho sinh viên nghèo. Tuy nhiên, hiện cũng có không ít ý kiến cho rằng sinh viên không nên vay tiền để học, mà chỉ nên lựa chọn trường, chọn ngành theo khả năng tài chính gia đình cho phép.

Quan điểm này được đưa ra với lý do, vay tiền để học, sinh viên sẽ mang tâm lý mắc nợ, lo lắng phải trả nợ nên rất dễ dẫn đến tình trạng vừa đi học vừa đi làm thêm, ảnh hưởng chất lượng học tập và nghề nghiệp trong tương lai.   

Thanh Hải

Tin khác

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

Trẻ bị đứt cổ tay, bác sĩ chỉ cách sơ cứu

(CLO) Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Nhi Trung ương đã tiếp nhận bé trai 11 tuổi, ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng vết thương hở cổ tay và bàn tay hai bên do tai nạn sinh hoạt, may mắn trước đó trẻ đã được sơ cứu ban đầu đúng cách và kịp thời.

Giáo dục
Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

Phó chủ tịch tỉnh được giao điều hành trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam

(CLO) Quảng Nam vừa phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn điều hành hoạt động của trường CĐ Y tế Quảng Nam, sau khi hiệu trưởng trường này bị khởi tố.

Giáo dục
Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

Nhiều cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên tại ngày hội việc làm USSH Job Fair 2024

(CLO) Ngày hội việc làm - USSH Job Fair 2024 là hoạt động thường niên do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM phối hợp cùng các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm giới thiệu các cơ hội việc làm, thực tập đến sinh viên.

Giáo dục
Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục