Học viện Tài chính: Tập trung đào tạo cho sinh viên có năng lực hội nhập và đổi mới, sáng tạo

Thứ hai, 12/11/2018 06:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 11/11, Học viện Tài chính tổ chức tọa đàm với cựu sinh viên về định hướng phát triển Học viện nhân kỷ niệm 55 năm thành lập (1963-2018). Lãnh đạo Chính phủ và Quốc hội cho rằng, bên cạnh việc đào tạo các ngành học căn bản đã trở thành thương hiệu, Học viện Tài chính cần tập trung đào tạo cho được các thế hệ sinh viên có năng lực hội nhập và đổi mới, sáng tạo.

Báo Công luận
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu nhiều giải pháp về phát triển Học viện Tài chính trong thời gian tới. Ảnh: Thành Chung 

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển; Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cùng lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương (đều là cựu sinh viên Học viện)… tới dự.

Nhà giáo Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Trọng Cơ, Giám đốc Học viện cho biết trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, với những tên gọi khác nhau, Học viện Tài chính đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán của đất nước.

Là cựu sinh viên, nguyên giảng viên và lãnh đạo Học viện, có tới 27 năm gắn bó với nhà trường, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đóng góp nhiều ý kiến để tiếp tục nâng tầm vị thế của Học viện Tài chính trong thời gian tới. Học viện cần xác định được sứ mệnh, tầm nhìn, vị trí của mình trong hệ thống giáo dục đại học cũng như trong ngành tài chính, kế toán; định vị được vị trí để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp.

Chỉ ra điểm mạnh là sinh viên ra trường sẵn sàng đương đầu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thích ứng nhanh với mọi hoàn cảnh, Phó Thủ tướng cũng ghi nhận việc đào tạo nền tảng căn bản của Học viện rất tốt, nhất là một số ngành như tài chính công, kế toán, thuế. Từ đó, đa số sinh viên ra trường làm việc chắc chắn, có tư duy chặt chẽ, hoạt động ở mọi ngành, mọi lĩnh vực, mọi địa bàn, cung cấp cho đất nước nhiều cán bộ chủ chốt trên các lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành.

Báo Công luận
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quang Hiển phát biểu tại buổi tọa đàm. Ảnh: Thành Chung 

Tại tọa đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nhấn mạnh Học viện Tài chính có “2 thương hiệu” không trường nào sánh được là ngành tài chính và kế toán, tạo dựng cho sinh viên nền tảng rất vững chắc. Trong lĩnh vực tài chính, Học viện đã đi sâu vào lĩnh vực thuế, tài chính công, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính gồm ngân hàng, bảo hiểm, kế toán.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị bên cạnh đào tạo chuyên ngành, Học viện cần đào tạo chuyên sâu ở các lĩnh vực khác như kế toán công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời chú trọng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành cho sinh viên.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra một số điểm yếu trong công tác đào tạo của Học viện, nhất là còn quá chú trọng đào tạo căn bản dẫn đến hạn chế sự sáng tạo. Phó Thủ tướng nêu 5 giải pháp, trong đó lưu ý Học viện cần đổi mới để bảo đảm chất lượng đào tạo thực chất, đáp ứng nhu cầu xã hội, yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế. Triển khai mạnh mẽ các giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý có tâm, có tầm, thu hút được nguồn cán bộ trẻ có năng lực, chủ động thu hút giảng viên, báo cáo viên xuất sắc.

Báo Công luận
Ảnh: Thành Chung 

Phó Thủ tướng cho rằng: “Muốn đẩy mạnh việc đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, Học viện cần có mạng lưới sáng kiến, cần hình thành một nhóm chủ chốt để làm công tác nghiên cứu. Từ đó, hằng tháng, hằng năm, hằng kỳ xuất bản tài liệu nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, cập nhật thường xuyên, qua đó thu hút đội ngũ cộng tác viên cả trong nước và thế giới, những người đương chức cũng như nghỉ hưu thành một nhóm nghiên cứu đặt ở một khoa; đề nghị Học viện có mạng lưới cựu giáo chức và có một đồng chí làm Chủ tịch mạng lưới này, đồng thời phát triển hơn nữa mạng lưới cựu sinh viên nhằm kéo thực tiễn vào đời sống và nghiên cứu khoa học”.

PV

Tin khác

Các mốc thời gian tuyển sinh đại học thí sinh cần lưu ý

Các mốc thời gian tuyển sinh đại học thí sinh cần lưu ý

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành chi tiết kế hoạch, các mốc thời gian tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Giáo dục
Tấm gương vượt khó của hai giáo viên khuyết tật hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Tấm gương vượt khó của hai giáo viên khuyết tật hết mình vì sự nghiệp giáo dục

(CLO) Không may mất cả hai chân sau khi bị tai nạn trên đường đi dạy về, sau bao nỗ lực vượt khó, cô giáo ở Bắc Kạn được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.

Giáo dục
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho thầy giáo không bàn chân ở Thanh Hoá

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho thầy giáo không bàn chân ở Thanh Hoá

(CLO) Thầy giáo Đào Thanh Hương, giáo viên Trường THCS Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trao tặng Bằng khen là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.

Giáo dục
Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ trên tinh thần tự nguyện, tương thân tương ái

Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ trên tinh thần tự nguyện, tương thân tương ái

(CLO) Hội đồng Đội Hà Nội chỉ đạo Hội đồng Đội các quận, huyện, thị xã, trong quá trình triển khai Phong trào "Kế hoạch nhỏ," hướng đến khuyến khích các em tham gia trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc.

Giáo dục
Các trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào lớp 10

Các trường hợp được cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh vào lớp 10

(CLO) Có ba trường hợp được cộng điểm ưu tiên và học sinh lưu ý chuẩn bị hồ sơ minh chứng; nộp kèm phiếu đăng ký nguyện vọng dự tuyển nhằm bảo đảm quyền lợi.

Giáo dục