(CLO) Ngày 16/2/2023, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì phiên họp của Hội đồng thẩm định Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Báo cáo tóm tắt về Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) của Bộ NN&PTNT, đây là quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên được thực hiện trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi.
Quy hoạch nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại lớn trong công tác phòng, chống thiên tai và thuỷ lợi ở phạm vi quốc gia, mang tính liên vùng, liên tỉnh; đã nghiên cứu và đề xuất các hướng giải pháp cho các giai đoạn trung hạn (đến năm 2030), dài hạn (đến năm 2050) và xa hơn.
Một số điểm mới nổi bật của Quy hoạch so với trước đây bao gồm: Tính toán, cập nhật các dự báo về nguồn nước và tác động của biến đổi khí hậu; dự báo dài hạn các tác động của các hoạt động khai thác nguồn nước, phát triển kinh tế-xã hội tại thượng nguồn các lưu vực sông quốc tế và nội tại; kế thừa các cơ sở khoa học, kết quả nghiên cứu của các tổ chức trong nước, quốc tế liên quan đến các vấn đề lớn, phức tạp tại từng vùng.
Quy hoạch cũng đề xuất các giải pháp lớn, giải quyết triệt để hơn so với trước đây, như các công trình khắc phục vấn đề hạ thấp mực nước trên các sông lớn, kiểm soát nguồn nước ở cửa sông, hệ thống công trình kết nối nguồn nước, chuyển nước và đưa nước đi xa, giải pháp tưới cho cây trồng cạn, nhất là các vùng khó khăn, khan hiếm nguồn nước...
Bộ NN&PTNT dự kiến tổng kinh phí thực hiện Quy hoạch khoảng 471.000 tỷ đồng cho các giải pháp công trình lớn, liên tỉnh và khoảng 203.000 tỷ đồng cho 3 chương trình (cấp nước sạch nông thôn; cấp nước sinh hoạt, sản xuất trên các đảo đông dân cư; phát triển hệ thống hồ chứa nhỏ, phân tán để tạo nguồn cấp nước sinh hoạt, tưới cây trồng cạn).
Quá trình đầu tư được thực hiện theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 2021-2025 tập trung đầu tư cho các giải pháp công trình lớn, dự kiến tổng số vốn đầu tư khoảng 50.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này, sẽ tập trung xây dựng mới các hồ chứa nước; nâng cao dung tích hồ chứa hiện có; xây dựng một số hệ thống kết nối, chuyển nước nội vùng, liên vùng, đưa nước ra vùng ven biển cấp nước đa mục tiêu, tưới cho cây trồng có giá trị kinh tế cao; nghiên cứu, xây dựng các công trình khắc phục hạ thấp mực nước trên dòng chính, công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất.
Triển khai chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; xây dựng các công trình chỉnh trị, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo vệ các đô thị, khu dân cư quan trọng, bảo vệ lãnh thổ; chương trình cấp nước nông thôn, cấp nước trên các đảo có đông dân cư.
Giai đoạn 2026-2030 tập trung thực hiện các giải pháp phi công trình, với nhu cầu vốn khoảng 112.500 tỷ đồng để tiếp tục triển khai xây mới, nâng cấp các hồ chứa, đập dâng, các công trình kết nối nguồn nước, chuyển nước.
Tiếp tục triển khai chương trình nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển; xây dựng các công trình chỉnh trị, chống sạt lở bờ sông, bờ biển bảo vệ các đô thị, khu dân cư; nâng cấp, hiện đại hóa quản lý, khai thác, vận hành các hệ thống thủy lợi...
Giai đoạn 2031-2050 cần nhu cầu khoảng 308.500 tỷ đồng để nghiên cứu, xây dựng các công trình đập dâng trên dòng chính, các công trình điều tiết tại cửa các sông lớn vùng duyên hải miền Trung, ĐBSCL; đồng thời, tiếp tục thực hiện giải pháp phi công trình và triển khai các công trình còn lại của quy hoạch trên cơ sở xem xét vị trí, quy mô phù hợp với thực tế.
Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Hội đồng, đánh giá cao cơ quan trình là Bộ NN&PTNT trong việc chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học để xây dựng Quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật về quy hoạch. Đến nay, hồ sơ Quy hoạch đã đáp ứng được những yêu cầu đặt ra.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT tiếp thu tối đa ý kiến để chỉnh sửa, hoàn thiện để có một sản phẩm quy hoạch "tốt nhất có thể", trong đó, cần đặc biệt lưu ý đến tính dự báo, tính định hướng, và thứ tự ưu tiên theo nguyên tắc từng nội dung của Quy hoạch phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện; trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt trong thời gian "sớm nhất có thể".
(CLO) Đảng Cộng hòa đã giành quyền kiểm soát Thượng viện Mỹ với các chiến thắng tại West Virginia và Ohio vào thứ Ba, đảm bảo rằng đảng của ông Donald Trump sẽ nắm giữ ít nhất một trong hai viện của Quốc hội Mỹ vào năm sau.
(CLO) Vào thời điểm xảy ra cháy, trong nhà có 1 cụ bà lớn tuổi, 2 phụ nữ cùng 4 cháu nhỏ. Trong đó, 2 cháu gái là T.B.L (10 tuổi) và chị họ là T.B.K (16 tuổi) mắc kẹt bên trong và bị lửa thiêu tử vong.
(CLO) Đảng viên Đảng Dân chủ Sarah McBride sắp trở thành người công khai chuyển giới đầu tiên được bầu vào Hạ viện Mỹ, theo dự đoán của Edison Research vào thứ Ba, khi cô giành chiến thắng với ghế duy nhất của bang Delaware trong cuộc bầu cử Mỹ 2024.
(CLO) Thời gian qua, các đơn vị xuất bản đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để quảng bá sách, kết nối với độc giả, nổi bật gần đây là trào lưu BookTok. BookTok vừa là 1 thanh tìm kiếm phổ biến vừa là 1 cộng đồng trên nền tảng Tiktok, kết hợp niềm vui đọc sách truyền thống với cách quảng bá hiện đại.
(CLO) Với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt, ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái được Ban Chấp hành Đảng bộ tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(CLO) Theo số liệu từ Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (VSD), tổng số tài khoản nhà đầu tư chứng khoán của Việt Nam đã vượt mốc 9 triệu tại thời điểm cuối tháng 10 vừa qua.
(CLO) Chứng khoán tương lai Mỹ và đồng đô la Mỹ đã tăng giá ở thị trường châu Á vào thứ Tư khi kết quả sớm của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cho thấy ông Trump đang tạm dẫn trước, dù cuộc đua được dự báo vẫn sẽ rất sát sao.
(CLO) Mercedes-Benz sẽ luôn cần khai thác vật liệu đất hiếm để chế tạo pin ôtô điện, bất chấp những tiến triển trong tái chế pin, theo giám đốc chuỗi cung ứng của công ty.
(CLO) Dự kiến, trong 30 ngày đầu vận hành tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên, TP.HCM dự kiến chi ngân sách hỗ trợ 100% giá vé cho toàn bộ hành khách đi tàu
(CLO) UBND huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ nguyên nhân trẻ ngộ độc, xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan và xử lý nghiêm theo đúng quy định.
(CLO) Mưa lớn kéo dài khiến nhiều tuyến giao thông ở Quảng Bình ngập sâu và gây chia cắt cục bộ 941 hộ dân với hơn 3.400 người tại các huyện Tuyên Hóa, Quảng Ninh
(CLO) UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư thực hiện Dự án Trạm biến áp 220kV Tân Việt và đường dây 220kV Tân Việt (Bình Giang) - rẽ Gia Lộc - Phố Nối mức đầu tư hơn 783 tỷ đồng.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 107 năm Ngày thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2024), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nam Định ban hành Quyết định về việc tặng Huy hiệu Đảng cho 2.621 đảng viên ở các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Đảng bộ tỉnh.
(CLO) Với số phiếu tín nhiệm tuyệt đối của 100% đại biểu có mặt, ông Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái được Ban Chấp hành Đảng bộ tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
(CLO) Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV đã thông qua 11 nghị quyết với nhiều nội dung quan trọng, cần thiết nhằm kịp thời giải quyết các yêu cầu thực tiễn trong phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và những năm tiếp theo.
(CLO) Ngày 6/11, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi); dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư.
(CLO) Các đại biểu Quốc hội cho rằng, từ năm 2014 khi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân (năm 1999) được sửa đổi đến nay, có nhiều luật liên quan được ban hành. Do đó, việc trình Chính phủ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam để Quốc hội xem xét, cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo trình tự, thủ tục rút gọn là phù hơp.
(CLO) Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ hội văn hoá và giới thiệu du lịch Việt Nam hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc và "Năm giao lưu nhân văn Việt-Trung" vào năm 2025.
(CLO) “Chúng ta phải có chiến lược trong việc đầu tư để tạo lập doanh nghiệp trong nước trở thành doanh nghiệp trụ cột” – đó là quan điểm của đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường.
(CLO) Gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán và cộng đồng người Việt Nam tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong mỗi người luôn là một đại sứ của tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc "vừa là đồng chí vừa là anh em" được xây dựng, vun đắp qua nhiều thế hệ và còn tiếp tục trao truyền cho các thế hệ mai sau.
(CLO) Chiều 5/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 và công bố Bộ Pháp điển Việt Nam - công cụ tra cứu pháp luật được xây dựng trong 10 năm.
(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long ủy quyền Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch nước về việc tặng quà cho người có công với cách mạng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.