(NB&CL) Ngày 20/10 này, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam tròn 90 năm thành lập. 9 thập kỷ qua, LHPN Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành “mái nhà chung” quen thuộc, là nơi tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ Việt Nam.
Ngày thành lập Hội từ nhiều năm qua cũng đã trở thành ngày hội thường niên tôn vinh phái đẹp nước nhà. Dù vậy, câu chuyện về thuở ban đầu của “mái nhà chung” lại là điều không phải thành viên nào cũng tỏ tường.
Các tổ chức phụ nữ là hạt nhân
Có thể nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là dấu mốc mang tính quyết định cho sự ra đời của Hội LHPN Việt Nam. Tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản từ ngày 6/1/1930 - 8/2/1930, bên cạnh Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình điều lệ tóm tắt của Đảng, Hội nghị còn quyết định thành lập các tổ chức quần chúng do Đảng lãnh đạo, trong đó có Hội phụ nữ Giải phóng. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ; Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14-31/10/1930, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận Cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức ra các đoàn thể phụ nữ như “phụ nữ hiệp hội”. Đồng thời Trung ương Đảng đã đề ra Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội. Chính từ chủ trương ấy, ngay từ những năm 1930 một số tổ chức phụ nữ đã hình thành như Phụ nữ Liên Hiệp Hội (1930), Phụ nữ Giải phóng (1930-1931), Phụ nữ Dân chủ (1936-1939) về sau này là Phụ nữ phản đế (1939-1941), Đoàn Phụ nữ cứu quốc ((1941-1945).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức phụ nữ này là hạt nhân nòng cốt trong việc vận động phụ nữ tham gia tích cực và góp phần vào thắng lợi của cách mạng. Trong cao trào cách mạng 1930-1931, phụ nữ là lực lượng đông đảo trong các cuộc mít tinh, biểu tình, tuần hành… đấu tranh đòi giảm sưu thuế và đòi quyền tự do dân chủ.
Nhiều tổ chức phụ nữ đã ra đời và hoạt động tích cực trong thời kỳ này, điển hình như tổ chức “Phụ nữ Giải phóng” (1930 – 1931) đã thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào cao trào đấu tranh cách mạng (điển hình là Xô viết Nghệ Tĩnh).
Ở thời kỳ vận động dân chủ 1936- 1939, quần chúng phụ nữ được tập hợp trong những tổ chức phù hợp với ngành nghề và điều kiện sinh hoạt, trong đó “Hội Phụ nữ dân chủ” và “Hội Phụ nữ giải phóng” làm nòng cốt vận động, tập hợp các tầng lớp phụ nữ đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ và hòa bình. Trong thời kỳ chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền (1939 - 1945), “Hội Phụ nữ phản đế”, “Đoàn Phụ nữ cứu quốc” động viên phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, tham gia các đội vũ trang tuyên truyền.
Đảng chủ trương: “Vận động phụ nữ tổ chức các hội phụ nữ phản chiến, các hội cứu tế, bảo an… để giúp đỡ nhau, chống đế quốc chiến tranh, đòi hòa bình”. Nổi bật trong thời kỳ này là “Hội phụ nữ Phản đế”. Hội đã vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hòa bình, đòi bồi thường chiến tranh. Phụ nữ thoát ly gia đình, tham gia hoạt động cách mạng ngày càng đông đảo, góp phần xây dựng lực lượng chuẩn bị Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Một điểm nhấn trong thời kỳ này là việc ngày 16/6/1941, Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Để gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền, phụ nữ đã tích cực tham gia các phong trào đánh Pháp, đuổi Nhật, phá kho thóc giải quyết nạn đói... Hội phụ nữ vận động các hội viên bí mật xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng.
Cách mạng thành công, “Ngôi nhà chung” ra đời
Cách mạng Tháng tám thành công, chủ trương lớn của Đảng là mở rộng mặt trận thống nhất dân tộc, thành lập các tổ chức đoàn thể nhằm tập hợp, động viên, khích lệ đông đảo lực lượng quần chúng yêu nước không phân biệt dân tộc, giai cấp, đảng phái.Thực hiện chủ trương trên, tháng 10/1945, Ban chấp hành Phụ nữ Cứu quốc Thành Hoàng Diệu (Hà Nội) được thành lập. Năm 1946, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị đại biểu phụ nữ các khu, tỉnh miền Bắc. Hội nghị đã bầu ra Ban Liên lạc Phụ nữ Xứ Bắc Bộ.
Tuy nhiên, bước ngoặt tác động lớn tới sự ra đời của Hội LHPV Việt Nam là việc tháng 4/1946, đồng chí Phạm Văn Đồng trong phái đoàn thiện chí của Quốc hội nước ta sang thăm Pháp đã trực tiếp gặp bà Eugenie Cotton, Hội trưởng Hội LHPN Pháp, Chủ tịch Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ quốc tế tìm hiểu về tổ chức, mục tiêu và hoạt động của Hội LHPN Pháp và Liên đoàn. Khi về nước, đồng chí Phạm Văn Đồng đã báo cáo với Chủ tịch Hồ Chí Minh về mô hình hội LHPN nước bạn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã chỉ thị việc thành lập tổ chức Hội LHPN Việt Nam để tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong cả nước.
Nhận chỉ thị của Bác, đồng chí Phạm Văn Đồng đã gặp bà Lê Thu Trà (lúc đó là Bí thư Phụ nữ Cứu quốc Thành Hoàng Diệu – Hà Nội, kiêm trưởng Ban Liên lạc Phụ nữ Xứ Bắc Bộ) truyền đạt ý kiến của Bác và đề nghị xúc tiến việc thành lập tổ chức Hội LHPN Việt Nam.
Ngày 3/10/1946, Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Ngày 17/10/1946, Báo Cứu quốc đăng toàn văn nội dung Lời Hiệu triệu của Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam chính thức được thành lập trên cơ sở các tổ chức phụ nữ tiền thân.
Lê Thị Xuyến- nữ “thủ lĩnh” đầu tiên
Nói về buổi đầu của Hội LHPN Việt Nam không thể không nhắc tới vị Chủ tịch đầu tiên của Hội - bà Lê Thị Xuyến. Ngay sau ngày Hội chính thức được thành lập, bà Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng lâm thời Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Từ ngày 18 - 29/4/1950, Đại hội Đại biểu Phụ nữ Toàn quốc lần thứ nhất được diễn ra tại Đại Từ, Thái Nguyên, hợp nhất Ðoàn phụ nữ Cứu quốc vào Hội LHPN Việt Nam. Tại đại hội, bà Lê Thị Xuyến được bầu làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Với những người đồng chí hoạt động cách mạng trước và trong cách mạng tháng Tám năm 1945, Lê Thị Xuyến là một trong những nữ đồng chí hoạt động nhiệt huyết nhất. Cùng với chồng - nhà trí thức cách mạng nổi tiếng Phan Thanh - bà Lê Thị Xuyến không quản ngại hiểm nguy tham gia vào phong trào yêu nước. Ngôi nhà của vợ chồng bà một thời kỳ đã là địa điểm lui đến thường xuyên của các đồng chí lãnh đạo của Đảng lúc bấy giờ như Trường Chinh, Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp, Trần Huy Liệu, Đặng Thai Mai... Cũng tại đây diễn ra các cuộc họp bàn việc thành lập Hội truyền bá Quốc ngữ. Những ngày cách mạng tháng 8 sôi sục, vượt qua nỗi đau mất đi người chồng thân yêu, bà Lê Thị Xuyến vẫn hoạt động cách mạng, hăng hái tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Khởi nghĩa thắng lợi, bà Lê Thị Xuyến là một trong những tri thức được Ủy ban Nhân dân cách mạng Trung Bộ mời ra tham gia bộ máy chính quyền.
Không phải vô cớ mà nhiều tờ báo gọi bà Lê Thị Xuyến là người phụ nữ của những điều đầu tiên. Chuyện là, tháng 1/1946, bà Lê Thị Xuyến được Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Nam giới thiệu ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa I (1946-1960) và vinh dự trở thành một trong 15 đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Quảng Nam và là một trong mười người nữ đầu tiên của cả nước được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Bởi kinh nghiệm hoạt động cách mạng, hoạt động phong trào dạn dày, năm 1946, Lê Thị Xuyến cùng bà Nguyễn Khoa Diệu Hồng được Đảng giao nhiệm vụ tham gia Ban vận động sáng lập Hội LHPN Việt Nam. Nhờ nỗ lực không mệt mỏi của bà cùng các thành viên Ban vận động, ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam chính thức ra mắt. Bà Lê Thị Xuyến được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch đầu tiên của hội và giữ chức vụ này suốt 10 năm liền (10/1946 - 4/1956).
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Do mâu thuẫn gia đình, Vương Văn Thiêng đã lấy chai xăng vẩy vào người bố mẹ rồi bật lên để đe dọa. Tuy nhiên, hành động này khiến lửa bùng phát và cháy, làm ông T, bà H tử vong.
(CLO) Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11), sáng 22/11, tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, TP Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) tổ chức mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề “Hiểu hàng Thật - Tránh hàng Giả”.
(CLO) Do có mâu thuẫn với hàng xóm nên Triệu Thị Ton đã đổ thuốc trừ sâu vào đầu nguồn nước được gia đình anh N dẫn về nhà để sử dụng trong sinh hoạt nhằm mục đích đầu độc các thành viên trong gia đình anh N.
(CLO) Tại phòng khám đầu tiên chuyên điều trị các bệnh do ô nhiễm ở Delhi (Ấn Độ), ông Deepak Rajak 64 tuổi đang vật lộn với cơn hen suyễn ngày càng nặng. Con gái ông đã đưa ông đến đây trong tình trạng vô cùng lo lắng khi thấy sức khỏe của cha mình xấu đi nhanh chóng.
(CLO) Quốc hội Ukraine đã hoãn phiên họp dự kiến diễn ra vào ngày 22/11 và có thể sẽ kéo dài vì lo ngại về an ninh, trong bối cảnh chiến sự với Nga đang leo thang nguy hiểm.
(CLO) Các cuộc không kích của Israel đã khiến 82 chiến binh thiệt mạng tại thành phố Palmyra, Syria, bao gồm các tay súng đến từ Iraq và Lebanon, theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) thông báo vào thứ Năm (21/11).
Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức Giải chủ trì buổi lễ.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đánh giá cao vai trò và tầm ảnh hưởng chính trị ngày càng quan trọng của Đảng Cách mạng hiện đại cầm quyền (PRM) tại Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam mong muốn thúc đẩy, tiến tới thiết lập quan hệ chính thức giữa hai Đảng trong thời gian tới.
(CLO) Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Dominica đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominica.
(CLO) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
(CLO) Ngày 21/11, tại Nam Định, thanh tra 9 tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng gồm: Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
(CLO) Theo nội dung chương trình, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, chiều 21/11, tại Trụ sở Nghị viện Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia Dato’ Awang Bemee Awang Ali Basah.
(CLO) Ngày 21/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ của Tỉnh đoàn Hải Dương.
(CLO) Chiều 21/11, tại trụ sở Quốc hội Campuchia ở thủ đô Phnom Penh, ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia, chiều 21/11, hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ Việt Nam - Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện.