Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS): Bước đột phá cho các quốc gia trong khu vực

Thứ bảy, 31/03/2018 09:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Với chủ đề "Phát huy 25 năm hợp tác, xây dựng GMS hội nhập, bền vững và thịnh vượng", hội nghị năm nay đánh dấu 25 năm thành lập cơ chế hợp tác GMS, đồng thời là nơi lãnh đạo cấp cao các nước thành viên phê chuẩn nhiều chương trình, ngân sách và phương hướng hoạt động của chương trình hợp tác trong giai đoạn 2018-2022.

Hội nghị Bộ trưởng GMS họp thường niên, luân phiên tại các nước thành viên của hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng. Hội nghị Bộ trưởng các nước GMS tập trung xem xét tình hình và thống nhất các giải pháp thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế trong tiểu vùng. 

Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam là Cơ quan đầu mối của Chính phủ Việt Nam về hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng, là Trưởng đoàn Việt Nam tại các Hội nghị Bộ trưởng GMS. Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 6 tại Hà Nội từ ngày 29-31/3. 

Khoảng 2.000 đại biểu, khách mời cùng 150 phóng viên sẽ tham dự hội nghị năm nay. Sau phiên họp của Hội đồng kinh doanh GMS, các phiên họp về phát triển cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp và công nghệ nông nghiệp, thương mại tiểu vùng GMS và toàn cầu sẽ được tiến hành vào buổi chiều. Tối 30/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các nước thành viên sẽ đồng chủ trì Phiên toàn thể Đối thoại chính sách của Diễn đàn Thượng đỉnh Kinh doanh GMS. 

Báo Công luận
 Các nhà đầu tư, doanh nghiệp thảo luận tại Diễn đàn thượng đỉnh kinh doanh Tiểu vùng Mekong mở rộng tại Hà Nội ngày 30-3

Chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng được khởi xướng năm 1992 với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á ADB. Các nước thành viên gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc với 2 tỉnh đại diện là Vân Nam và Quảng Tây. Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS, khu vực rộng lớn, với số dân 340 triệu người, bao gồm 5 quốc gia Campuchia, Lào, Myanma, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc nhiều năm qua gắn tăng trưởng kinh tế với lợi thế về nguồn nhân lực giá rẻ và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

Trong bối cảnh kinh tế thế giới và môi trường phát triển đang có chuyển đổi sâu sắc, lãnh đạo các nước GMS cùng chia sẻ nhận định khu vực cần có những động lực mới cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho sự phát triển của mình. Nguyên tắc hợp tác và lựa chọn dự án tiểu vùng Mekong là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống nhân dân trong tiểu vùng. Các chương trình và dự án cần phản ánh sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, giảm đói nghèo và bảo vệ môi trường. 

Các dự án có thể thu hút một số quốc gia trong tiểu vùng Mekong mở rộng và không nhất thiết phải bao gồm tất cả 6 nước. Các sáng kiến và các quyết định liên quan đến các dự án tiểu vùng được các nước liên quan thực hiện trên cơ sở tự nguyện. Việc cải tạo hoặc khôi phục những cơ sở hạ tầng hiện có được ưu tiên cao hơn việc xây dựng các cơ sở mới. Việc tài trợ cho các dự án từ nguồn Chính phủ và tư nhân đều được khuyến khích. 

Các nước thành viên GMS cần thường xuyên gặp gỡ trao đổi để duy trì động lực thúc đẩy tiến trình hợp tác phát triển. Các dự án hợp tác sẽ không làm tổn hại lợi ích của bất kỳ quốc gia nào, dù là lợi ích đã có hoặc sẽ có trong tương lai. Chiến lược hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng về cơ bản dựa trên ba trụ cột: kết nối hạ tầng, tăng cường khả năng cạnh tranh, kết nối cộng đồng (môi trường, y tế, giáo dục).Thời gian qua, hợp tác GMS được triển khai trên các lĩnh vực: Giao thông vận tải, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, du lịch, đầu tư, thương mại và phát triển nhân lực. Trong đó, lĩnh vực giao thông vận tải được triển khai mạnh nhất, với sự hình thành của các hành lang kinh tế Bắc Nam, Đông-Tây... và các nước đã ký Hiệp định tạo thuận lợi cho công tác vận chuyển hành khách, hàng hóa qua biên giới tiểu vùng Mekong mở rộng. 

Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng đang triển khai Khung Chiến lược hợp tác mới 2012-2022. Trong đó, Hội nghị thượng đỉnh đang diễn ra tại Hà Nội trong tháng 3 sẽ có ý nghĩa then chốt. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hợp tác Mekong mang lại lợi ích to lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế và giải quyết các thách thức chung. Các khuôn khổ hợp tác của Mekong thực chất là cơ chế phối hợp chính sách, là diễn đàn để các nước củng cố lòng tin, tăng cường đối thoại để cùng nhau xử lý các thách thức chung, trên cơ sở hài hoà lợi ích các bên mà nỗ lực riêng lẻ của từng nước hoặc hợp tác song phương không thể giải quyết được. 

Nếu trong giai đoạn đầu, hợp tác chỉ tập trung trong nội bộ các nước ven sông thì đến nay đã mở rộng thêm nhiều cơ chế hợp tác giữa các nước Mekong với các đối tác lớn, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc. Các đối tác phát triển quan tâm đến khu vực này do vị trí chiến lược và tiềm năng phát triển mạnh mẽ ở đây. 

Trong khuôn khổ GMS, các quốc gia và các đối tác phát triển đã huy động khoảng 21 tỷ USD cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại 6 nước thành viên. Trung Quốc có kế hoạch sẽ đầu tư khoảng 10 tỷ USD cho tiểu vùng, nhất là các dự án kết nối giao thông tuyến Bắc – Nam. Trung Quốc cũng cam kết đóng góp 300 triệu USD cho Quỹ đặc biệt hợp tác Mekong – Lan Thương cùng nhiều khoản vay ưu đãi và tín dụng bên mua. "Thông qua cơ chế đối thoại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và doanh nghiệp với chính phủ, chúng ta cùng nhìn nhận, đánh giá những cơ hội tăng trưởng và phát triển, tạo sức hấp dẫn lớn hơn nữa trong mắt các nhà đầu tư", Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Thượng đỉnh kinh doanh. 

Cho tới nay, GMS đã tổ chức được 22 hội nghị Bộ trưởng và 5 hội nghị thượng đỉnh. Hợp tác kinh tế tiểu vùng Mekong mở rộng với mục tiêu dài hạn là thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác phát triển kinh tế cùng có lợi giữa các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc, đưa tiểu vùng Mekong mở rộng nhanh chóng trở thành vùng phát triển nhanh và thịnh vượng ở Đông Nam Á./.

Bảo Anh

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm