Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2: Kỳ vọng về những cái bắt tay lịch sử

Thứ ba, 26/02/2019 15:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã có những cái bắt tay lịch sử đầu tiên tại Singapore trên con đường tiến tới chấm dứt thời kỳ quan hệ đối địch.

Lạc quan và hy vọng về tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thể hiện sau cuộc gặp lịch sử lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27-28/2, tại Hà Nội - Việt Nam. (Ảnh Internet)

Lạc quan và hy vọng về tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thể hiện sau cuộc gặp lịch sử lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 27-28/2, tại Hà Nội - Việt Nam. (Ảnh Internet)

Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ giữa 2 bên trở nên căng thẳng bởi tiến trình phi hạt nhân và hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Năm 1994, Mỹ và Triều Tiên từng đạt được một thỏa thuận. Theo đó, Triều Tiên đóng băng và từ bỏ chương trình hạt nhân, để đổi lại viện trợ năng lượng. Nhưng không lâu sau đó, Mỹ cáo buộc Triều Tiên triển khai chương trình vũ khí hạt nhân bí mật. Thỏa thuận năm 1994 sụp đổ.

Chính vì vậy, trước khi cuộc gặp lần thứ nhất diễn ra, những thông điệp chính của phía Mỹ rằng: Đây là cuộc gặp lịch sử, là cơ hội để đảo ngược tình thế và Mỹ kiên định mục tiêu phi hạt nhân hóa toàn diện, có kiểm chứng và không thể đảo ngược trên bán đảo Triều Tiên.

Sau cuộc gặp lịch sử lần thứ nhất tại Singapore Chủ tịch  Kim Jong-un tái khẳng định cam kết của mình đối với "tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn" của bán đảo Triều Tiên. Đổi lại, Washington sẽ đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng, ngừng tập trận chung với Seoul trong giai đoạn đối thoại thiện chí giữa Mỹ và Triều Tiên.

Hai nhà lãnh đạo đã cam kết vượt qua những căng thẳng và thù địch trong nhiều thập kỷ qua giữa hai nước để mở ra một tương lai mới, xây dựng một cơ chế hòa bình lâu dài và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Trump đã giơ cao bản tuyên bố chung, đánh dấu thời khắc lịch sử - một chiến thắng ngoại giao quan trọng của cả ông và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un.

Sau cuộc hội đàm giữa hai nhà lãnh đạo, Tổng thống Trump đã khẳng định một lần nữa tầm quan trọng thỏa thuận lịch sử mà ông đã ký với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Ông đã cảm ơn các nước làm nên thành công của cuộc gặp thượng đỉnh này, trong đó có những cường quốc khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Ông khẳng định rằng, văn kiện này sẽ mở ra tương lai tươi sáng của khu vực nhưng không phải hòa bình thực sự giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ đến trong ngày một ngày hai.

Tổng thống Trump thừa nhận những điểm còn chưa được đề cập chi tiết trong tuyên bố chung. Đó là đi đến giải giáp hoàn toàn chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ mất nhiều thời gian. Ông khẳng định, Mỹ sẽ duy trì cấm vận Triều Tiên cho tới khi chương trình hạt nhân được giải giáp hoàn toàn và Mỹ kiểm chứng được hành động của Triều Tiên.

Tổng thống Trump bày tỏ tin tưởng rằng hai bên sẽ bắt đầu quá trình giải giáp hạt nhân của Triều Tiên sớm, ngay khi Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trở về Bình Nhưỡng là sẽ bắt đầu thực thi cam kết. Tổng thống Trump còn đưa ra tuyên bố không rút quân khỏi Hàn Quốc nhưng sẽ ngừng các cuộc tập trận với Hàn Quốc - một vấn đề mà sau đó gây ra rất nhiều phản ứng khác nhau trong nội bộ Mỹ.

Một sự thay đổi lớn lao là những cảm nhận đầu tiên sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore. Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã làm nên lịch sử khi tổ chức cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên.

Những cử chỉ thân thiện, những lời nhận xét tốt về nhau giữa hai lãnh đạo của hai quốc gia, mới ít tháng thôi vẫn trong trạng thái thù địch, đã được phát đi khắp thế giới… như những bằng chứng mạnh mẽ về mong muốn bỏ lại sau lưng quá khứ thăng trầm của hai nước. Một kết quả làm hài lòng cả hai bên, chính quyền của Tổng thống Trump lẫn Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Nhưng đây mới chỉ là một bước đi đầu tiên trên con đường thiết lập nền hòa bình và một thời kỳ mới giữa họ.

Lạc quan và hy vọng là những gì mà giới nghiên cứu và những người theo dõi tiến trình hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thể hiện sau khi chứng kiến cuộc gặp lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vào ngày 12/6 vừa qua tại Singapore.

Sau cuộc gặp lần đầu tiên giữa ông Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018, Triều Tiên đã dừng thử vũ khí nhưng hai nước không đạt được tiến bộ đáng kể trong đàm phán phi hạt nhân hóa do bất đồng trong cách hiểu về khái niệm này. Đó cũng chính là lý do Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un sẽ có cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai vào ngày 27 - 28/2, tại Hà Nội, Việt Nam.

Mặc dù còn chưa diễn ra, nhưng Hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều Tiên lần thứ 2 được kỳ vọng sẽ đem lại nhiều cơ hội cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Dư luận quốc tế rất hy vọng sẽ có kết quả cụ thể tại hội nghị.

Các hãng tin Yonhap, Bloomberg, AP dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-wha: Hội nghị thượng đỉnh lần 1 tạo một khuôn khổ rất lớn với các mục tiêu chung. Vì vậy, hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giờ phải tạo ra thỏa thuận cụ thể hướng tới những mục tiêu này. Mỹ sẽ đại diện cho cộng động toàn cầu đàm phán, Seoul ủng hộ một hiệp ước toàn diện, trong đó có tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953.

Theo báo Nhật Kyodo News, người dân Bình Nhưỡng ngày càng hy vọng về một bước đột phá kinh tế trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai tại Việt Nam, đồng thời bày tỏ hy vọng rằng nền kinh tế Triều Tiên sẽ được hồi sinh, nhờ sự cải thiện mối quan hệ với Mỹ. Trong khi, Mỹ vẫn khá chần chừ trong việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Triều Tiên do chưa đạt được sự đồng thuận về các bước chấm dứt chương trình hạt nhân và tên lửa.

Tại Bình Nhưỡng, những khẩu hiệu thúc đẩy phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo cũng như phản đối "chủ nghĩa đế quốc Mỹ" từng thịnh hành giờ đây không còn phổ biến.

Gần đây, các biểu ngữ và bảng hiệu nhấn mạnh tầm quan trọng của xây dựng kinh tế được đưa ra, nhấn mạnh sự nghiêm túc của Triều Tiên về việc thúc đẩy nền kinh tế quốc gia thay vì tăng cường khả năng vũ khí.

Đánh giá về sự kiện lịch sử này này, ông Nguyễn Vinh Quang – Chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế nhận định dù phía trước cả hai quốc gia còn phải đối mặt với nhiều chông gai nhưng rõ ràng, không khí trong quan hệ giữa hai bên đã thay đổi.

Gần 70 năm căng thẳng, đối đầu giữa hai quốc gia, nhất là trong 30 năm gần đây khi vấn đề hạt nhân của Triều Tiên như một ngòi nổ có thể dẫn đến chiến tranh bất kỳ lúc nào, trong bối cảnh đó hai nguyên thủ lại có thể gặp nhau thì đó là sự kiện lịch sử trong quan hệ quốc tế. Cách đây vài tháng, chúng ta cũng không thể ngờ có thể diễn ra sự kiện này - ông Nguyễn Vinh Quang chia sẻ.

Đắc Nguyên

Đường tới Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều

8/3/2018: Chủ tịch Triều Tiên gửi Tổng thống Mỹ thư mời gặp mặt thông qua trung gian Hàn Quốc. Tổng thống Mỹ nhận lời.

18/4/2018: Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khi đó là giám đốc Cơ quan tình báo trung ương bí mật sang Bình Nhưỡng thiết lập những tiến trình đầu tiên cho cuộc gặp thượng đỉnh.

10/5/2018: Hai bên nhất trí cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra vào ngày 12/6 tại Singapore.

12/5/2018: Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punghe-ri

17/5-21/5/2018: Những nghi kị và bất đồng giữa 2 bên đe dọa tương lai cuộc gặp thượng đỉnh. Tổng thống Mỹ gửi thư cho nhà lãnh đạo Triều Tiên yêu cầu hủy cuộc gặp.

25/5/2018: Triều Tiên gửi một tuyên bố mang tính hòa giải với Mỹ, khẳng định sẵn sàng ngồi lại với Mỹ để giải quyết vấn đề hạt nhân vào bất cứ thời điểm nào, bằng bất cứ phương thức nào.

26/5/2018: Tổng thống Mỹ khẳng định lại cuộc gặp vẫn diễn ra như dự kiến.

12/6/2018: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ nhất diễn ra tại Singapore.

27/28/2: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai được diễn ra tại Hà Nội – Việt Nam.

 

Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức