Hội Nhà báo Việt Nam thăm, chúc Tết các nhà báo lão thành

Thứ ba, 09/02/2021 18:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ngày 9/2 (tức 28 âm lịch), nhân dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cùng các đồng chí lãnh đạo các đơn vị thuộc Hội đã đến thăm, chúc tết nhà báo lão thành Phạm Phú Bằng, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp.

Mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ làm báo noi theo

Sinh sống tại căn nhà nhỏ ấm cúng nằm trong ngõ nhỏ số 8 Lý Nam Đế, đại tá, nhà báo Phạm Phú Bằng, nguyên Trưởng phòng biên tập Văn hóa - Thể thao là một trong những nhà báo đi qua bom đạn chiến tranh. 

Dù năm nay đã 92 tuổi, ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn luôn giữ thói quen đọc sách và báo hàng ngày. Gần 1 tháng nay, sức khỏe ông yếu đi do thời tiết chuyển mùa nhưng một tháng trước đó ông vẫn làm việc không ngừng nghỉ, tham gia các hoạt động xã hội thiện nguyện cho trẻ em vùng cao.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi thăm hỏi, chúc tết nhà báo Phạm Phú Bằng. Ảnh: Sơn Hải

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi thăm hỏi, chúc tết nhà báo Phạm Phú Bằng. Ảnh: Sơn Hải

Cuộc đời của nhà báo Phạm Phú Bằng là cuộc đời của người chiến sỹ vừa cầm súng vừa cầm bút. Năm 1945, 16 tuổi, ông đang là học sinh cứu quốc, sau đó gia nhập Giải phóng quân, trở thành chiến sĩ Trung đoàn 101 Trần Cao Vân, chiến đấu ở nội thành Huế trong “50 ngày đêm khói lửa”.

Năm 1948, khi Sở thông tin bắt đầu thành lập bộ phận tuyên truyền xung phong, ông hăng hái tham gia. Đang hoạt động sôi nổi thì có lệnh của Trung ương đến Khu 5, tuyển chọn một số thanh niên đã trải qua chiến đấu ra Việt Bắc để đi học tập một số chuyên ngành.

Ông sớm được đứng trong hàng ngũ của Đảng từ tháng 1/1949 và chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, là cán bộ đại đội bậc trưởng. Đến tháng 10-1950 ông được thông báo về Báo QĐND vừa mới ra đời sau khi hợp nhất tờ Vệ quốc quân và Quân du kích.

Từ năm 1950 cho đến 1954, nhà báo Phạm Phú Bằng tham gia các chiến dịch như: Chiến dịch Trần Hưng Đạo cuối năm 1950; Chiến dịch Đường số 18 vượt núi Yên Tử đánh xuống Sao Đỏ; Chiến dịch Hoàng Hoa Thám đánh từ vùng núi Chí Linh đến Tiên Yên; Chiến dịch Quang Trung... cho đến Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Nhà báo Phạm Phú Bằng dành một phòng nhỏ để làm nơi đọc sách, đây là kho tư liệu vô cùng quý giá của ông. Ảnh: Sơn Hải

Nhà báo Phạm Phú Bằng dành một phòng nhỏ để làm nơi đọc sách, đây là kho tư liệu vô cùng quý giá của ông. Ảnh: Sơn Hải

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử này, 33 số báo QĐND đặc biệt được tổ chức, in ấn, phát hành ngay tại mặt trận, có tin, bài của nhà báo Phạm Phú Bằng. Sau đó, ông lại theo chân đoàn quân Nam tiến, đi bộ từ miền Bắc vào sát Sài Gòn. Nhà báo quân đội Phạm Phú Bằng trải qua trận thập tử nhất sinh trong Mậu Thân 1968, có mặt trong cuộc tổng tiến công và giải phóng Sài Gòn năm 1975...

Năm 1979, nhà báo Phú Bằng tiếp tục tham gia viết tin, bài về cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, ông đã có những bài viết chân thực về cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc biên giới Tây Nam, chiến thắng chế độ diệt chủng. Ông nhớ lại “Thời điểm này tôi có bài viết mà lần đầu tiên đăng tải trên một tờ báo của Nhật Bản, bài báo nói một cách toàn diện đầy đủ, khách quan về thời kỳ này, sau này tác phẩm báo chí đó có in thành sách”.

Tại buổi thăm và tặng quà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết: “Nhà báo Phú Bằng suốt nhiều năm công tác tác báo QĐND ông đã cho ra đời hàng nghìn tác phẩm báo chí luôn hấp dẫn bạn đọc, dù đã về hưu nhưng không bao giờ nghỉ bút và đặc biệt ông vẫn duy trì các hoạt động từ thiện ở các vùng cao. Một mình ông đeo ba lô, mang sách vở, quần áo ấm cho trẻ em vùng cao. Ông vẫn đi như thế cho đến thời gian gần đây”.

Những trang sổ ghi chép của nhà báo Phạm Phú Bằng từ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Những trang sổ ghi chép của nhà báo Phạm Phú Bằng từ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

“Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tòa soạn báo QĐND viết tại mặt trận và xuất bản ngay tại mặt trận, nhà báo Phú Bằng là một trong những cán bộ thành lập ra tòa soạn đấy, ông là một trong những người thuộc thế hệ đầu tiên của báo QĐND. Ông được đề nghị phong anh hùng của báo, tuy nhiên, do công tác lưu giữ tài liệu còn nhiều khó khăn nên chưa được thực hiện. Nhưng dù có được chứng nhận bằng giấy hay không thì với thế hệ người làm báo sau này, ông luôn  là tấm gương sáng cho các thế hệ làm báo noi theo”- nhà báo Hồ Quang Lợi chia sẻ.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cảm ơn nhà báo Phú Bằng đã có nhiều hiện vật, tư liệu quý về cuộc đời làm báo của mình trao tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Những hiện vật này sẽ được Bảo tàng Báo chí Việt Nam lưu giữ, bảo quản và trưng bày để tiếp tục giới thiệu đến công chúng.

Viết tiếp trang sử vàng của báo chí cách mạng Việt Nam

Trong buổi sáng cùng ngày, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã đến thăm và chúc tết đại tá nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, nguyên phóng viên Báo Quân đội nhân dân.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi và Quyền Chánh văn phòng Hội Phan Toàn Thắng thăm hỏi, chúc Tết nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, nguyên phóng viên Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: Sơn Hải

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi và Quyền Chánh văn phòng Hội Phan Toàn Thắng thăm hỏi, chúc Tết nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, nguyên phóng viên Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: Sơn Hải

Đại tá, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp - người đi qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ bằng “vũ khí” sắc bén là ngòi bút. Năm nay ông đã 98 tuổi nhưng ông vẫn nhớ và kể lại những ngày cùng cả dân tộc tham gia cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhớ những ngày hành quân 500km đường đồi núi lên chiến dịch Điện Biên Phủ, những đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt…, nhớ rõ những câu hỏi phỏng vấn tướng Đờ Cát sau khi bị bắt, tất cả đều khắc sâu như một phần của cuộc đời làm báo của mình.

Gặp lại nhà báo Hồ Quang Lợi, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp như được gặp lại người đồng đội, đồng nghiệp một thời khi cùng công tác tại Báo QĐND. Ông ân cần hỏi thăm sức khỏe và công việc, hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam.

Chia sẻ với nhà báo Nguyễn Khắc Tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cho biết: "Trải qua 70 năm xây dựng, trưởng thành (1950-2020), Hội Nhà báo Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của những người làm báo Việt Nam không ngừng được củng cố, phát triển, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nước ta".

Dù đã 98 tuổi, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp vẫn miệt mài bên những trang sách, bài báo.

Dù đã 98 tuổi, nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp vẫn miệt mài bên những trang sách, bài báo.

Đội ngũ hội viên, những người làm báo đã có đóng góp quan trọng trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc ngày nay, không ngừng bồi đắp truyền thống vẻ vang của nền Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: Hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Đảng, sự ủng hộ, tạo điều kiện của Nhà nước, các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương. Trải qua 10 kỳ Đại hội, Hội ngày càng phát triển, trưởng thành, là nơi đoàn kết, tập hợp, rèn luyện bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của những người làm báo, với đội ngũ hội viên ngày càng đông đảo, chất lượng ngày một nâng cao, phục vụ đắc lực sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân ta.

“Đặc biệt Giải Báo chí Quốc gia ngày càng có quy mô lớn, thu hút được nhiều tác phẩm báo chí tiêu biểu thuộc tất cả các loại hình báo chí tham gia, uy tín của Giải ngày càng được khẳng định và nâng cao. Ngoài ra, Hội Nhà báo Việt Nam còn phối hợp tham gia 14 giải báo chí chuyên ngành khác”- nhà báo Hồ Quang Lợi nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cùng Quyền Chánh Văn phòng Hội Phan Toàn Thắng và phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã đến thăm và trò chuyện với nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp, nguyên phóng viên Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: Sơn Hải

Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi cùng Quyền Chánh Văn phòng Hội Phan Toàn Thắng và phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã đến thăm và trò chuyện với nhà báo lão thành Nguyễn Khắc Tiếp, nguyên phóng viên Báo Quân đội nhân dân. Ảnh: Sơn Hải

Trong buổi thăm và chúc tết hai nhà báo lão thành, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã gửi lời thăm hỏi thân thiết, lời chúc mừng năm mới đến hai nhà báo. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo bày tỏ sự tri ân đối với những đóng góp to lớn của các nhà báo lão thành đối với sự phát triển của đất nước và nền báo chí quân đội.

Đặc biệt, qua chuyến thăm và chúc tết, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi muốn nhắn gửi các nhà báo trẻ, tiếp tục noi gương các bậc làm báo tiền bối, viết tiếp trang sử vàng của báo chí cách mạng Việt Nam, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Lê Tâm

Tin khác

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị đôn đốc xử lý nghiêm vụ 2 phóng viên bị hành hung

(CLO) Ngày 26/4, Hội Nhà báo Việt Nam có văn bản gửi UBND Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội đề nghị tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra làm rõ, xử lý nghiêm những đối tượng hành hung các nhà báo xảy ra tại huyện Thanh Trì mới đây.

Công tác hội
Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

Chương trình “Đất nước trọn niềm vui”: Khơi gợi tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc

(CLO) Tối 25/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”, chương trình là dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, hướng tới kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV2.

Công tác hội
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mối duyên nợ đầu tiên với báo chí

(CLO) Được biết đến không chỉ là một vị tướng lừng danh có sức ảnh hưởng sâu rộng đến lịch sử Việt Nam và thế giới thời hiện đại, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là một nhà báo xuất sắc với ngòi bút chiến đấu mạnh mẽ.

Công tác hội
Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động

(CLO) Chiều 25/4, Ban Kiểm tra (Hội Nhà báo Việt Nam) đã làm việc với Chi hội nhà báo báo Giáo dục và Thời đại nhằm nhìn nhận, đánh giá công tác Hội năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Công tác hội
Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

Hội Nhà báo Việt Nam và Indonesia: Tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác giữa báo chí hai nước

(CLO) Chiều 22/4 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Đức Lợi đã chủ trì cuộc hội đàm với đoàn đại biểu Hội Nhà báo Indonesia do ông Sihono, Giám đốc báo chí Pancasila Hội Nhà báo Indonesia, vùng Yogyakarta làm Trưởng đoàn.

Công tác hội