Hồi ức bi hùng của Người lính pháo thủ số 2 xe tăng 390 ngày ấy...
Chúng tôi đến thăm người lính, phó đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2 của chiếc xe tăng lịch sử 390, thiếu úy Lê Văn Phượng vào một buổi chiều cuối xuân, với vóc dáng nhỏ, làn da rạm nắng của chiến trường, cùng vết thương ở chân do bom đạn để lại, nhưng đây chính là một trong 4 người lính đã dũng cảm, anh hùng trên chiếc xe tăng 390 húc thẳng vào cổng chính Dinh độc lập ngày 30/4/1975….
(congluan.vn) - Chúng tôi đến thăm người lính, phó đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2 của chiếc xe tăng lịch sử 390, thiếu úy Lê Văn Phượng vào một buổi chiều cuối xuân. Ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, nằm lọt thỏm trong một con ngõ nhỏ tại phố Ngô Quyền - thị xã Sơn Tây. Đúng lúc, đồng chí vừa đi gặp mặt trên Đài truyền hình Việt Nam về, với vóc dáng nhỏ, làn da rạm nắng của chiến trường, cùng vết thương ở chân do bom đạn để lại, nhưng đây chính là một trong 4 người lính đã dũng cảm, anh hùng trên chiếc xe tăng 390 húc thẳng vào cổng chính Dinh độc lập ngày 30/4/1975….
Được chứng kiến thời khắc Miền Nam hoàn toàn giải phóng, lòng ông xúc động, với ông đó là niềm vinh dự nhất của cuộc đời người lính, trong lúc hàng triệu chiến sĩ gian khổ nhưng mình lại là người vinh dự được chứng kiến, ông chia sẻ.
[caption id="attachment_13555" align="alignnone" width="4096"]
Ngồi bên chén nước chè xanh thơm ngát của mảnh đất xứ Đoài, người lính Lê Văn Phượng kể về cuộc đời hơn 20 năm phục vụ trong quân ngũ của mình. Sinh năm 1945, lớn lên và sống tại phố Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây, năm 1965 đồng chí đăng ký xin đi bộ đội và được phân công, đóng quân tại Đoàn xe tăng đóng ở Vĩnh Phú, tỉnh Vĩnh Phúc. Năm 1970, ông tham gia chiến đấu tại Đường 9 –Nam Lào. Năm 1972, ông cùng đồng đội tham gia chiến đấu ở Quân khu Trị Thiên.
Xe tăng 390 gồm có trung úy Vũ Đăng Toàn là chính trị viên đại đội; lái xe là trung sĩ Nguyễn Văn Tập; pháo thủ số 1 là trung sĩ Ngô Sỹ Nguyên; và tôi - phó đại đội trưởng kỹ thuật kiêm pháo thủ số 2, thiếu úy Lê Văn Phượng (lên thay pháo thủ số 2 – anh Trường bị thương)
Tháng 3/1975 – tháng 4/1975 ông tham gia chiến đấu tại mặt trận Huế - Đà Nẵng – Sài Gòn. “Sáng 29/4/1975, đơn vị của ông (Đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn 203) có nhiệm vụ đánh xe tăng của địch trong Long Thành. Trong lúc chiến đấu, khẩu 12 ly 7 chưa có người xử dụng; ông đã lên cầm và bắn tiêu diệt địch, và lúc này ông đã bị đạn bắn thương ở chân, đồng chí Trường đã băng cho ông, sau đó anh Trường lên thay và tôi xuống nạp đạn pháo, sau đó đồng chí Trường cũng bị đạn bắn, cụt 1/3 bàn tay trái, tôi lại băng cho đồng chí rồi tôi lên thay đồng chí giữ khẩu 12 ly 7 để bắn tiêu diệt địch và đến trưa ngày 29/4 chúng tôi đã tiêu diệt được căn cứ nước trong (trong Long Thành). Sau đó, chúng tôi dừng lại để bổ sung xăng dầu, đạn dược và đưa đồng chí Trường cho về tuyến sau để chăm sóc vết thương, từ đó trở đi tôi đã thay thế cho đồng chí Trường làm pháo thủ số 2 của xe tăng 390 và tiếp tục chiến đấu.”
[caption id="attachment_13557" align="alignnone" width="4096"]
Khoảng 7h sáng 30/4, Đại đội 4 đã đánh chiềm đầu cầu Sài Gòn, lúc này đơn vị 2 và 3 Tiểu đoàn 1, xe tăng do đồng chí Ngô Quang Nhỡ - Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 chỉ huy, đã bị địch bắn dữ dội làm xe cháy, đồng chí Nhỡ hy sinh, ngay sau đó, đơn vị tôi đã triển khai lực lượng sang 2 đầu cầu, chúng tôi, quan sát phát hiện bên kia cầu vẫn còn xe tăng của địch; ngay lúc đó có một xe tăng M48 của địch vượt sang bên này cầu, ngay lập tức xe tăng 390 đã tiêu diệt chiếc xe M48 ngay tại chỗ. Lúc này, trên bầu trời Sài Gòn máy bay A37 của địch lượn vòng và ném bom , tôi đã phán đoán được tình hình, địch cắt cầu chặn bước tiến của ta, tôi bàn với anh Toàn – lúc đó trung úy Vũ Đăng Toàn đang là chính trị viên đại đội, điện cho anh Thận - đại đội trưởng cho đơn vị nhanh chóng vượt cầu kẻo mất thời cơ. Đồng chí Thận xin chỉ thị của cấp trên nhưng không liên lạc được, vậy là 3 anh em chúng tôi họp với nhau, quyết định cho đơn vị vượt cầu một cách nhanh chóng, ông Phượng kể lại.
[caption id="attachment_13556" align="alignnone" width="4096"]
Khi đến ngã tư Hàng Xanh, 2 xe M113 của địch lao ra phản kích bị xe tăng 390 của chúng tôi tiêu diệt ngay tại chỗ, sau đó xe chúng tôi rẽ trái, gặp xe tăng 843 của đ/c Bùi Quang Thận, xe 843 rẽ trái dừng cổng phụ. Thấy vậy, đồng chí Tập lái xe hỏi có nên vào hay dừng lại, thì đồng chí Toàn nói: “Cứ tông vào đi”. Ngay lập tức, lái xe Tập nhấn ga vọt lên, húc tung, đâm chính diện cánh cổng chính của Dinh Độc lập và tiếp tục tiến thẳng vào sân. Chúng tôi vào trong sân, một đội hình xe tăng bọc thép của địch còn nguyên. Ngoảnh lại phía sau, chúng tôi thấy đồng chí Thận cầm cờ chạy theo xe tăng 390. Sau đó xe tăng 390 chạy chậm lại và yểm trợ đồng chí Thận. Đồng chí Toàn, trưởng xe 390 cũng cầm theo khẩu AK nhảy xuống xe chạy theo đồng chí Thận, đồng chí Thận cắm cờ, đồng chí Toàn dùng súng AK khống chế nội các Dương Văn Minh. Chính trị viên Toàn cùng cán bộ, chiến sĩ của Lữ đoàn 203, lên bắt toàn bộ nội các của Dương Văn Minh ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Lúc này, thiếu úy tôi ngồi trong xe giữ khẩu 12 ly 7 chĩa lên phía lá cờ trên nóc dinh để yểm trợ cho Bùi Quang Thận cắm cờ, trung úy Ngô Sỹ Nguyên cũng lên tới nơi và đứng gác ở cửa phòng. Lái xe Nguyễn Văn Tập ở lại giữ xe tăng. Sau khi anh Thận cắm cờ, nhiều người lính chúng tôi cảm xúc dâng lên khó tả.”, ông Phượng xúc động chia sẻ.
Ngay lập tức, nhiều người dân Sài Gòn đã đổ xuống đường mừng vui trong chiến thắng, nhiều người hô vang: “Giải phóng đất nước rồi các đồng chí, các bạn ơi. Còn gì sung sướng bằng! Tất cả đều vỡ òa niềm vui trong nước mắt”, ông Phượng xúc động nhớ lại.
Ngay sau đó, Đại đội 4 của ông Phượng nhận lệnh ra cảng Bạch Đằng để bảo vệ cảng, kho hàng. Ở đó chừng 4 - 5 hôm, đại đội rút về tổng kho Long Bình, đóng doanh trại, xây dựng đơn vị, sửa chữa xe, lau chùi súng pháo, bổ sung đạn dược, xăng dầu... sẵn sàng chiến đấu.
Sau khi giải phóng miền Nam, năm 1979, ông Phượng cùng đồng đội lại lên Biên giới phía Bắc (Lạng Sơn) để làm nhiệm vụ đánh đuổi bọn Tàu. Rồi ông được phân về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 1 – quân đoàn 2 - Bắc Giang. Trong suốt quá trình tâm sự, kể lại những thời khắc oanh liệt trong chiến tranh, ông luôn tự hào vì mình là một người lính, và ông thấy mình vinh dự cùng đồng đội góp một phần nhỏ bé vào cuộc đấu tranh giành lại hòa bình cho đất nước.
Mỗi dịp 30/4 đến, lòng ông lại xúc động, dư âm của những ngày tháng 4 năm 1975 lại ùa về. Năm nào cũng vậy, 4 anh em chúng tôi trong kíp xe tăng 390 , cứ mỗi dịp này lại thu xếp công việc vào thăm Dinh độc lập, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm của chúng tôi ở đó. 40 năm đã trôi qua, nhưng những năm tháng “nếm mật nằm gai” và giây phút lá cờ của quân giải phóng tung bay trên Dinh độc lập vào 11h30 ngày 30/4/1975 vẫn như sống mãi trong kí ức của người lính đã ở cái tuổi thất tuần – Lê Văn Phượng.
Khuất Thảo