(CLO) "Còn vấn đề nào khẩn cấp hơn nữa vào lúc này. Còn gì khẩn cấp hơn là mang đến tình thương và chỗ dựa cho những đứa trẻ đang rất buồn đau và hoang mang, khi người thân của các em ra đi mãi mãi", TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) nói.
Xung quanh vấn đề 1.500 trẻ mồ côi do đại dịch Covid-19 ở TPHCM cần nơi nương tựa và đề xuất xây trường để nuôi 1.000 trẻ của doanh nhân, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình, phóng viên báo Nhà báo và Công luận đã có cuộc trao đổi với TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS).
Vấn đề rất khẩn cấp
TS Khuất Thu Hồng - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS.
Hơn 1.500 trẻ mồ côi vì dịch COVID-19 ở TP.HCM vừa qua có phải là vấn đề ‘xã hội khẩn cấp’ không thưa bà?
- Gần hai năm qua, chúng ta thường xót xa khi nghe tin về những mất mát mà đại dịch gây ra cho người dân nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng dù sao đó vẫn là cảm giác xa xôi và mơ hồ.
Làn sóng dịch thứ 4 của đại dịch ập đến Việt Nam và giờ đây đau thương và mất mát hiển hiện với tin tức hàng ngày về số ca nhiễm mới, số ca trở nặng và số người tử vong. Nỗi đau đang choán hết tâm trí mỗi người Việt Nam. Sau những ngày hối hả chống dịch và tiếp sức chống dịch ở những địa phương trọng điểm, cả nước giờ đây choáng váng trước con số hơn 1500 trẻ mất cha mẹ.
Còn vấn đề nào khẩn cấp hơn nữa vào lúc này! Còn gì khẩn cấp hơn là mang đến tình thương và chỗ dựa cho những đứa trẻ đang rất buồn đau và hoang mang vào lúc này.
Thưa bà, với số lượng nhiều trẻ em bị mồ côi trong đợt dịch COVID-19 như hiện nay, nếu không được quan tâm kịp thời sẽ ảnh hưởng tới trẻ và xã hội ra sao?
- Hơn 1500 cháu nhỏ mồ côi cùng một lúc là một con số rất lớn. Nỗi đau mất cha mẹ và những trải nghiệm bị cách ly, phải vật lộn với những thiếu thốn trong những ngày đại dịch vừa qua hoặc phải chứng kiến cha mẹ ra đi ngay trước mắt, chắc chắn đã để lại những vết thương sâu sắc trong tâm hồn và những hậu quả lâu dài về tâm lý của các cháu.
Nhiều cháu mất cả cha và mẹ, và cả những người thân khác. Nếu không sớm tổ chức lại thì cuộc sống của các cháu sẽ bị đứt gãy. Từ việc ăn uống hàng ngày, cho đến việc học hành và các hoạt động thông thường như bao đứa trẻ khác. Ai trong chúng ta có con cháu thì sẽ hiểu, một ngày các cháu thiếu bàn tay của người lớn thì cuộc sống của các cháu sẽ ra sao.
Đó là chưa kể đến việc các cháu có thể gặp phải những nguy cơ bị lợi dụng, lạm dụng, xâm hại, bóc lột, thậm chí là trở thành nạn nhân của những đường dây mua bán người. Chúng ta không hành động ngay thì nhiều cháu sẽ có thể bị đói, bị thất học, bị bạo hành… Đó sẽ là vấn đề xã hội lớn.
Ngoài việc các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ khẩn cấp cho các em, còn yếu tố nào có thể giúp trẻ vượt qua khủng hoảng tâm lý thưa bà?
- Ngoài việc các tổ chức xã hội và các mạnh thường quân hỗ trợ khẩn cấp cho các cháu, Nhà nước nên có chính sách cụ thể và thiết thực để hỗ trợ các cháu lâu dài, nhất là các cháu mồ côi cả cha và mẹ, không có người thân đủ khả năng chăm sóc cưu mang… Một chính sách kịp thời và thoả đáng sẽ là nguồn động viên rất lớn, giảm bớt cảm giác buồn tủi, bơ vơ lo lắng cho các cháu.
Ngoài những hỗ trợ về vật chất thì sự hỗ trợ về tinh thần, tâm lý vô cùng quan trọng. Về việc này phải có sự tham gia của ngành giáo dục. Bộ trưởng Bộ Giáo dục nên mau chóng xây dựng chính sách hỗ trợ các cháu mồ côi do đại dịch COVID-19 (và các cháu mồ côi do các trường hợp rủi ro khác).
Các trường có các cháu mất cha mẹ trong đại dịch COVID-19 nên xây dựng các hoạt động hỗ trợ cụ thể, thể hiện sự cảm thông, quan tâm, giúp đỡ. Thầy cô giáo nên phân công các nhóm bạn gần gũi động viên và giúp các cháu vượt qua nỗi đau để vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Nhà trường có thể tổ chức lễ tưởng niệm hoặc giành thời gian để tưởng nhớ các phụ huynh đã mất vì dịch COVID-19 và chia buồn với các cháu có cha mẹ qua đời trong dịp này. Hiện nay ở một số trường đã có nhân viên xã hội hoặc góc hỗ trợ tâm lý, đây là lúc để những cán bộ này thể hiện vai trò của mình trong việc giúp đỡ các cháu.
Truyền thông cũng có thể góp sức vào nỗ lực chung này bằng cách phát hiện và đưa tin về những trường hợp khó khăn, những tấm gương vượt khó của các cháu hay câu chuyện về các nhà hảo tâm… Những bài báo, những câu chuyện sẽ nhắc nhở cả xã hội về những bài học rút ra từ mất mát và kêu gọi tất cả mọi người chung tay để xoa dịu những nỗi đau, để những đứa trẻ mồ côi cảm thấy ấm áp trong ngôi nhà chung.
Ngôi trường cho 1000 trẻ mồ côi có thể chưa là tối ưu với tất cả các cháu
Quan điểm của bà như thế nào về đề xuất của doanh nhân Trương Gia Bình đó chính là việc xây trường, nhận nuôi 1.000 trẻ em mồ côi do COVID-19?
- Tôi rất ngưỡng mộ ông Trương Gia Bình về sáng kiến này. Dù ngôi trường dành cho 1000 cháu mồ côi do COVID-19 của ông có thể chưa phải là mô hình tối ưu với tất cả các cháu. Nhưng chính sáng kiến của ông đã khiến chúng ta nhận ra rằng chúng ta không thể để bị nhấn chìm bởi nỗi đau mà phải hành động ngay.
Trẻ em là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội. Ảnh: Quang Hùng.
Tôi tin là ông Bình, nếu vẫn tiếp tục theo đuổi mô hình này thì sẽ có những kế hoạch cụ thể và linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh của từng cháu. Ví dụ, các cháu ở độ tuổi cuối cấp 2 và cấp 3 có thể thích hợp cho mô hình này hơn là các cháu nhỏ. Nếu có một mái trường như thế, tôi mong nó sẽ còn là mái nhà cho các cháu.
Bên cạnh mô hình trường học tôi nghĩ gia đình là nơi tối ưu cho các cháu vào lúc này. Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội ở cấp cơ sở nên lập tức thống kê danh sách và hoàn cảnh cụ thể của từng cháu để có những giải pháp thiết thực, phù hợp nhất với mỗi cháu.
Nếu các cháu vẫn còn ông bà nội ngoại hoặc những người ruột thịt khác có đủ khả năng chăm sóc các cháu thì nên động viên và hỗ trợ về vật chất để họ nuôi các cháu. Đối với các cháu không có nơi nương tựa đáng tin cậy thì nên kêu gọi những người có điều kiện nhận các cháu làm con nuôi. Gia đình với cha mẹ, anh chị em, là môi trường tốt nhất cho các cháu, nhất là các cháu nhỏ.
Điều khiến tôi băn khoăn là mô hình "mái ấm" hay "trại trẻ mồ côi" trong thời gian gần đây đã được nhiều tổ chức bảo vệ trẻ em quốc tế chỉ ra rằng đó không phải là giải pháp tốt và đúng nhất cho trẻ em bị tổn thương. Bà đánh giá sao về vấn đề này?
- Hầu như ở nước nào cũng có mô hình này, có thể do nhà nước quản lý hay do các cơ sở tôn giáo lập ra… Tôi cho rằng mô hình này có thể vẫn cần thiết cho những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, nó không nên là mô hình chủ yếu cho các trường hợp trẻ mồ côi và cũng không nên mở rộng.
Có một số nơi làm rất tốt nhưng cũng có những nơi làm chưa tốt. Vì được coi là mô hình từ thiện nên nhiều cơ sở như vậy không được tổ chức và vận hành một cách chuyên nghiệp.
Những người chăm nuôi các cháu không được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức, kỹ năng. Một số người làm ở đó chỉ vì cần một việc làm. Cũng đã có những trường hợp người nuôi dưỡng bạo hành, lạm dụng các cháu và thậm chí có những hành vi tội phạm.
Một môi trường như vậy chắc chắn là không tốt cho các cháu. Chưa kể là triết lý của các mô hình này là kêu gọi từ thiện và tình thương, các cháu vô hình chung sẽ trở thành đối tượng bị thương hại. Điều đó có thể ảnh hưởng đến lòng tự tôn của các cháu và có tác hại không đo đếm được đối với sự phát triển nhân cách của các cháu.
(CLO) Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP Hà Nội về khu phát triển thương mại và văn hóa đang được xây dựng, hướng tới biến các khu phố cổ, tuyến phố, làng nghề thành những trung tâm sầm uất, vừa bảo tồn giá trị truyền thống, vừa thúc đẩy thương mại và du lịch, nâng cao đời sống người dân.
(CLO) Ban Quản lý vịnh Hạ Long cho biết sẽ mở thêm 3 bãi tắm để phục vụ du khách dịp hè 2025. Đây đều là những bãi cát đẹp nằm ven chân các đảo đất và đảo đá giữa vịnh Hạ Long.
(CLO) UBND huyện Mê Linh (Hà Nội) vừa phối hợp với Ban Quản lý đồ án và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị phía tây Vành đai 4 - phân đoạn 1 (Bắc sông Hồng), tỷ lệ 1/2000.
(CLO) Tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy một đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất” được thiết kế riêng, mang đậm dấu ấn của sự kiện lịch sử 30/4.
(CLO) Dù năm 2024 chỉ hoàn thành chưa tới một nửa kế hoạch kinh doanh, Saigontel (SGT) vẫn đặt mục tiêu đầy tham vọng trong năm 2025 với doanh thu 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 400 tỷ đồng. Đồng thời, công ty muốn huy động 1.480 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu để tăng gấp đôi vốn điều lệ lên 2.960 tỷ đồng.
(CLO) Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 được xác định là một nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng của cả hệ thống chính trị, các địa phương, bộ, ngành liên quan, với tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
(CLO) CTCP Sông Hồng Thăng Long vừa thay mặt chủ đầu tư đăng tải biên bản mở thầu cho gói thầu xây lắp, thuộc Dự án "Xây dựng trường THPT Việt Hùng, huyện Đông Anh".
(CLO) Thường trực Chính phủ giao Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chịu trách nhiệm thực hiện công tác xây dựng dự án và giải phóng mặt bằng để bảo đảm khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc nêu trên trước ngày 2/9/2025.
(CLO) Gói thầu thi công dự án Trường mầm non Tam Thuấn, xã Tam Thuấn, huyện Phúc Thọ bị phản ánh có dấu hiệu thực hiện chậm tiến độ, một số hạng mục không đảm bảo chất lượng...
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xuất khẩu là động lực tăng trưởng quan trọng phải thúc đẩy nhưng không phải động lực duy nhất mà còn nhiều động lực quan trọng khác như đầu tư, tiêu dùng và các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, các ngành mới nổi.
(CLO) Mặc dù chính quyền địa phương đã “tuýt còi”, nhiều lần yêu cầu chủ cơ sở tháo dỡ công trình sai phạm, tuy nhiên cá nhân này vẫn ngó lơ không thực hiện. Mới đây, UBND xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai) đã có kế hoạch tổ chức cưỡng chế, phá dỡ toàn bộ công trình sai phạm.
(CLO) Đại úy Lê Ngọc Anh, Phó Trưởng Công an xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh là một trong những người chiến sĩ công an điển hình, luôn tận tâm, hết lòng vì công tác bảo vệ an ninh trật tự và chăm lo đời sống của nhân dân. Với sự dũng cảm, nhiệt huyết và tận tụy trong công việc, anh đã trở thành một tấm gương sáng trong lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam.
Tối 7/4/2025 (tức mùng 10/3 âm lịch), Lễ hội Đền Tiên La tại huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình sẽ chính thức khai mạc vào 20h tại Tòa tiền tế Đền Tiên La, xã Đoan Hùng.
Sáng 07/4, Ban Tổ chức Cuộc thi “Vì nụ cười trẻ em” đã mở kết quả cuộc thi Tuần thứ Sáu (Từ ngày 31/3/2025 đến ngày 07/4/2025). Hệ thống ghi nhận 548 người dự thi, với 23.459 lượt dự thi. Số người trả lời đúng là 542. Ban Tổ chức Cuộc thi chúc mừng bạn Trần Minh Tuấn, xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã xuất sắc đoạt giải Nhất tuần thứ Sáu.
(CLO) Gần 10 năm qua, với tấm lòng nhân ái và tinh thần sẵn sàng sẻ chia, anh Trần Đức Sơn (49 tuổi), một người thợ xây ở thôn Tân Tùng Sơn, xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, đã âm thầm đóng góp những giọt máu quý giá của mình để cứu giúp người bệnh. Đến nay, anh đã 10 lần tham gia hiến máu tình nguyện, trở thành một tấm gương sáng về lòng nhân đạo giữa cuộc sống đời thường.
(CLO) Những ngày đầu tháng 4, vùng biển xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh) đang vào chính vụ sứa biển. Lượng sứa dồi dào, chất lượng cao giúp ngư dân địa phương liên tiếp trúng đậm, mang lại nguồn thu nhập đáng kể sau mỗi chuyến ra khơi.